SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 20/04/2024
  • Click để copy

Giải pháp nào cho nón lá xứ Huế 'hồi sinh'?

11:13, 25/01/2023
Để bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống nón lá, tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn đang tìm kiếm, triển khai nhiều giải pháp mang tính sáng tạo để phát triển thương hiệu cho sản phẩm nón Huế, đáp ứng đa dạng theo thị hiếu của người tiêu dùng.

Với những giá trị truyền thống, văn hóa, nón lá là sản phẩm thủ công mỹ nghệ đầu tiên được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp chứng nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý vào tháng 8/2010. Hội Nón lá Huế được giao quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý "Huế" cho sản phẩm nón lá với vùng chỉ dẫn địa lý nón lá Huế (vùng nguyên liệu lá nón, vành nón, sơ chế nguyên liệu lá nón, vùng sản xuất khung chằm,..).

Thực tế khó khăn

Nghề làm nón lá hình thành và phát triển ở Huế từ hàng trăm năm nay với rất nhiều làng nón nổi tiếng như: Dạ Lê, Phú Cam, Đốc Sơ, Phước Vĩnh, Kim Long, Sịa,.. Từng có thời điểm, các làng nghề này xuất ra thị trường hàng triệu chiếc nón mỗi tháng. Nón là món quà lưu niệm đặc sắc cho du khách bốn phương khi đến Huế.

Nhưng ở thực tế, hiện nay nghề làm nón đã không còn thịnh vượng như xưa. Trở lại các làng nghề nón đã từng một thời rôm rả, giờ chỉ còn cảnh những người nghệ nhân tài hoa âm thầm gắn bó với nghề làm nón với muôn vàn khó khăn.  

Bà Trần Thị Thúy, 54 tuổi (trú phường Phước Vĩnh, TP Huế) cho biết: “Cả làng nón Phú Cam giờ chỉ còn mỗi 2 người làm nghề. Khi xưa, ở đây là làng nón lá rất nhộn nhịp, đến nay thì ai cũng làm những việc khác để kiếm tiền, không ai bỏ công sức chỉ để mỗi ngày kiếm ra 100 ngàn cả”. Để trang trải trong gia đình bà Thúy còn phải làm thêm nhiều việc khác ngoài làm nón.

Sản phẩm nón lá Phú Cam chủ yếu được bỏ cho các mối ở chợ Đông Ba. Tuy nhiên, giá không ổn định, bấp bênh, chỉ dao động từ 30 đến 50 ngàn đồng/chiếc. Vào mùa mưa, giá nón còn hạ thấp khiến thu nhập giảm sút, đó là một trong những lý do khiến nghề nón lá không còn thịnh hành tại làng Phú Cam.

52d58c437647af19f656

 Đa dạng sản phẩm nón Huế được bày bán tại chợ Đông Ba.

Xu thế thành thị hoá nông thôn khiến nhu cầu sử dụng và thị hiếu tiêu dùng trong xã hội có biến đổi, các sản phẩm mũ nón thời trang bằng những chất liệu mới đã thay thế nhu cầu sử dụng nón lá của người dân trong nước. Trong sinh hoạt hàng ngày, nón lá cũng không còn được sử dụng thường xuyên.

Hơn nữa, giới trẻ giờ đây cũng không còn mặn mà theo đuổi nghề truyền thống, hầu như chỉ còn những người trung niên, đứng tuổi là cố gắng giữ lại nghề cha ông để lại. 

Bà Phạm Thị Lan - Phó Chủ tịch Hội Nón Huế lá - chia sẻ: "Qua thực trạng khảo sát một số làng nghề, chỉ còn rất ít hộ người già, neo đơn, tàn tật chằm nón với thu nhập khoảng 30 - 50 ngàn/ngày. Nguồn thu nhập thấp nhưng đối với họ cũng tạm đủ rau cháo qua ngày. Vì vậy, Hội Nón lá Huế mong muốn các ngành, tổ chức, cá nhân tuyên truyền, quảng bá hình ảnh nón lá Huế, góp phần tạo động lực để họ có thể tiếp tục gắn bó với nghề thủ công truyền thống này. Từ đó nâng cao tinh thần văn hóa dân tộc, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam, phụ nữ Huế được bảo tồn và phát triển phù hợp vói xu thế thời đại".

Quản lý thương hiệu để phục hồi nón Huế

Ông Võ Ngọc Hùng – người sáng tạo ra nón lá bàng Huế - chia sẻ: “Mặc dù nón lá bàng được rất nhiều người ưa chuộng, đầu ra ổn định, nhưng có thời gian tôi đã có ý nghĩ bỏ nghề. Nguyên nhân là sau khi phổ biến trên thị trường, sản phẩm của tôi bị bắt chước khá nhiều, mặc dù chất lượng “hàng nhái” kém hơn nhiều so với hàng thật nhưng cũng ảnh hưởng rất lớn đến uy tín, hoạt động kinh doanh”.

