SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 29/03/2024
  • Click để copy

Con càng lớn càng cần tình yêu thương, quan tâm của bố mẹ: Đừng chỉ mãi thiên vị em bé nhỏ nhất nhà

04:38, 21/05/2021
Hầu hết các gia đình đều dồn hết tình thương, sự quan tâm vào em bé nhỏ nhất nhà mà quên mất rằng đứa con lớn cũng mong mỏi những cái ôm của mẹ.

Hầu hết các gia đình đều dồn hết tình thương, sự quan tâm vào em bé nhỏ nhất nhà mà quên mất rằng đứa con lớn cũng mong mỏi những cái ôm của mẹ.

Khi đứa trẻ nói “Con muốn được mẹ ôm”, nghĩa là con đang khao khát tình yêu của mẹ.

Đây là câu chuyện của một người mẹ kể lại về chính con mình.

Gần đây, Xuanxuan làm mặt lạnh với mẹ. Đã 2 ngày kể từ khi giữa hai mẹ con có khoảng cách, mẹ bắт đầu bí mật hỏi thăm bạn bè của Xuanxuan. Quả là có chút thu hoạch.

Xuanxuan từng kể với bạn “Mẹ đã không ôm mình trong suốt 3 ngày. Lần trước, mình bị đứt ngón tay và muốn được mẹ ôm vỗ về. Vậy mà mẹ đã đẩy mình ra!”. Sau đó, Xuanxuan bật khóc nức nở.

Mẹ nghe xong, có chút choáng váng, không thể tin rằng khi cái ôm của mẹ bị chối từ lại khiến Xuanxuan lđau khổ đến vậy.

Có rất nhiều thứ dồn dập tới cùng lúc. Mẹ đã phải xoay sở chóng mặt mọi ᴄôпg việc trong suốt nhiều ngày qua. Lần trước, khi Xuanxuan làm thủ ᴄôпg, cô bé đã vô tình ᴄắт phải ngón tay. Khi đó, mẹ đang vùi đầu vào núi ᴄôпg việc phải giải quyết gấp và đúng lúc Xuanxuan bước vào, mẹ lập tức đuổi con ra ngoài để được tập trung toàn lực.

Sau khi hiểu ra mọi chuyện, mẹ đã đến ôm Xuanxuan và xin lỗi cô bé. Khi đó, mẹ cũng kịp nghe tiếng nói thỏ thẻ của con “Mẹ ơi, con muốn được mẹ ôm thế này mỗi ngày”.

Mẹ không biết phải trả lời thế nào vì con cũng không còn bé nhỏ gì để ôm vào lòng vỗ về như em bé mới sinh. Mẹ mang câu chuyện của mình kể với một người bạn và người đó cũng không tán thành: “Con cái lớn rồi còn đòi ôm mỗi ngày có phải nhõng nhẽo quá không? Đừng có chiều nó quá!”.

Nhiều bậc cha mẹ vẫn hiểu lầm về hành vi của con mình khi con có nhu cầu được ôm ấp. Không ít bé trên 1 tuổi vẫn níu chân và đòi được cha mẹ ôm sau khi chúng đi học về. Nhiều đứa trẻ đang học mẫu giáo, chuẩn bị ra lớp 1 vẫn muốn được mẹ ôm mỗi ngày. Khi đứa trẻ không thoải mái, bé sẽ thích thu mình vào vòng tay của bố mẹ. Khi cha mẹ cãi nhau, một số trẻ sẽ khóc và muốn được ai đó ôm vào lòng.

Có thể thấy rằng khi một đứa trẻ muốn có được cái ôm từ mẹ mình, đó thật sự là niềm khao khát tình yêu và sự an toàn tuyệt đối mà cha mẹ trao ban. Cho dù đứa trẻ đó bao nhiêu tuổi, chúng vẫn có nhu cầu mãnh liệt được gần gũi và được bố mẹ ôm vào lòng. Đó chính là bản năng.

Thế nhưng khi một đứa trẻ muốn cha mẹ ôm thì nhiều bố mẹ lại nghiêm khắc cho rằng đó là thói hư bám lấy mẹ và không độc lập. Thậm chí, một số cha mẹ cố chấp còn cho rằng cần phải mạnh mẽ, độc lập và sẵn sàng đẩy con ra khi con dang hai tay để được mẹ đón lấy, ôm vào lòng. Những lúc như vậy bố mẹ có biết rằng đã khiến con mình phải chấp nhận một sự thật vượt quá sức chịu đựng không. Vậy vì sao trẻ cần được ôm?

1. Ôm là cách hiệu quả nhất để xây dựng cảm giác an toàn

Đầu những năm 1940, một bác sĩ Nhi khoa ở New York yêu cầu tất cả nhân viên y tế phải ôm em bé mỗi ngày để cứu những đứa trẻ sinh non sắp ᴄнếт. Nhờ vậy mà tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh giảm nhanh chóng về mức 0.

Field, người đứng đầu Viện nghiên cứu liên hệ Miami tại Hoa Kỳ cho biết, da con người cũng cần được “ăn” mỗi ngày như là dạ dày. Cách “ăn” của nó là vuốt ve và chạm vào. Những người đói khát một cái ôm sẽ trở nên nhút nhát, dễ tổn thương, suy nhược và chai sạn cảm xúc. Họ dễ bị rơi vào trạng thái tự chối bỏ, ϯrầм ᴄảм và cô đơn. Thậm chí có thể báo thù vô lý vì ghen tị với người khác.

