SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 19/04/2024
  • Click để copy

EU lập quy định khắt khe về bản quyền trên các nền tảng trực tuyến

17:34, 19/02/2021
(SHTT) - Ủy ban châu Âu (EU) mới đây đã tuyên bố sẽ thiết lập những quy tắc bản quyền mới giúp bảo vệ quyền lợi của các nhà xuất bản, tác giả, nhạc sĩ và nghệ sĩ trên các nền tảng trực tuyến.

Ngày 18/2, Ủy ban châu Âu cho biết các quy tắc bản quyền mới  được đưa ra nhằm giúp bảo vệ các nhà xuất bản ở châu Âu, giúp các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) không phải đối mặt với tình huống tương tự như Australia, nơi Facebook đã chặn tất cả các nội dung truyền thông khỏi nền tảng của họ.

Người phát ngôn của EU cho biết, những quy định mới về vấn đề bản quyền đã tạo ra những kết quả thực tế cụ thể cho lĩnh vực truyền thông châu Âu, cụ thể bằng việc kí kết thỏa thuận giữa Google và các nhà xuất bản ở Pháp. Tiếp tực phát huy những kết quả đó, việc cải cách bản quyền sẽ được chuyển thành luật quốc gia trước ngày 7/6/2021.

Theo các quy định về bản quyền khắt khe hơn của EU, các nền tảng trực tuyến sẽ phải ký thỏa thuận cấp phép với các nhạc sĩ, nghệ sĩ biểu diễn, tác giả, nhà xuất bản tin tức và nhà báo để sử dụng tác phẩm của họ.

Quan điểm của Ủy ban châu Âu là "báo chí và sản phẩm báo chí có chất lượng là không miễn phí", vì vậy chỉ thị về bản quyền tạo ra điều kiện để thương lượng công bằng giữa các nhà sản xuất nội dung và các nền tảng trực tuyến.

bq EU

 

Tranh chấp giữa Australia và Facebook khởi nguồn từ một dự luật của Australia, theo đó Facebook và Alphabet Inc Google sẽ phải ký thỏa thuận về trả tiền cho các tin tức được liên kết từ bên ngoài giúp thúc đẩy lưu lượng truy cập cho các nền tảng của họ hoặc thỏa thuận một mức giá thông qua trọng tài.

Đáp lại yêu cầu của Chính phủ liên bang Australia, ngày 18/2 vừa qua, Facebook đã tuyên bố cấm mọi hoạt động chia sẻ tin tức từ báo chí đối với người dùng trên đất nước này. Điều này đồng nghĩa với việc người dùng tại Australia sẽ bị chặn mọi nguồn tin tức trên thế giới.

Tới thời điểm hiện tại, phía chính quyền Australia và Facebook vẫn chưa tìm được tiếng nói chung, trong khi đang có làn sóng lớn kêu gọi tẩy chay ứng dụng của Mark Zuckerbeg trong cộng đồng người dùng tại đất nước này.

Hiện, dự luật của Australia đang được các nhà quản lý trên toàn thế giới theo dõi chặt chẽ và có thể là trường hợp thử nghiệm cho một nỗ lực toàn cầu lớn hơn để buộc các gã khổng lồ Internet chia sẻ nhiều hơn doanh thu của họ với các nhà cung cấp nội dung.

Thái An

Tin khác

Tài sản trí tuệ 12 giờ trước
(SHTT) - Công tác bảo hộ bản quyền tác giả, quyền liên quan là một trong những yếu tố quan trọng để hướng tới xây dựng nền công nghiệp văn hóa phát triển lành mạnh, đủ sức cạnh tranh; đóng góp ngày càng nhiều vào GDP, tạo thêm nhiều việc làm và tăng kim ngạch xuất khẩu của đất nước.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Bà Francesca Gino, người từng là giáo sư Tandon Family về quản trị kinh doanh tại Harvard Business School, đã bị cáo buộc đạo văn và hiện đang nhận sự điều tra từ phía trường học. Vụ việc này đặt ra câu hỏi về tính trung thực trong nghiên cứu học thuật.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Đại diện của các tổ chức dược phẩm quốc tế đã đề nghị bộ trưởng Y tế các nước G20 có những chính sách về bảo vệ sở hữu trí tuệ, bao gồm cho phép chuyển giao công nghệ và hợp tác tự nguyện, cùng nhiều hoạt động khác.
Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, một nghệ sĩ quyết định khởi kiện Shein với cáo buộc thương hiệu này đã vi phạm bản quyền khi sử dụng AI để sao chép tác phẩm của mình.
Tài sản trí tuệ 6 ngày trước
(SHTT) - Cuộc tranh luận pháp lý mới đây xoay quanh việc liệu các tác phẩm do trí tuệ nhân tạo tạo ra có được bảo hộ bản quyền hay không đang tiếp tục thu hút sự tham gia sôi nổi của các chuyên gia tại Mỹ.