SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 27/03/2024
  • Click để copy

Giải Nobel Y Sinh 2022 vinh danh khám phá về sự tiến hóa của loài người

14:03, 04/10/2022
(SHTT) - Giải Nobel Y Sinh năm 2022 đã gọi tên nhà di truyền học người Thụy Điển Svante Pääbo vì những khám phá liên quan đến bộ gene của các hominin đã tuyệt chủng và sự tiến hóa của con người.

 Ngày 3/10, Hội đồng Nobel tại Viện Karolinska ở Thủ đô Stockholm của Thụy Điển công bố giải Nobel Y sinh năm 2022 thuộc về nhà khoa học người Thụy Điển Svante Paabo với công trình nghiên cứu về gene của các loài linh trưởng đã tuyệt chủng và sự tiến hóa của loài người.

Thông cáo đăng trên trang web của Hội đồng Nobel cho biết: “Thông qua nghiên cứu tiên phong của mình, nhà khoa học Svante Paabo đã thực hiện một điều tưởng chừng không thể: Đó là giải trình tự bộ gene của người Neanderthal, một họ hàng đã tuyệt chủng của loài người hiện nay. Đồng thời, ông cũng đã phát hiện ra một tông chưa từng biết đến trước đây thuộc Phân họ Người đó là Denisova.

nobel y sinh

Giải Nobel Y Sinh năm 2022 đã gọi tên nhà di truyền học người Thụy Điển Svante Pääbo 

Quan trọng hơn, ông Paabo cũng phát hiện sự chuyển đổi gene từng xảy ra giữa các tông Người đã tuyệt chủng với loài người hiện nay, sau khi di cư khỏi châu Phi vào khoảng 70.000 năm về trước. Những dòng gene cổ này đối với loài người hiện nay có liên quan tới sinh lý học, chẳng hạn như hệ miễn dịch của chúng ta sẽ có phản ứng ra sao đối với các dịch bệnh”.

“Nghiên cứu đột phá của Pääbo đã củng cố một lĩnh vực khoa học hoàn toàn mới: cổ sinh vật học. Bằng cách tìm ra những khác biệt về gene giúp phân biệt tất cả con người còn sống với các hominin đã tuyệt chủng, những phát hiện của ông cung cấp cơ sở để khám phá ra điều khiến loài người trở nên độc nhất”, thông cáo của Hội đồng Nobel nhấn mạnh.

Giải Nobel Y sinh đã được trao 112 lần từ năm 1901 đến nay, trong đó có 12 phụ nữ từng được nhận giải này. Trong năm 2021, giải thưởng danh giá này đã thuộc về 2 nhà khoa học David Julius và Ardem Patapoutian vì những khám phá của họ về các thụ thể đối với nhiệt độ và xúc giác.

Trong lịch sử, chủ nhân trẻ tuổi nhất của giải Nobel Y sinh là nhà khoa học người Canada Frederick G. Banting, nhận giải năm 1923 khi mới 32 tuổi, với công trình khám phá ra hormone tuyến tụy insulin điều trị bệnh tiểu đường.

Chủ nhân lớn tuổi nhất là bác sĩ Mỹ Peyton Rous, nhận giải năm 1966 khi ông 87 tuổi, với công trình nghiên cứu phát hiện một số virus có thể gây ra ung thư.

Noble Y Sinh là giải Nobel đầu tiên được công bố hằng năm. Ngày 4/10, chủ nhân giải Nobel Vật lý 2022 sẽ chính thức được tiết lộ, tiếp đó là giải Nobel Hóa học (5/10), Văn học (6/10), Hòa bình (7/10) và Kinh tế (10/10).

Minh An

Tin khác

Khoa học Công nghệ 9 giờ trước
Đồng hồ thông minh đã dần trở thành phụ kiện trang sức không thể thiếu đối với nhiều người dùng. Mới đây, Xiaomi Watch 2 đã chính thức ra mắt tại Trung Quốc với rất nhiều điểm đáng chú ý. Thậm chí, nhiều người còn cho rằng mẫu đồng hồ đeo tay còn là một sản phẩm đáng mong chờ hơn cả phiên bản Pro.
Đời sống sáng tạo 10 giờ trước
Trên thực tế, nguy cơ mắc các bệnh hiểm nghèo có thể xảy ra bất cứ giai đoạn nào. Ngay cả khi cơ thể của bạn còn trẻ và khỏe mạnh. Do đó, ngay từ bây giờ hãy chuẩn bị cho mình và người thân một biện pháp đảm bảo tài chính trong tương lai, cụ thể là tham gia bảo hiểm bệnh hiểm nghèo.
Khoa học Công nghệ 11 giờ trước
(SHTT) - Mustafa Suleyman, người đồng sáng lập DeepMind của Google, cùng với Giám đốc điều hành của Microsoft, Satya Nadella, sẽ giám sát một loạt dự án, đáng chú ý là dự án tích hợp AI Copilot vào Windows.
Khoa học Công nghệ 11 giờ trước
(SHTT) - Các nhà khoa học tại Đại học Amsterdam (Hà Lan) mới đây đã công bố về việc thành công loại bỏ virus HIV khỏi các tế bào nhiễm bệnh thông qua công nghệ chỉnh sửa gen CRISPR-Cas.
Khoa học Công nghệ 17 giờ trước
(SHTT) - iPhone 16 Pro được nâng cao hiệu suất với việc trang bị chip xử lý A18 Pro. Chip này không chỉ đem lại hiệu suất mạnh mẽ hơn mà còn hỗ trợ hệ thống tản nhiệt tiên tiến.
Liên kết hữu ích