SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 29/03/2024
  • Click để copy

Gia Cát Lượng lưu danh hậu thế 8 chữ vàng: Trải qua ngàn năm, đây vẫn là phương châm sống của người thành công

15:52, 17/04/2019
(SHTT) - Gia Cát Lượng được người đời biết đến với tài trí thông minh tuyệt đỉnh, một tấm gương sáng về thừa tướng “cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi”. Trải qua ngàn năm lịch sử, 8 chữ vàng ông để lại cho hậu thế vẫn được xem là phương châm sống cho người thành công.

Theo Thục chí, tài liệu được cho là chính xác nhất về Gia Cát Lượng, ông vốn là người Lang Nha, Dương Độ (nay thuộc huyện Nghi Nam, tỉnh Sơn Đông). Gia Cát Lượng sinh năm 181, tự là Khổng Minh, hiệu Ngọa Long tiên sinh.

Ngay từ nhỏ, Khổng Minh đã vô cùng thông minh, hiếu học, đọc đủ loại sách vở và tầm sư học đạo khắp nơi. Khi mới 27 tuổi, Gia Cát Lượng xuất sơn làm quân sư cho Lưu Bị nhưng ông đã làm nên những trận chiến kinh điển xuất sắc. Từ cuộc hoả thiêu Tân Dã đến đại chiến Xích Bích; từ gảy đàn đuổi Trọng Đạt đến bảy lần bắt bảy lần thả Mạnh Hoạch; từ kế ‘Thuyền cỏ mượn tên’ cho đến việc lập đàn thất tinh cầu gọi gió Đông… Tất cả những mưu lược và kế sách của ông đã làm nên tên tuổi của một chiến lược gia vĩ đại.

Nhưng cuộc đời của bậc quân sư tài ba ấy cũng lại ngắn ngủi. Cả cuộc đời mình, ông không theo đuổi danh lợi, mà chỉ một lòng một ý phò tá Lưu Bị phục hưng nhà Hán, đặt sự hưng vong của quốc gia lên trên danh lợi và vinh nhục của cá nhân mình.

Sau ngàn năm, Gia Cát Lượng vẫn để lại cho hậu thế những bài học sâu sắc, trí tuệ. Đặc biệt, tám chữ nổi tiếng nhất trong cuốn "giới tử thư" của Gia Cát Lượng vẫn luôn là phương châm sống của người thành công.

gia cat luong

 

Đạm bạc minh trí: Không màng danh lợi

Năm Gia Cát Lượng 46 tuổi mới có một con trai. Sách “Nghệ văn loại tụ” có chép một thiên “Giới tử thư”, đó là thư của Gia Cát Lượng lúc ông 54 tuổi, răn dạy con là Gia Cát Chiêm 8 tuổi. Gia Cát Lượng nói: “Không đạm bạc thì không tỏ rõ được chí hướng, không yên tĩnh thì không thể gây dựng được chí hướng cao xa”. Sau này, câu này được rút gọn lại thành: “Đạm bạc minh chí, ninh tĩnh trí viễn”, được người đời ái mộ.

Thực ra, “đạm bạc” mà Gia Cát Lượng kỳ vọng không phải là để Gia Cát Chiêm tầm thường chẳng làm nên trò trống gì, trốn người tránh đời, ẩn cư nơi núi rừng hoang dã trong “đạm bạc”, cũng không phải để con lười nhác an dật, uổng phí một đời trong “ninh tĩnh”. Gia Cát Lượng hy vọng con “Đạm bạc minh chí”, khi trong tâm không có tạp niệm, vô dục vô cầu, thì sẽ khiến chí hướng càng rõ ràng, càng kiên định. Mà trong trạng thái thanh tịnh, lý tính, con người mới không bị danh lợi trói buộc, níu kéo, mới không bị những phồn hoa chốn nhân gian mê hoặc, gặm mòn.

