SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 23/03/2024
  • Click để copy

Giải thưởng sáng chế TPHCM: Vinh danh 7 sáng chế ấn tượng nhất năm

07:19, 18/10/2018
(SHTT) - Sở KH&CN TP.HCM đã tổ chức lễ trao Giải thưởng Sáng chế TP.HCM cho 7 sáng chế ấn tượng trong năm 2017 - 2018. Đây đều là những sáng chế hữu ích, có tính ứng dụng hiệu quả cao.

Giải thưởng Sáng chế TP.HCM do Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì được hình thành từ năm 2008 nhằm góp phần thúc đẩy hoạt động bảo hộ sở hữu trí tuệ trong phong trào sáng tạo kỹ thuật của TP.HCM.

Trong năm 2018, lễ trao giải là hoạt động quan trọng trong khuôn khổ Tuần lễ Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp TP.HCM năm (WHISE) 2018 diễn ra liên tục từ ngày 15 đến 19/10 do Sở KH&CN TP.HCM chủ trì tổ chức.

Trong buổi lễ trao giải diễn ra vào sáng ngày 17/10, ông Nguyễn Khắc Thanh, Phó Giám đốc Sở KH&CN TP.HCM chia sẻ: “Sở hữu trí tuệ luôn được xem là công cụ hữu hiệu trong việc thúc đẩy sự phát triển của thị trường công nghệ nói riêng và phát triển kinh tế nói chung.

Từ năm 2008, Chương trình đào tạo quản trị viên tài sản trí tuệ và Giải thưởng Sáng chế đã được Sở KH&CN TP.HCM tổ chức như những hoạt động hỗ trợ cho việc phát triển thị trường. Với Giải thưởng sáng chế, đó là việc duy trì một sân chơi cho các chủ sở hữu, tác giả sáng chế, góp phần gia tăng việc nộp đơn sáng chế và thương mại hóa các sáng chế đã được cấp Bằng độc quyền".

sang che

 Ông Nguyễn Khắc Thanh, Phó Giám đốc Sở KH&CN TP.HCM, trao giải nhì Giải thưởng Sáng chế TP.HCM cho nhà sáng chế Trần Kim Qui. Ảnh: Khám phá

Cùng với đó, ông Võ Hưng Sơn, Trưởng phòng Quản lý Sở hữu trí tuệ - Sở KH&CN TP.HCM cũng cho biết: “Giải thưởng Sáng chế còn hướng tới việc nâng lượng đơn đăng ký sáng chế và bằng độc quyền tại TP.HCM. Cụ thể, mục tiêu đặt ra là nâng lượng đơn đăng ký sáng chế của TP.HCM từ mức 200 đơn/năm (giai đoạn 2011 -2015) lên 400 đơn/năm (giai đoạn 2016 - 2020) và nâng lượng bằng độc quyền được cấp cho các chủ thể TP.HCM từ 50 bằng/năm trong năm 2015 lên 100 bằng/năm vào năm 2020".

Trong buổi lễ trao giải, ban tổ chức đã vinh danh 7 sáng chế ấn tượng và hữu ích nhất năm gồm 1 giải nhì, 3 giải ba và 3 giải khuyến khích (không có giải nhất).

Giải nhì duy nhất của cuộc thi trị giá 10 triệu đồng đã được trao cho tác giả Trần Kim Qui với sáng chế “Quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ chất thải rắn sinh hoạt”.

Máy ép gạch ống định hình không nung hoạt động theo nguyên lý chày tạo lỗ có chuyển động tách rời với khuôn cối (tác giả Nguyễn Chí Dũng); Hệ thống và phương pháp giám sát quy trình sản xuất thông qua việc trao đổi thông tin theo thời gian thực (tác giả Phạm Quốc Đạt); Bộ cổ quạt có cơ cấu quạt xoay 360 độ (tác giả Trần Chí) là 3 sáng chế đạt giải 3 trị giá 7 triệu đồng.

Các sáng chế đạt giải khuyến khích là: Hệ thống hỗ trợ điều khiển từ xa (tác giả Nguyễn Xuân Hoàng); Mũ bảo hiểm thoáng khí (tác giả Trương Thành Lễ) và Chủng vi khuẩn Edwardrosiela Ictaluri giảm độc lực mang gen WZZ đột biến và vacxin chứa chủng vi khuẩn này (thuộc Trung tâm Công nghệ Sinh học TP.HCM).

Hải Hà (t/h)

Tin khác

Tài sản trí tuệ 19 giờ trước
(SHTT) - Apple có thể phải đối mặt với một số vấn đề khi mà Huawei Technologies đã đăng ký thương hiệu này vào ba năm trước trên lãnh thổ đại lục.
Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - Thời gian qua, trên cả nước đã xảy ra nhiều vụ cháy để lại hậu quả nghiêm trọng. Thấu hiểu điều này, các em học sinh đã đưa ra nhiều đề tài sáng chế mang tính ứng dụng cao, đạt giải trong các cuộc thi khoa học kỹ thuật.
Tài sản trí tuệ 3 ngày trước
(SHTT) - Theo thông tin mới được Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) công bố, Huawei tiếp tục là công ty có nhiều bằng sáng chế quốc tế nhất trong năm 2023. Theo sát sau đó là Samsung và Qualcomm.
Tài sản trí tuệ 4 ngày trước
(SHTT) - Viatris, tập đoàn dược phẩm và chăm sóc sức khỏe toàn cầu của Mỹ, mới đây đã thành công chứng minh phiên bản thuốc hạ huyết áp của họ không vi phạm bằng sáng chế của Johnson & Johnson.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Microsoft đã đồng ý giải quyết vụ kiện vi phạm bằng sáng chế với Viện Công nghệ California (Caltech) liên quan đến công nghệ Wi-fi. Cả hai bên đi đến thỏa thuận sau khi Caltech giành chiến thắng trong một vụ kiện triệu đô đối với Apple và Broadcom vào năm 2020.