SO HUU TRI TUE
Thứ hai, 25/03/2024
  • Click để copy

Giám định tranh giả, tranh nhái: Khó do đâu?

11:26, 19/07/2019
(SHTT) - Mới đây, Hội thảo “Công tác giám định tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh thực trạng và giải pháp” đã diễn ra tại Hà Nội. Hội thảo đã chỉ ra những bất cập trong hoạt động giám định tranh giả, tranh nhái.

Hội thảo “Công tác giám định tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh thực trạng và giải pháp” do Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức. Hội thảo có sự tham dự của đại diện Cục Bản quyền tác giả, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an, Trung tâm thẩm định tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh Việt Nam, lãnh đạo và đông đảo họa sĩ, nhiếp ảnh gia, hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam, nhà nghiên cứu mỹ thuật, nhiếp ảnh.

Giám định tranh giả, tranh nhái: Có thì thừa, không có thì thiếu

Trao đổi tại hội thảo, ông Vi Kiến Thành, Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm, Phó Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam khẳng định: Giám định tác phẩm mỹ thuật; tác phẩm nhiếp ảnh ở Việt Nam là công việc hoàn toàn mới, chưa có tiền lệ, chưa có kinh nghiệm, chưa có máy móc trang thiết bị kỹ thuật. Tất cả chỉ là con số không. 

giam dinh tranh gia tranh nhai

 Giám định tranh giả, tranh nhái: Khó do đâu?

Đời sống mỹ thuật, thị trường mỹ thuật trong nước đã bắt đầu phát triển, giao lưu, trao đổi, các hoạt động mua bán kinh doanh tác phẩm mỹ thuật ở trong nước và nước ngoài ngày càng phát triển. Nhu cầu giám định tác phẩm của các nhà sưu tập, các bảo tàng, người chơi tranh, mua tranh, ảnh, người kinh doanh, mua bán tác phẩm mỹ thuạt – nhiếp ảnh là nhu cầu có thật và đang diễn ra hàng ngày. Mặc dù hiện nay, môi trường hoạt động của công tác giám định còn rất e dè, thiếu tin tưởng luôn thường trực trong tâm thức của nhiều người…

Công tác giám định tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh đang đứng trước 3 khó khăn lớn. Đó là thiếu các điều luật quy định về hoạt động giám định tác phẩm, nghệ thuật. Nếu có thì cũng rất sơ sài, chung chung, khó áp dụng. Tâm lý nghi ngờ, không ai chịu ai, ai cũng cho mình là giỏi, hiểu biết và không muốn công nhận khả năng của người khác, không công nhận “trọng tài” đang là suy nghĩ đề nặng trong nhiều người. 

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Thành, nhiều tác phẩm nghệ thuật vi phạm bản quyền xảy ra nhiều ở Việt Nam. Vì vậy, nhu cầu cần có đơn vị làm công tác trọng tài, giám định trở thành vấn đề cần thiết. Hội đồng giám định ra đời gần một năm nhưng thực tế hoạt động chưa hiệu quả, dẫn đến tình trạng có thì thừa, không có thì thiếu.

Giám định tranh giả, tranh nhái: Độ uy tín của Hội đồng giám định chưa cao

Nguyên nhân của tình trạng này, theo nhà nghiên cứu Nguyễn Thành là do mới thành lập, uy tín, độ tin cậy đối với Hội đồng giám định chưa cao. Trên thế giới, thương hiệu của một người thẩm định hay tổ chức thẩm định nào đó đã là một sự bảo đảm rồi. Mặt khác, đa số thành viên là những nhà sáng tác nên sự am hiểu và phương thức “đạo ” và “nhái ” các tác phẩm chưa sâu, rộng. Mặt khác thông tin, lý lịch các tác phẩm nghệ thuật còn nhiều mơ hồ, lẫn lộn cũng làm khó cho công việc thẩm định. Trang thiết bị kỹ thuật hiện nay rất quan trọng nhưng không phải là tuyệt đối.

Hội đồng giám định ra đời là một điều đáng mừng, song cũng không hoàn toàn kỳ vọng giám định tác phẩm trở thành “thuốc đặc trị” với căn bệnh vi phạm bản quyền. Đây chỉ là một thiết chế cần thiết để vận hành, góp phần công khai, minh bạch thị trường mỹ thuật, nhiếp ảnh.

Từ những trở ngại và vướng mắc đó, các đại biểu đã tập trung đóng góp các ý kiến, kinh nghiệm, những trải nghiệm thực tế để giúp Trung tâm Giám định và Triển lãm tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh hoạt động tốt hơn. Phó giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam Bùi Thị Thanh Mai cho rằng, sự thành công của thị trường nghệ thuật phụ thuộc phần lớn vào niềm tin về tính xác thực của tác phẩm nghệ thuật. Vì vậy, việc xây dựng hồ sơ nghệ sĩ sẽ góp phần lớn vào công việc giám định các tác phẩm nghệ thuật. Với nhà lý luận, phê bình nhiếp ảnh Nguyễn Thành, người làm thẩm định nên thường xuyên theo dõi thị trường, hiểu biết đời sống của mỹ thuật và nhiếp ảnh, phải là người nghiên cứu chuyên sâu về nó. Và quan trọng hơn, cần có sự tuân thủ pháp luật của cả giới sáng tác và kinh doanh nghệ thuật; đạo đức, tự trọng của nghệ sĩ nữa…

Hà Trang

Tin khác

Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) – Trải qua hơn 2 tháng phát động cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia, BTC đã tìm ra được top 20 dự án xuất sắc nhất.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) – Ngày 24/11 và 25/11, vòng thi chọn Top 20 Cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đã diễn ra bằng hình thức pitching trực tuyến. Dự án Smart VieLinkit thuộc bảng dự thi Mô hình Đổi mới sáng tạo đã xuất sắc lọt vào top 20.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Quản trị tài sản trí tuệ tại các cơ quan đặc biệt giúp ta hiểu rõ về hơn về các quy trình, biểu mẫu, các điều khoản cần thiết trong các quy chế, quy định.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Cuộc thi “Giải pháp thương mại hóa sáng chế 2021” đã đi một nửa chặng đường trong hành trình tìm kiếm các phương án, cách thức áp dụng các bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích vào thực tiễn, từ đó tạo ra giá trị hữu ích cho cuộc sống và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Buổi tập huấn thứ 6 trong chuỗi chương trình của Làng Sáng chế và Doanh nghiệp ĐMST phối hợp với Hội Sáng chế Việt Nam, hưởng ứng sự kiện khởi nghiệp ĐMST Quốc gia Techfest 2021 với chủ đề: “Thẩm định giá tài sản trí tuệ” được diễn ra vào lúc 8h00 sáng chủ nhật ngày 07/11/2021.