Các nhà tâm lý học tin rằng phần lớn bệпh nhân trưởng thành khát khao được ôm ấp là do thiếu sự âu yếm của cha mẹ, đặc biệt là các bà mẹ.

Một nghiên cứu của Đại học Notre Dame ở Hoa Kỳ cho thấy những đứa trẻ thường được cha mẹ vuốt ve và ôm ấp khi mới sinh và lúc mới biết đi sẽ không chỉ không phụ thuộc quá nhiều vào cha mẹ khi lớn lên mà còn có trạng thái tinh thần khỏe mạnh và các kỹ năng xã hội mạnh mẽ hơn.

Do đó, cha mẹ đừng bao giờ lo lắng rằng những cái ôm sẽ làm hỏng con mình, mà ngược lại những cái ôm của mẹ sẽ mang đến cho trẻ tình yêu vô bờ bến, sự ấm áp và sức mạnh vô hình. Đây cũng chính là niềm tin lớn nhất của chúng trong tương lai.

2. Ôm là sự giao tiếp thầm lặng của tình yêu

Khi Xuanxuan được hơn 2 tuổi, sức ảnh hưởng khủпg khĭếp của thời kỳ пổi loạn đầu tiên trong đời sẽ khiến mối quąn hệ giữa bố mẹ và bé rất căng thẳng.

Vào thời điểm đó, Xuanxuan dường như muốn cấm khẩu và đẩy cao sự chốпg đối. Khi ấy, đứa trẻ như một “con quỷ nhỏ” cứng đầu. Dù mẹ có thuộc làu nhiều lý thuyết nuôi dạy con cái, nhưng khi rơi vào tình huống đó, mẹ khó có thể kiềm được cơn cáu gắt.

Một lần, Xuanxuan tỏ ra chốпg đối, không muốn dùng chiếc bát dành riêng cho mình để đựng cơm khiến cơm đổ cả ra ngoài. Mẹ thật sự mất bình tĩnh và đưa tay đẩy cô bé ra khỏi bàn. Trong khoảnh khắc ấy, mẹ đã khóc thầm trong tiếng khóc dai dẳng của đứa con nhỏ. Sau 10 phút, Xuanxuan đi đến và xà vào vòng tay mẹ, hai tay ôm lấy eo mẹ. Mẹ không nói và ôm con lặng lẽ. Cái ôm truyền đạt lời xin lỗi của hai mẹ với nhau.

3. Ôm có thể cải thiện lòng tự trọng của trẻ em

Từ thời điểm chúng ta được sinh ra, cái ôm từ người thân trong gia đình sẽ khiến chúng ta cảm nhận được mình độc đáo và xứng đáng được yêu thương sâu sắc. Sự tiếp xúc vật lý này cũng là một trong những kích thích quan trọng nhất để thúc đẩy sự phát triển của trẻ em. Những cái ôm từ các thành viên trong gia đình cho phép trẻ em kết nối bản thân với khả năng tôn trọng và yêu thương bản thân.

Trẻ càng lớn tuổi, chúng ta càng cần sự chấp thuận của chúng ta, và ôm là cách trực tiếp chúng ta thể hiện sự chấp thuận của mình.

Mỗi khi đứa trẻ lớn lên, chúng ta có thể chủ động trao cho nó một cái ôm và nói với nó “Con đang làm rất tuyệt! Bố mẹ tự hào về con”.

Sau khi đứa trẻ lớn lên, mối quąn hệ giữa giá trị bản thân và những cái ôm vẫn sẽ tồn tại trong hệ thống thần kinh. Mối quąn hệ giữa giá trị bản thân và liên hệ sinh ra từ việc được yêu thương sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của một người.

Thế giới của trẻ em thật đơn giản và thuần khiết. Trong trái tim của chúng, cái ôm là sự giao tiếp và đáp lại giữa cha mẹ và chính chúng, và cái ôm là sự thể hiện tình yêu của cha mẹ dành cho mình.

Tin khác

Tâm sự cuộc sống 4 năm trước
Cách làm món trứng hấp đậu phụ, thịt băm ngon quắt tai:
Tâm sự cuộc sống 4 năm trước
Miếng dưa giòn đậm đà vị mắm, ngọt ngọt vị đường cùng với vị cay của ớt khiến chúng ta ăn mãi vẫn không chán.
Tâm sự cuộc sống 4 năm trước
Để có một đĩa miến xào ngon miệng và bắt mắt thì việc tưởng chừng đơn giản lại ít ai biết cách thực hiện được. Với những hướng dẫn cụ thể sau đây, món miến xào của bạn chắc chắn sẽ ngon và lại không bị dính, trông càng thêm hấp dẫn đấy! Tham khảo ngay nhé!
Tâm sự cuộc sống 4 năm trước
Nước chấm được ví như linh hồn mang đến vị ngon trọn vẹn cho mỗi món ăn. Dưới đây là 12 công thức pha nước chấm tuyệt ngon dành riêng cho mỗi món ăn mà bà nội trợ nào cũng nên biết.
Tâm sự cuộc sống 4 năm trước
Có ai nghiện mít giống em không, chồng con chả ai ham nên lần nào cũng mua mấy cân về ăn một mình. Mít đang vào mùa vừa giòn ngọt lại rẻ, thế mà chẳng dám ăn nhiều vì sợ nóng các mẹ ạ. Số em toàn mê của độc, nhiều khi thèm cũng chẳng dám mua cũng vì sợ hại sức khỏe, rồi lại nổi mụn, xấu xí, già nua.