SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 25/04/2024
  • Click để copy

Freelancer có phải là chủ sở hữu tác phẩm do mình sáng tạo?

10:59, 12/09/2022
Xu hướng làm việc tự do ngày càng phổ biến, các freelancer và doanh nghiệp (bên thuê freelancer) cũng bắt đầu quan tâm đến vấn đề chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm.

Chuyển đổi số cùng ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy nhanh chóng xu hướng làm việc tự do. Hiện nay, các doanh nghiệp lớn cũng bắt đầu hạn chế tuyển dụng và sa thải nhân sự. Theo khảo sát của Fiverr - nền tảng trực tuyến cung cấp việc làm cho lao động tự do trên toàn cầu - có khoảng 78% lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ muốn thuê lao động tự do trong điều kiện kinh tế vẫn còn bất ổn.

Theo báo cáo khảo sát được công bố vào tháng 9/2021 của Agile Talent Collaborative và khoa Tâm lý thuộc trường Đại học Toronto, có hơn 60% người tham gia khảo sát cho rằng họ sẽ theo đuổi sự nghiệp làm việc tự do toàn thời gian hoặc bán thời gian.

Tại Việt Nam, xu hướng làm việc kết hợp ở nhà và công sở lên ngôi, cùng với làn sóng làm việc tự do cũng thu hút mạnh mẽ nguồn nhân lực.

IMG_1498

 Lực lượng lao động tự do đang ngày càng trẻ hóa, có 50% thuộc Thế hệ Z (18-22 tuổi) - theo nghiên cứu của Edelman Intelligence tiến hành trên nền tảng Upwork. 

Từ công việc toàn thời gian tại công ty, nhiều người chuyển sang làm việc tự do, không ký hợp đồng cố định và chỉ nhận các dự án độc lập. Tuy nhiên, freelancer cũng gặp những rủi ro nếu không kí hợp đồng khi nhận công việc. Vấn đề ai là chủ sở hữu quyền tác giả đối với “tài sản” được các freelancer sáng tạo nên được các doanh nghiệp (bên thuê freelancer) và freelancer quan tâm.

Freelancer là chủ sở hữu tác phẩm do mình sáng tạo nên?

Freelancer là những người làm việc tự do và được trả phí để thực hiện công việc theo yêu cầu của khách hàng. Các tác phẩm được freelancer sáng tạo đa dạng như bài viết tạp chí, trang thương mại điện tử, bản dịch tác phẩm, thiết kế hình ảnh,… Các tác phẩm trên đều được bảo hộ quyền tác giả.

Về bản chất, freelancer là chủ sở hữu những tác phẩm do mình sáng tạo ra, trừ khi có sự chuyển giao những quyền tác giả. Trong đó, quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.

Quyền nhân thân gắn liền với tác giả nghĩa là người trực tiếp sáng tạo tác phẩm, chỉ quyền được công bố, quyền đặt tên và có thể được chuyển giao cho người khác trong trường hợp có thỏa thuận.

Quyền tài sản đối với quyền tác giả được Luật Sở hữu trí tuệ quy định thành một số trường hợp dựa trên các yếu tố như chủ thể đầu tư tài chính, cơ sở vật chất - kỹ thuật để tạo ra tác phẩm. Cụ thể, người trực tiếp sáng tạo nên tác phẩm sử dụng tài chính, cơ sở vật chất - kỹ thuật của bản thân để sáng tạo nên thì có toàn bộ quyền nhân thân và quyền tác giả đối với tác phẩm.

Theo chuyên gia SHTT Huỳnh Duy Toàn, trường hợp freelancer và tổ chức, cá nhân (bên thuê freelancer) có giao kết hợp đồng, bên thuê có nhiệm vụ cung cấp tài chính để freelancer thực hiện công việc tạo ra sản phẩm theo khả năng, nhằm đáp ứng yêu cầu mà bên thuê hướng đến. Do đó, những tác phẩm freelancer dùng thời gian, chuyên môn của mình sáng tạo ra trên cơ sở nhiệm vụ được bên thuê giao, hoặc trên cơ sở hợp đồng/thỏa thuận với tổ chức, cá nhân khác thì các tác phẩm trên thuộc sở hữu quyền tài sản của bên thuê.

