SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 20/04/2024
  • Click để copy

Việt Nam thành công ứng dụng công nghệ sinh học để chọn và tạo giống cây sâm Ngọc Linh

13:29, 28/09/2022
(SHTT) - Vừa qua, nhóm các nhà khoa học do GS.TS Dương Tấn Nhựt từ Viện Nghiên cứu khoa học Tây Nguyên dẫn đầu đã công bố các nghiên cứu quan trọng trong công tác cải thiện giống cây sâm Ngọc Linh tại Việt Nam. Đây cũng là những nghiên cứu đầu tiên về chọn tạo giống cây sâm Ngọc Linh trên thế giới.

Nhóm nghiên cứu của GS.TS. Dương Tấn Nhựt, Viện Nghiên cứu khoa học Tây Nguyên đã có kinh nghiệm gần 30 năm nghiên cứu trong lĩnh vực chọn và tạo giống cây sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis Ha et Grushv.). Gần đây, nhóm nghiên cứu đã công bố trên 02 tạp chí ISI uy tín (Q1) liên quan đến tạo cây sâm Ngọc Linh chuyển gen và tạo cây sâm Ngọc Linh tứ bội. Kết quả từ các nghiên cứu này là một bước tiến khoa học quan trọng trong công tác cải thiện giống cây sâm Ngọc Linh tại Việt Nam. Đây là những nghiên cứu đầu tiên trên thế giới về chọn tạo giống cây sâm Ngọc Linh.

sam ngo linh 1

PGS. TS Dương Tấn Nhựt kiểm tra quá trình sinh trưởng và phát triển của sâm Ngọc Linh bằng phương pháp nuôi cấy mô tại phòng thí nghiệm của Viện sinh học Tây Nguyên 

Sâm Ngọc Linh được xem là một loại sâm “Quốc Bảo” của Việt Nam với hơn 100 loại hợp chất saponin đã được xác định. Hầu hết giống cây sâm Ngọc Linh được gieo trồng hiện nay là giống nguyên bản với số lượng nhiễm sắc thể nhị bội (2n = 2x = 24). Giống cây trồng đa bội được biết đến có chứa số lượng vật chất di truyền tăng lên gấp “số bội lần” giống nguyên bản nhị bội, do đó cây đa bội thường cho năng suất cao hơn cây nhị bội. Trong nghiên cứu được xuất bản trên tạp chí Scientia Horticulturae (Q1, ISI uy tín https://doi.org/10.1016/j.scienta.2022.111254), nhóm nghiên cứu của GS.TS. Dương Tấn Nhựt đã thành công trong việc tạo cây sâm Ngọc Linh tứ bội (2n = 4x = 48) thông qua phương pháp xử lý đa bội bằng tác nhân ức chế phân bào colchicine.

duogntannhut.1

 

Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu cũng đã tạo thành công cây sâm Ngọc Linh từ rễ chuyển gen Ri T-DNA gồm rolA, rolB, rolC và aux1 thông qua phương pháp phát sinh phôi vô tính in vitro và bổ sung nano sắt vào môi trường nuôi cấy để gia tăng chất lượng của cây giống sâm Ngọc Linh trước khi chuyển ra trồng và thuần dưỡng trong vườn ươm. Với nội dung trên, nhóm tác giả đã công bố 01 bài báo khoa học trên tạp chí Plant Cell, Tissue and Organ Culture (Q1, ISI uy tín https://doi.org/10.1007/s11240-022-02355-9).

duogntannhut.2

 

Đây là những nghiên cứu tiên phong trên thế giới trong việc ứng dụng các kỹ thuật công nghệ sinh học và công nghệ nano trong công tác chọn và tạo giống cây sâm Ngọc Linh và cũng là một số kết quả của Nhóm nghiên cứu xuất sắc mà Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam hỗ trợ kinh phí thực hiện.

Được biết, GS.TS Dương Tấn Nhựt, sinh năm 1967 tại Ninh Hòa – Khánh Hòa, tốt nghiệp Đại học Đà Lạt năm 1991.       Ông bảo vệ Thạc sĩ năm 1999 và Tiến sĩ năm 2002 ngành Công nghệ Sinh học Thực vật tại Nhật Bản (năm 35 tuổi). Làm Phân Viện phó Phân Viện Sinh học tại Đà Lạt (nay là Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên) năm 2002, được phong Phó Giáo sư năm 2009 và Giáo sư năm 2018.

Ông đã công bố hàng trăm bài báo khoa học trong nước và quốc tế, hướng dẫn trên vô số sinh viên là nghiên cứu sinh, sinh viên Cao học, sinh viên Đại học.

Những sinh viên triển vọng, thường được ông giúp đỡ để có học bổng bảo vệ Tiến sĩ ở nước ngoài.

Gắn bó với Đà Lạt, GS. TS Dương Tấn Nhựt là người có công đưa thương hiệu “Hoa Đà Lạt” vang xa. Ông nghiên cứu và nhân giống thành công nhiều giống hoa từ kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào, giúp Đà Lạt - Lâm Đồng chủ động nguồn giống cây. Bằng tâm huyết đóng góp cho KHCN địa phương đi xa hơn, ông là người góp phần đưa hoa Đà Lạt vươn ra thế giới khi tham gia cố vấn, hỗ trợ đào tạo kỹ thuật, con người... cho các công ty, doanh nghiệp xuất khẩu hoa.

Thầm lặng nghiên cứu khoa học, GS. TS Dương Tấn Nhựt là người đóng góp rất lớn cho sự phát triển KHCN của Đà Lạt - Lâm Đồng. Về nước 17 năm, ông chủ nhiệm hơn 15 đề tài, trong đó, phải kể đến đề tài nghiên cứu về sâm Ngọc linh. Ông được thế giới biết đến qua việc xây dựng được quy trình nhân giống thành công sâm Ngọc linh bằng kỹ thuật nuôi cấy mô, góp phần bảo tồn nguồn giống cây quý hiếm này. Hiện, ông đang tiếp tục nghiên cứu hướng di thực của sâm Ngọc linh, để loại dược liệu quý này có thể phát triển được ở nhiều nơi có khí hậu tương đồng chứ không chỉ ở riêng Lâm Đồng, Kon Tum, Quảng Ngãi.

Khánh An

Tin khác

Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Tạp Chí Time công danh sách 100 nhân vật ảnh hưởng nhất thế giới 2024, trong đó có 3 Chủ nhân Giải đặc biệt VinFuture 2023 là GS. Daniel Joshua Drucker (Canada), GS. Joel Francis Habener và PGS. Svetlana Mojsov (Hoa Kỳ).
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Ford đang triển khai chiến dịch triệu hồi hơn 450.000 chiếc Bronco Sport và Maverick. Nguyên nhân là do ắc quy 12-volt có thể đột ngột hết điện, nhất là trong lúc xe dừng đèn đỏ.
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt đánh giá ngành công nghiệp bán dẫn đang có vai trò ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu, với quy mô trên 520 tỷ USD năm 2023 và vẫn tiếp tục tăng trưởng nhanh.
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Patlytics là một nền tảng phân tích bằng sáng chế được hỗ trợ bởi AI, nhằm giúp các doanh nghiệp, chuyên gia sở hữu trí tuệ và công ty luật tăng tốc quy trình làm việc liên quan đến bằng sáng chế.
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Spotify không phải là công ty duy nhất thử nghiệm việc sử dụng trí tuệ nhân tạo để tạo danh sách phát. Amazon vừa thông báo họ cũng sẽ làm điều tương tự, và hiện đang thử nghiệm một công cụ tạo danh sách phát AI - Maestro.