Việc phát triển đa dạng mẫu hàng hóa cho nón Huế chính là giải pháp cần thiết hiện nay. Nhưng việc bảo vệ các sản phẩm sáng tạo từ nón cũng là một vấn đề khó khăn, khi mà các quy trình về bảo hộ thương hiệu còn khó khăn, phức tạp.

Mới đây tại hội thảo “Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững nón lá Huế”, nhiều ý kiến cho rằng cần quy hoạch, phát triển các làng nghề truyền thống làm nón lá, khai thác không gian, cảnh quan văn hóa, hình thành các điểm tham quan, du lịch.

bd8005870980d0de8991

Các sản phẩm sáng tạo từ nón truyền thống góp phần xây dựng thương hiệu nón Huế. 

Hình thành trung tâm trưng bày, thao diễn nghề làm nón lá gắn với trung tâm trưng bày, trình diễn và may đo áo dài Huế, tạo thành chuỗi sản phẩm văn hóa, du lịch đặc sắc phục vụ khách du lịch. Ngoài ra, cần có các giải pháp hỗ trợ nguồn vốn, khuyến khích tiểu thủ công, xúc tiến thương mại, quảng bá, truyền thông từ nhiều góc độ, quan tâm đào tạo nghề, quan tâm tiếp thị và tìm kiếm đầu ra.

Bên cạnh đó, cũng cần có các cuộc họp trao đổi giữa người kinh doanh và người sản xuất để kịp thời điều chỉnh mẫu mã theo thị hiếu khách hàng. Đồng thời phải tăng cường việc quản lý, khai thác giá trị chỉ dẫn địa lí nón lá Huế có hiệu quả.

Việc quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý “Huế” cho sản phẩm nón lá có ý nghĩa lớn về kinh tế - xã hội, nhưng việc phát triển chỉ dẫn địa lý lại không phải vấn đề đơn giản. Nó đòi hỏi sự nỗ lực và đầu tư lớn về trí tuệ, công sức và thời gian cũng như sự tham gia phối hợp của nhiều chủ thể. Đòi hỏi phải xây dựng và duy trì hệ thống kiểm soát, xác nhận chất lượng để đảm bảo duy trì chất lượng, uy tín và danh tiếng vốn có của sản phẩm.

Ông Nguyễn Văn Phúc – Giám đốc Sở Du lịch Thừa Thiên Huế - cho hay trong thời gian tới, để duy trì được ngành nghề truyền thống, khai thác tốt thế mạnh, tiềm năng của du lịch làng nghề nói chung và nghề nón lá Huế nói riêng, cần gắn việc quảng bá hình ảnh nón lá Huế với quảng bá các giá trị văn hóa, lịch sử, áo dài Huế, Festival Huế, tiềm năng, triển vọng phát triển du lịch của Thừa Thiên Huế.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện số hóa dữ liệu về lịch sử hình thành, phát triển của nón lá Huế, về các vùng đất, làng nghề truyền thống làm nón Huế, về chuỗi sản phẩm nón lá Huế. Sở đang chuẩn bị triển khai đề án “Phát triển du lịch nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030”, trong đó có làng nghề nón lá để có định hướng hỗ trợ bảo tồn phát triển nghề làm nón.

Phan Hòa

Tin khác

Tin tức 4 giờ trước
(SHTT) - Thông qua công tác đổi mới hoạt động thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông, việc giải quyết thủ tục hành chính đúng hạn và trước hạn của Thành phố đạt tỷ lệ lên tới 99,7%.
Tin tức 4 giờ trước
(SHTT) - Ngày 19/4, Apple cho biết rằng họ đã gỡ WhatsApp và Threads của Meta khỏi App Store ở Trung Quốc sau khi nhận lệnh từ chính phủ Trung Quốc với lý do lo ngại về an ninh quốc gia.
Tin tức 19 giờ trước
(SHTT) - Sáng 19/4, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, UBND Thành phố Hà Nội và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2024.
Tin tức 19 giờ trước
(SHTT) - Trong bối cảnh cuộc đua công nghệ toàn cầu đang leo thang, Trung Quốc đang nỗ lực thúc đẩy cơ chế nhằm rút ngắn thời gian xem xét và kiểm tra các đơn đăng ký sáng chế thuộc các lĩnh vực công nghệ cao, nhằm thúc đẩy các ngành công nghiệp chủ chốt và đổi mới công nghệ.
Tin tức 21 giờ trước
Lần đầu tiên, các đặc sản của đồng bào Cơ Tu ở huyện Tây Giang (tỉnh Quảng Nam) có cơ hội được các doanh nghiệp khách sạn, các resort Đà Nẵng bao tiêu đầu ra, hỗ trợ đào tạo nhằm cải thiện thu nhập cho người dân.