SO HUU TRI TUE
Thứ ba, 16/04/2024
  • Click để copy

Ford bị tố vi phạm sáng chế động cơ

06:38, 13/02/2019
(SHTT) - Các giáo sư của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đã nộp đơn kiện hãng xe Ford và tố cáo hãng xe này sử dụng bằng sáng chế công nghệ của họ.

Leslie Bromberg, Daniel R. Cohn, và John B. Heywood cho rằng các động cơ Ford đã áp dụng quy trình được cấp bằng sáng chế của họ về hệ thống phun nhiên liệu kết hợp trực tiếp và gián tiếp mà không trả tiền phí bản quyền.

Theo đơn kiện, 3 vị giáo sư của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) là người phát minh ra phương pháp kết hợp phun nhiên liệu trực tiếp và gián tiếp được cho sẽ giúp tạo hỗn hợp khí-nhiên liệu tốt hơn. Sau khi được MIT trao cho quyền sở hữu bằng sáng chế, 3 vị giáo sư này đã thành lập một công ty để cấp phép công nghệ trên.

Vào năm 2014, nhóm sáng chế này đã liên hệ với Ford để cấp phép bằng sáng chế nhưng chính Ford từ chối lời đề nghị. Tuy nhiên, sau đó Ford đã bắt đầu sử dụng hệ thống phun nhiên liệu kết hợp cho các động cơ của mình. Năm 2017, nhà sản xuất Mỹ đã giới thiệu các công nghệ lên nhiều động cơ như: V6 3.3L hút khí tự nhiên, EcoBoost V6 2.7L, EcoBoost V6 3.5L, và V8 5.0L hút khí tự nhiên.

ford

 Ford bị tố vi phạm sáng chế động cơ

Theo Bloomberg, 3 giáo sư trên đã đệ đơn kiện Ford lên toàn án liên bang và yêu cầu một khoản tiền bản quyền chưa xác định cho mỗi chiếc xe được bán ra có sử dụng công nghệ này.

Hiện tại vụ kiện đang chờ được xử lý. Tòa án cần quyết định liệu phương pháp kết hợp hai dạng phun nhiên liệu của Ford có thực sự tương đồng với bằng sáng chế của 3 giáo sư MIT không vì phương pháp này không được độc quyền trên động cơ Ford. Có rất nhiều động cơ của hãng khác cũng dùng phương pháp này như động cơ LT5 V8 siêu nạp trên Chevrolet Corvette ZR1, công nghệ này cũng xuất hiện trên nhiều động cơ Toyota, bao gồm động cơ V6 trên Avalon mới và động cơ Boxer của GT86 và SUbaru BRZ.

Trước đó, vào năm 2017, công ty Paice, cùng với Abell Foundation, đã cáo buộc Ford đang nhập khẩu một số xe điện hybrid và các bộ phận vi phạm bằng sáng chế của họ, theo Đạo luật Thuế quan 1930.

Công ty Paice cho biết, họ đã làm việc với Ford từ năm 1999-2004 để cung cấp mô hình chi tiết và thiết kế thành phần nhưng cuối cùng hãng đã từ chối cấp phép cho công nghệ của Paice.

Robert Oswald, CEO của Paice từng tuyên bố: "Các kỹ sư của chúng tôi đã dành nhiều năm để chia sẻ với Ford về các chi tiết kỹ thuật của công nghệ hybrid, đã được cấp bằng sáng chế một cách thiện chí nhất nhưng sau đó Ford đã làm mất niềm tin của chúng tôi".

Paice đã yêu cầu ITC đưa ra lệnh chấm dứt và hủy đơn đặt hàng đối với các xe điện hybrid như Ford Fusion và Lincoln MKZ - được chế tạo tại Mexico và bán ở Mỹ.

Trong một tuyên bố, Ford cho biết cáo buộc của Paice là vô căn cứ.

Thanh Tú

Tin khác

Tài sản trí tuệ 1 giờ trước
(SHTT) - Vụ kiện bản quyền vaccine COVID-19 của Moderna đối với Pfizer và BioNTech được tạm ngừng sau quyết định của tòa án Massachusetts, khi Cục Sở hữu trí tuệ Mỹ xem xét hiệu lực hai trong ba bằng sáng chế của công ty này.
Tài sản trí tuệ 4 ngày trước
(SHTT) - USPTO yêu cầu các luật sư khi nộp hồ sơ cần nêu rõ vai trò của trí tuệ nhân tạo trong đơn xin cấp bằng sáng chế do lo ngại AI có thể bị lạm dụng trong quá trình tạo ra các phát minh, sáng chế.
Tài sản trí tuệ 4 ngày trước
(SHTT) - Tòa án Illinois quyết định rằng Amazon bị phạt 525 triệu USD vì vi phạm bằng sáng chế lưu trữ đám mây của công ty Kove, làm dấy lên những tranh cãi trong ngành công nghiệp công nghệ.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Một vụ vi phạm bằng sáng chế đã dẫn đến lệnh cấm bán các mẫu Apple Watch Series 9 và Ultra 2 tại Mỹ. Lệnh cấm này xuất phát từ tranh chấp sáng chế tính năng đo oxy trong máu.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Các nhà khoa học tại Đại học Pennsylvania (Mỹ) đã phát triển một loại chip mới hoạt động dựa trên năng lượng ánh sáng thay vì điện áp như các chip silicon thông thường.