Trừ những trường hợp tại hợp đồng các bên có thỏa thuận, freelancer chỉ có quyền nhân thân. Cụ thể là quyền đặt tên cho tác phẩm; quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; quyền được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm không cho người khác xuyên tạc; không cho người khác sửa đổi, cắt xén tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Trong khi đó, doanh nghiệp khi thuê freelancer sẽ có các quyền công bố tác phẩm, hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm. Theo Luật Sở hữu trí tuệ có quy định tại khoản 2 Điều 39 "Tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng với tác giả sáng tạo ra tác phẩm là chủ sở hữu các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của luật này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác". Ngoài ra, doanh nghiệp còn có các quyền tài sản.

Việc chuyển giao quyền tác giả

Trừ những trường hợp các bên có thỏa thuận khác, freelancer khi thực hiện công việc cho bên thuê để được trả thù lao. Nghĩa là freelancer chỉ có quyền nhân thân đối với tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả. Cụ thể, các quyền đặt tên cho tác phẩm; quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; quyền được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm không cho người khác xuyên tạc; không cho người khác sửa đổi, cắt xén tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Trong các quyền trên, quyền đặt tên cho tác phẩm là quyền mà freelancer được chuyển cho chủ thể khác. Đồng thời, bên được chuyển giao quyền đặt tên cũng phải chính là bên thuê freelancer.

freelan

Hiện nay, việc chuyển giao toàn bộ quyền nhân thân chưa được chấp nhận theo luật quyền tác giả tại Việt Nam. Ảnh: Glints

Như vậy, freelancer cần hiểu được đối tượng quyền tác giả mà mình sáng tạo ra nhằm khai thác các giá trị của tác phẩm. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng cần chú ý những quyền được chuyển giao trong thỏa thuận để tránh những tranh chấp về sau.

Việc tranh chấp, mâu thuẫn giữa các bên nếu có phát sinh sẽ được xem xét giải quyết trên cơ sở những thỏa thuận tại hợp đồng. Trường hợp không thể tự thương lượng, thỏa thuận để giải quyết, một trong hai bên hoặc cả hai bên có thể khởi kiện đến tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết tranh chấp nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.

Võ Liên

Tin khác

Tài sản trí tuệ 1 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, tại xã Xuân Lai, huyện Gia Bình, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Ninh phối hợp với UBND huyện Gia Bình tổ chức Lễ công bố Văn bằng bảo hộ SHTT với hình thức Nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm “Tỏi một nhánh Gia Bình”.
Tài sản trí tuệ 1 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, Văn phòng Bằng sáng chế và Thương hiệu Mỹ đã chính thức cấp cho Apple tổng cộng 46 bằng sáng chế. Nổi bật nhất trong số đó là sản phẩm kính thông minh.
Tài sản trí tuệ 14 giờ trước
Theo Thanh tra Sở Y tế TP.HCM, Viện thẩm mỹ quốc tế CCI Beauty Center cố tình núp bóng phòng khám chuyên khoa da liễu và lấy địa chỉ các bệnh viện khác “biến” thành cơ sở của mình.
Tài sản trí tuệ 14 giờ trước
Công ty Cổ phần La Vo bị xử phạt hơn 70 triệu đồng vì sản xuất sản phẩm mặt nạ Prodak Strawberry Soft Facial Mask không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Tài sản trí tuệ 18 giờ trước
(SHTT) - Tòa án Tối cao Hoa Kỳ đã từ chối đơn kiện của hãng dược phẩm Vanda để khôi phục bằng sáng chế cho thuốc chống rối loạn giấc ngủ Hetlioz của họ. Điều mà trước đó đã được xác định là không hợp lệ trong một cuộc tranh chấp với các công ty sản xuất thuốc gốc Teva và Apotex.