SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 29/03/2024
  • Click để copy

Gia Lai: Kinh doanh hàng giả nhãn hiệu, một cơ sở bị phạt gần 80 triệu đồng

07:25, 11/08/2021
(SHTT) - Vừa qua, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành quyết định xử phạt hành chính 77,5 triệu đồng đối với 1 cơ sở kinh doanh trên địa bàn có hành vi bán các hàng hóa giả mạo nhiều nhãn hiệu thời trang nổi tiếng đang được bảo hộ tại Việt Nam.

Cụ thể, thông tin từ Tổng cục QLTT cho biết, mới đây, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành quyết định xử phạt hành chính cửa hàng mắt kính Vinh Optical, tại địa chỉ 32 Phan Bội Châu, Thành phố Pleiku, Tỉnh Gia Lai do ông Võ Thành Vinh làm chủ hộ, tổng số tiền phạt là 77.500.000 đồng đối với các hành vi: buôn bán hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ; buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và kinh doanh hàng giả trên môi trường Internet.

Trước đó, từ nguồn tin của nhân dân, vào hôm 17/7/2021, Đội QLTT số 2 trực thuộc Cục QLTT tỉnh Gia Lai đã tiến hành kiểm tra đột xuất cửa hàng mắt kính Vinh Optical nêu trên và phát hiện ở đây đang bày bán 190 chiếc mắt kính không rõ nguồn gốc xuất xứ; tiếp tục kiểm tra Đoàn phát hiện tổng cộng 150 chiếc mắt kính giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ tại Việt Nam như Chanel, Dior và Gucci.

mat kinh gia mao nhan hieu

 

Tại đây đoàn kiểm tra cũng bắt quả tang nhân viên cửa hàng sử dụng mạng xã hội Facebook có địa chỉ https://www.facebook.com/EyeCenterVietnam/ để Livestream, giới thiệu, bán hàng trên môi trường Internet, sau khi chốt đơn, hàng sẽ được đội ngũ chuyển phát nhanh đến nhận và giao hàng.

Qua làm việc, ông Vinh thừa nhận toàn bộ số hàng hóa trên được mua trôi nổi trên thị trường về bán kiếm lời nên hoàn toàn không có hóa đơn, giấy tờ chứng minh được nguồn gốc xuất xứ.

Hành vi sản xuất, buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được xử lý như thế nào?

Điều 213 Luật sở hữu trí tuệ (SHTT) quy định: Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý.

Hành vi sản xuất, buôn bán hàng hóa giả mạo về SHTT nêu trên, có thể bị xử lý hành chính (điểm b khoản 1 Điều 211 Luật SHTT đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009) hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự (Điều 212 Luật SHTT).

Về xử lý hành chính, theo Điều 214 Luật SHTT (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009), tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nêu trên bị buộc phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính: Cảnh cáo; Phạt tiền. Tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ (i); Đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đã xảy ra vi phạm (ii).

Ngoài ra, tổ chức, cá nhân vi phạm có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu huỷ hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ (i); Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng hoá quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc buộc tái xuất đối với hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ sau khi đã loại bỏ các yếu tố vi phạm trên hàng hoá (ii).

Hướng dẫn chi tiết việc xử lý hành chính đối với hành vi này, tại Điều 12 Nghị định số 97/2010/NĐ-CP (ngày 21/09/2010, về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực SHCN).

Về xử lý hình sự, đối với cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền SHTT có yếu tố cấu thành tội phạm và có yêu cầu của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý (người bị hại), thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 171 Bộ Luật Hình sự - Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, hình phạt tiền tới 1 tỉ đồng, phạt tù tới 3 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định đến 05 năm.

Quy định về xử phạt hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Điều 21 Nghị định 185/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 124/2015/NĐ-CP quy định, hành vi vi phạm về thời hạn sử dụng của hàng hóa, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác như sau: 

 tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng.

3. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng.

4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng.

5. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng.

6. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng.

7. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng.

8. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng.

9. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.

10. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng.

11. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

12. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.

13. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 12 Điều này đối với người sản xuất, nhập khẩu thực hiện hành vi vi phạm hành chính hoặc hàng hóa vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Là lương thực, thực phẩm; phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc chữa bệnh cho người, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm;

b) Là chất tẩy rửa, diệt côn trùng, thuốc thú y, phân bón, xi măng, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng, giống cây trồng, giống vật nuôi;

c) Thuộc danh mục hàng hóa hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện.

14. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

b) Tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc hoặc vật khác được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

15. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tiêu hủy hàng hóa vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

b) Buộc thu hồi tiêu hủy hàng hóa vi phạm đang lưu thông trên thị trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này”

Kinh doanh hàng giả trên môi trường Internet bị xử lý như thế nào?

Phạt hành chính

Theo quy định tại Nghị định 98/2020/NĐ-CP, người buôn bán hàng fake có thể bị phạt hành chính về hành vi buôn bán hàng giả hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng hoặc hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa.

- Trường hợp được xác định là hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng, người bán sẽ bị phạt hành chính theo Điều 9 Nghị định 98 với số tiền từ 01 - 70 triệu đồng tùy theo giá trị số hàng giả bị phát hiện tương đương với hàng thật.

- Trường hợp được xác định là hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, người bán sẽ bị phạt hành chính theo Điều 11 với tiền từ 01 - 50 triệu đồng tùy theo giá trị hàng giả tương đương với hàng thật.

Ngoài phạt tiền, người bán sẽ bị tịch thu số hàng giả bị phát hiện và bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.

Lưu ý: Nếu tổ chức vi phạm thì sẽ áp dụng mức phạt gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân.

Xử lý hình sự

Ngoài quy định về xử phạt hành chính như trên, việc bán hàng giả còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội buôn bán hàng giả tại Điều 192 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 nếu thuộc một trong các trường hợp:

- Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 30 triệu đồng trở lên;

- Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá dưới 30 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi buôn bán, sản xuất hàng giả hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% trở lên;

- Thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng trở lên;

- Gây thiệt hại về tài sản từ 100 triệu đồng trở lên.

Theo Điều 192 Bộ luật Hình sự, người phạm tội buôn bán hàng giả có thể bị phạt tiền từ 100 triệu - 01 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 01 - 05 năm. Ngoài ra, tội này còn quy định các khung hình phạt tăng nặng khác với mức phạt lên đến 15 năm tù. Pháp nhân phạm tội này có thể bị phạt tiền đến 09 tỷ đồng hoặc đình chỉ vĩnh viễn toàn bộ hoạt động.

Thái An

Tin khác

Tài sản trí tuệ 2 giờ trước
(SHTT) - Đội Quản lý Thị trường (QLTT) số 11, Cục QLTT thành phố Hà Nội vừa chuyển giao toàn bộ hồ sơ, tang vật tạm giữ trong vụ kiểm tra kho hàng của "hotgirl" Nguyễn Hoàng Mai Ly (Mailystyle) đến Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Hà Đông để thụ lý, điều tra, xử lý theo quy định.
Tài sản trí tuệ 6 giờ trước
(SHTT) - Chiều 28/3 vừa qua, tại Siêu thị Trung Vân, địa chỉ Khối 2A, thị trấn Thanh Chương, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An do ông Nguyễn Đình Thành làm chủ, lực lượng QLTT đã phát hiện lô dao cạo râu có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Gillete. Đây là nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam.
Tài sản trí tuệ 6 giờ trước
(SHTT) - Đội QLTT số 6, Cục QLTT thành phố Đà Nẵng vừa tiến hành kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Luật sư Vũ Thị Hồng Yến, Giám đốc Công ty Luật TNHH Rouse Việt Nam cho biết, hàng giả được bán tràn lan trên mạng và cửa hàng truyền thống trên toàn khu vực ASEAN. Kết quả khảo sát của WIPO với 1000 người tại mỗi quốc gia ASEAN cho thấy, có 88% người tiêu dùng nhìn thấy hàng giả trên thị trường.
Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - Trong kinh doanh ngày nay, việc sở hữu trí tuệ (IP) như bằng sáng chế, thương hiệu và bản quyền đang trở nên rất quan trọng và mang lại lợi nhuận không tưởng cho doanh nghiệp.