SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 10/10/2024
  • Click để copy

Ford hoãn loạt dự án xe điện do cắt giảm chi phí

16:27, 22/08/2024
(SHTT) - Ford mới đây đã công bố quyết định hủy bỏ việc sản xuất mẫu SUV điện mới, đồng thời, trì hoãn ra mắt phiên bản điện của chiếc F-150 nổi tiếng. Đây là những kế hoạch cắt giảm chi phí sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường để tăng cường sức cạnh tranh.

Do mức cầu xe điện của người tiêu dùng không được như dự kiến, Ford, General Motors và các hãng ô tô khác đã quyết định tạm dừng hoặc hủy bỏ kế hoạch trình làng một số mẫu xe mới để tránh tiêu tốn quá nhiều chi phí.

“Với việc giảm giá và thu hẹp biên lợi nhuận, chúng tôi đã quyết định điều chỉnh kế hoạch ra mắt sản phẩm, công nghệ và các dấu ấn công nghiệp của mình để đạt được mục tiêu có lợi nhuận trước thuế (EBIT) trong vòng 12 tháng đầu ra mắt cho tất cả các mẫu xe mới”, Giám đốc Tài chính của Ford, John Lawler, cho biết trong một tuyên bố.

1

Do áp lực cắt giảm chi phí, Ford đã phải điều chỉnh kế hoạch phát triển xe điện (Ảnh: Reuters)

Ford đã công bố kế hoạch mở rộng dòng sản phẩm điện của mình bằng cách thêm vào kế hoạch việc bán ra một chiếc bán tải cỡ trung và một chiếc xe tải điện mới. Đây là một phần trong chiến lược tập trung vào các phân khúc mà Ford đã có thế mạnh trước đó, như xe bán tải và xe thương mại. Cổ phiếu của Ford đã tăng giá sau thông báo này.

Thay vì đầu tư nhiều vào xe điện thuần túy, Ford đã chọn hướng phát triển xe lai, kết hợp động cơ điện và động cơ xăng. Doanh số xe lai của Ford và các hãng khác đã tăng đáng kể, cho thấy người tiêu dùng đang tìm kiếm một giải pháp tiết kiệm hơn trước khi chuyển hoàn toàn sang xe điện.

“Sự chỉ trích mà Ford sẽ phải đối mặt là tại sao kế hoạch sản phẩm của họ không linh hoạt hơn từ đầu, tại sao họ lại chậm triển khai những thay đổi này, và tại sao các nhà đầu tư sẽ cần phải chờ đợi một bản cập nhật toàn diện cho đến năm sau”, nhà phân tích Daniel Roeska của Bernstein cho biết trong một báo cáo nghiên cứu.

Giám đốc điều hành của Ford, Jim Farley, đã nói rằng một trong những giải pháp chính để làm chậm sự tăng trưởng doanh số xe điện là giảm chi phí sản xuất xung quanh các mẫu xe đó. Đó là một mục tiêu quan trọng cho tình hình tài chính tương lai khi công ty dự kiến sẽ lỗ tới 5,5 tỷ đô la với các kế hoạch sản xuất xe điện chỉ trong năm 2024.

Khi các đối thủ Trung Quốc và Tesla tiếp tục giảm chi phí sản xuất xe điện, Farley đã nói rằng ông đang đặt cược tương lai của Ford vào đội ngũ chuyên biệt của mình ở California, nơi đã phát triển các mô hình xe điện với giá cả phải chăng.

Chiếc xe đầu tiên áp dụng công nghệ mới sẽ là chiếc bán tải điện cỡ trung dự kiến trình làng vào năm 2027. Ford sẽ mất một khoản phí khoảng 400 triệu đô la cho việc giảm giá thành của một số sản phẩm, đặc biệt là mẫu SUV ba hàng ghế đã được lên kế hoạch trước đó. Điều này cũng có thể dẫn đến một vài chi phí bổ sung lên tới 1,5 tỷ đô la.

Ford cho biết họ sẽ bắt đầu sản xuất một chiếc xe tải điện thương mại tại nhà máy lắp ráp ở Ohio của họ vào năm 2026. Kế hoạch này được kỳ vọng có thể giúp nhà sản xuất tận dụng thành công của mình trong thị trường xe thương mại chạy bằng xăng.