"Ninh tĩnh chí viễn": Tĩnh tâm ắt làm nên đại sự

Mặt nước càng tĩnh lặng, càng phản chiếu rõ vạn vật trên đời, tâm càng tĩnh thì càng nhìn rõ được thế giới nhận thức. Nếu tâm không tĩnh thì gặp một chút chuyện nhỏ nhặt không đáng kể cũng giống như ngồi trên đống lửa, gặp một con sóng nhỏ cũng khiến người ta cẩm thấy bi quan chán nản, gặp một chút khó khăn nhỏ cũng không biết phải làm sao để giải quyết được, ruột gan càng rối thì càng khó khăn trong việc nhận thức và giải quyết vấn đề, như vậy làm sao để có thể phát triển được sự nghiệp của mình đây? Chỉ có "tĩnh tâm" chúng ta mới có thể tiến xa hơn trên đường đời!

Khi đã đạt được "tĩnh" ở độ chín thì gặp chuyện lớn sẽ không bị nao núng, bình thản ung dung mà đón nhận nó, chỉ có làm được như vậy chúng ta mới không bị phạm sai lầm.

Nhìn nhận sự việc nhục vinh bằng một tư thái "tâm tĩnh", không để nhục vinh tạo nên khó khăn. Khi thành công chớ tỏ ra kiêu ngạo, bởi kiêu ngạo rất dễ đánh mất chính mình dễ khiến con người ta làm những việc trái với luân thường đạo lý. Khi mọi việc không được như ý muốn thì chớ nản lòng.

Hành động của người quân tử là giữ tĩnh lặng để tu thân, cần kiệm để dung dưỡng đức độ. Không đạm bạc thì không thể có trí tuệ sáng suốt, không yên tĩnh thì không có chí vươn xa. Học thì phải cần yên tĩnh, muốn có tài năng thì phải học; không học thì không biết rộng, không có chí thì việc học không thành. Ham muốn hưởng lạc thì không có ý chí phấn đấu, nóng vội, hấp tấp thì không tu dưỡng được tiết tháo. Thời gian mang tuổi tác qua , ý chí cùng ngày tháng trôi đi, rồi cũng trở nên khô héo, không còn giúp gì được cho đời, rồi buồn tủi nơi lều nát, sao còn khôi phục lại kịp cái chí hướng được nữa!

Minh Thư

Tin khác

Khoa học Công nghệ 20 giờ trước
(SHTT) - Từ lâu, bia Bỉ đã được biết đến với sự đa dạng, chất lượng xuất sắc và truyền thống lâu đời. Hiện tại, các nhà nghiên cứu đã sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để làm cho hương vị của loại bia trứ danh này trở nên ngon hơn.
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Trong nghiên cứu mới đây, một lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng đã được phát hiện ở dòng chip M tùy chỉnh của Apple có thể khiến người dùng Mac dễ bị tin tặc tấn công.
Đời sống sáng tạo 2 ngày trước
Trên thực tế, nguy cơ mắc các bệnh hiểm nghèo có thể xảy ra bất cứ giai đoạn nào. Ngay cả khi cơ thể của bạn còn trẻ và khỏe mạnh. Do đó, ngay từ bây giờ hãy chuẩn bị cho mình và người thân một biện pháp đảm bảo tài chính trong tương lai, cụ thể là tham gia bảo hiểm bệnh hiểm nghèo.
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Mustafa Suleyman, người đồng sáng lập DeepMind của Google, cùng với Giám đốc điều hành của Microsoft, Satya Nadella, sẽ giám sát một loạt dự án, đáng chú ý là dự án tích hợp AI Copilot vào Windows.
Khoa học Công nghệ 3 ngày trước
(SHTT) - TS.BS Nguyễn Thị Phương Thảo thuộc Viện nghiên cứu Tế bào gốc và Công nghệ Gen Vinmec đã được bầu vào Viện Hàn lâm Khoa học trẻ toàn cầu nhờ vào những cống hiến và sức ảnh hưởng trong lĩnh vực nghiên cứu.