SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 20/04/2024
  • Click để copy

Forever 21 phá sản: Thêm một doanh nghiệp truyền thống 'ngã ngựa'

16:35, 02/10/2019
(SHTT) - Hãng thời trang nổi tiếng thế giới Forever 21 phá sản, qua đó ghi tên vào danh sách những công ty truyền thống bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự gia tăng cạnh tranh từ các trang bán hàng trực tuyến như Amazon và những xu hướng thời trang đang biến đổi của giới trẻ.

Hãng thời trang Forever 21 vào ngày hôm 30/9 đã chính thức nộp đơn xin bảo hộ phá sản để tái cơ cấu nợ. Hãng này dự định sẽ đóng cửa 178 cửa hàng trong số hơn 800 cửa hàng dù trong thư gửi khách hàng viết rằng “các quyết định về việc đóng cửa các cửa hàng trong nước đang trong thời gian xem xét và chờ kết quả từ cuộc trao đổi với các chủ thuê mặt bằng". Tuy nhiên, công ty cũng bày tỏ hy vọng một số lượng đáng kể các cửa hàng vẫn sẽ hoạt động bình thường và “chúng tôi không mong muốn phải rời khỏi bất kỳ thị trường lớn nào của Mỹ”.

nga ngua

Forever 21 phá sản: Thêm một doanh nghiệp truyền thống 'ngã ngựa' 

Linda Chang, Phó chủ tịch điều hành của công ty, cho biết trong một thông cáo báo chí rằng việc nộp đơn phá sản là "một bước quan trọng và cần thiết để đảm bảo tương lai của công ty, cho phép chúng tôi tổ chức lại hoạt động kinh doanh và tái định vị Forever 21”.

Hãng thời trang nổi tiếng thế giới Forever 21 phá sản, qua đó ghi tên vào danh sách những công ty truyền thống bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự gia tăng cạnh tranh từ các trang bán hàng trực tuyến như Amazon và những xu hướng thời trang đang biến đổi của giới trẻ.

Forever 21, thương hiệu tư nhân đã góp phần phổ cập xu hướng thời trang “fast fashion” (thời trang ăn liền), đã đánh mất cảm tình của người tiêu dùng, một phần vì các nhà bán lẻ khác như H&M của Thụy Điển và Zara của Tây Ban Nha đã cho ra những phong cách thời gian tương tự những các thiết kế xuất hiện trên các sàn diễn thời trang nhưng với mức giá phải chăng.

Theo tài liệu công bố, Forever 21 do đôi vợ chồng người Hàn Quốc thành lập tại Mỹ vào năm 1984. Sau 30 năm đã trở thành một trong những hãng thời trang hàng hiệu bình dân lớn nhất thế giới. Sản phẩm của hãng thời trang này nhắm đến những người trẻ mang phong cách đầy năng lượng và ngọt ngào.

Chỉ có điều với một tư tưởng có phần bảo thủ, hãng đã không còn nhận được sự yêu thích của người tiêu dùng trên thế giới, những năm gần đây Forever 21 đã thu nhỏ quy mô kinh doanh bằng việc đóng nhiều cửa hàng bán lẻ tại một số quốc gia.

Năm 2016, Forever 21 "nói tạm biệt" với thị trường Bỉ. Hai năm sau hãng này bắt đầu đóng cửa nhiều cửa hàng bản lẻ ở Châu Âu và Bắc Mỹ. Trong năm nay hãng đã rút khỏi thị trường Trung Quốc vào tháng 5 và mới đây nhất là thị trường Nhật Bản. Năm 2017, doanh số bán hàng của hãng đã giảm mạnh 14% (khoảng 3,4 tỷ USD), khoản thua lỗ lên đến 400 triệu USD.

Mặt khác, theo Gabriella Santaniello, người thành lập công ty nghiên cứu bán lẻ A-Line Partners, nhận định, khách hàng ngày nay chú ý hơn đến việc chi tiêu và các sản phẩm bền đẹp, ổn định. Ví dụ, trong khi các đối thủ như Abercrombie & Fitch (ANF), Zara đã đầu tư vào chất lượng sản phẩm để lôi kéo người mua hàng, thì Forever 21 vẫn trung thành với việc bán các sản phẩm được sản xuất với giá rẻ. 

Bà cũng chỉ ra, việc Forever 21 duy trì sai đường lối kinh doanh cũng là một trong những yếu tố quan trọng. "Họ từng rất thành công trong việc sao chép các thương hiệu cao cấp. Nhưng việc duy trì quá lâu đã làm hạn chế tầm ảnh hưởng của họ với nền công nghiệp thời trang. Chính vì vậy, dù giá thành ưu đãi hơn Zara và H&M, Forever 21 không mang lại nhiều đột phá trong mẫu mã", chuyên gia này đánh giá.

Đáng chú ý, cũng như các doanh nghiệp truyền thống khác, Forever 21 vẫn duy trì quá nhiều cửa hàng bán lẻ ở Mỹ trong bối cảnh mua sắm trực tuyến đang nở rộ. Tuy vẫn có hơn 16 triệu người theo dõi trên Instagram nhưng biểu tượng thời trang F21 đang dần bị giới trẻ quên lãng.

Tạp chí Phố Wall dẫn lời công ty tư vấn Bdousallp của Mỹ cho biết, Forever 21 nửa đầu năm nay đã đóng cửa 700 cửa hàng tại Mỹ, con số này đã vượt qua nhiều lần so với năm 2018.

Làn sóng phá sản đang càn quét ngành bán lẻ Mỹ. Đầu tháng này, hãng bán lẻ hàng cao cấp Barneys New York cũng thông báo phá sản và sẽ đóng cửa 15 trên 22 cửa hàng. Hầu hết hãng bán lẻ gặp khó khăn đều đặt gian hàng tại trung tâm thương mại - nơi ngày càng ít người đến mua sắm. Ngoài doanh thu giảm, họ còn phải tốn thêm chi phí cho công nghệ, để cạnh tranh với các thương hiệu bán hàng trực tuyến.

Hoài Anh

Tin khác

Kinh tế 11 giờ trước
(SHTT) - Các ngành chức năng, địa phương cùng các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã “chung sức đồng lòng” gia tăng thêm nhiều biện pháp thiết thực nhằm tạo chuyển biến về nhận thức của người dân trong việc ưu tiên mua sắm, tiêu thụ hàng Việt.
Kinh tế 1 ngày trước
Dự án The Gió Riverside được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 và quyết định giao đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; đang tiếp tục hoàn chỉnh các vấn đề pháp lý khác để sẵn sàng triển khai xây dựng dự án trong năm nay. 
Kinh tế 2 ngày trước
(SHTT) - Các công ty đang dịch chuyển ngân sách quảng cáo từ truyền thông kỹ thuật số sang mạng lưới quảng cáo bán lẻ để tạo nguồn thu mới.
Kinh tế 2 ngày trước
(SHTT) - Sáng ngày 16/4/2024 tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia (NFSC) đồng tổ chức Hội thảo tham vấn ý kiến đối với Báo cáo “Thị trường tài chính Việt Nam 2023 và triển vọng 2024”.
Kinh tế 3 ngày trước
(SHTT) - Trong bối cảnh rác thải thời trang ngày càng gia tăng, Mèo Tôm Handmade đã được thành lập và đóng vai trò như một giải pháp sáng tạo và đầy ý nghĩa, biến những chiếc quần jean cũ thành những chiếc túi xách độc đáo và thân thiện với môi trường.