Trong khi đó, người kế nhiệm được chờ đợi từ lâu của chiếc xe tải điện F-150 Lightning của Ford lại bị trì hoãn đến nửa cuối năm 2027 thay vì vào năm 2025 theo công bố ban đầu. Công ty cho biết, việc chờ đợi có thể cho phép họ sử dụng công nghệ pin với chi phí thấp hơn.

Trong bối cảnh Ford đang hủy bỏ kế hoạch sản xuất một chiếc SUV điện ba hàng ghế, họ đang chuyển sang các loại xe lai trong phân khúc đó, và gia tăng sự cạnh tranh trên thị trường bằng các loại xe có phạm vi di chuyển xa hơn và đáp ứng với các cung đường trường.

Ford cũng cho biết họ sẽ di dời một số cơ sở sản xuất pin để đủ điều kiện nhận ưu đãi theo Đạo luật Giảm phát của Hoa Kỳ và tiếp tục giảm chi phí, một ưu tiên hàng đầu của Farley.

Điều này là kết quả từ hợp tác của hàng xe với LG Energy Solution, nhằm phục vụ sự ra mắt của dòng xe điện Mustang Mach-E. “Một chiếc xe điện giá cả phải chăng bắt đầu từ một chiếc pin giá cả phải chăng”, Farley nói trong tuyên bố.

2

Công ty Ford sẽ chuyển đổi một số nhà máy sản xuất pin mà họ đã hợp tác với LG Energy Solution, nhà cung cấp pin chính cho mẫu xe điện Mustang Mach-E (Ảnh: Reuters) 

Tương tự, Ford cũng hợp tác với SK Innovation ở Kentucky để bắt đầu sản xuất pin cho chiếc van E-Transit dự kiến ra mắt vào giữa năm 2025 và pin cho chiếc VAN điện mới của Ford ở Tennessee vào cuối năm 2025.

Ford cho biết việc sản xuất pin lithium iron phosphate (LFP) vẫn đang diễn ra theo đúng kế hoạch để bắt đầu vào năm 2026 tại nhà máy pin của họ ở Michigan và sẽ đủ điều kiện nhận các ưu đãi theo Đạo luật Giảm phát của Hoa Kỳ.

Hiện Ford đang được  cấp phép công nghệ pin LFP từ công ty Trung Quốc CATL. Thỏa thuận này đã vấp phải nhiều chỉ trích từ một số nhà lập pháp Mỹ. Người phát ngôn của Ford cho biết các điều khoản của thỏa thuận vẫn không thay đổi. Ford cũng thông báo rằng họ sẽ cung cấp cập nhật về chiến lược điện khí hóa, công nghệ, lợi nhuận và nhu cầu vốn trong nửa đầu năm 2025.

Hoàng Kim

Tin khác

Khoa học Công nghệ 15 giờ trước
(SHTT) - Giới quan sát đang háo hức chờ đợi quyết định cuối cùng của Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) về việc cấp phép cho SpaceX phóng tàu vũ trụ Starship 5. Quyết định này của FAA có thể được đưa ra trong tháng 10.
Khoa học Công nghệ 21 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, UBND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Hội thảo 'Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và vai trò của công nghệ số trong phát triển kinh tế số tỉnh Thanh Hóa'.
Tin tức 23 giờ trước
(SHTT) - Công ty hợp tác với Bombardier để cung cấp hình dung về máy bay phản lực thương gia do trí tuệ nhân tạo điều khiển. Tại sự kiện của Hiệp hội hàng không thương gia quốc gia tại Orlando, Florida, Embraer thông báo kế hoạch sản xuất mẫu máy bay AI tầm trung.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Bằng việc tích hợp một 'lớp phủ' năng lượng mặt trời siêu mỏng, hiện nay, các nhà khoa học tại Đại học Oxford (Anh) đã có thể biến ốp điện thoại trở thành thiết bị phát điện mini.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Trong chuyến thăm và làm việc tại TPHCM Giáo sư (GS) Klaus Schwab, Chủ tịch sáng lập Diễn đàn Kinh tế Thế giới (World Economic Forum - WEF) nêu ra 4 lĩnh vực chính mà công nghệ đang tái định hình bối cảnh của Việt Nam.