SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 20/04/2024
  • Click để copy

Đức tìm ra hơn 700 kháng thể có thể ngăn chặn virus SARS-CoV-2

10:20, 07/05/2020
(SHTT) - Các nhà nghiên cứu tại Đức đã tiến hành phân tích khoảng 6.000 kháng thể nhân tạo khác nhau và tìm ra được hơn 750 kháng thể liên kết được với virus SARS-CoV-2. Điều này sẽ tạo cơ hội lớn giúp các nhà khoa học sớm tìm ra kháng thể phù hợp để điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19.

Các nhà khoa học ở Trung tâm Nghiên cứu nhiễm trùng Braunschweig Helmholtz (HZI), thành phố Braunschweig của Đức đã phát hiện các kháng thể có thể ngăn chặn virus xâm nhập vào tế bào, qua đó hy vọng sớm sản xuất thuốc điều trị cho bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 gây ra bệnh COVID-19.

Nhóm này đã tiến hành phân tích khoảng 6.000 kháng thể nhân tạo khác nhau và đã tìm được hơn 750 kháng thể liên kết với virus SARS-CoV-2, điều kiện tiên quyết để có thể sử dụng loại kháng thể nào đó chống lại 1 chủng virus gây hại.

Hiện, đã có khoảng 30 kháng thể đã được thử nghiệm về tính hiệu quả trong nuôi cấy tế bào tiếp xúc với virus ở phòng thí nghiệm có độ an toàn cao của HZI.

Được biết, trái với phương pháp điều trị chủ động bằng tiêm vaccine, trong đó bệnh nhân được tiêm thuốc vào để cơ thể tự sản sinh kháng thể chống lại bệnh dịch, phương pháp sử dụng kháng nguyên trong điều trị sẽ trực tiếp đưa 1 lượng kháng nguyên nhất định vào cơ thể người bệnh để các kháng nguyên này trực tiếp 'chiến đấu' với mầm bệnh trong cơ thể người mắc bệnh. Theo chuyên gia Stefan Dzigel, thành viên nhóm nghiên cứu, mục tiêu của nhóm nghiên cứu ở Braunschweig là hướng tới bào chế một loại thuốc để điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 thể nặng, nguyên tắc được gọi là “miễn dịch thụ động”.

Theo kế hoạch, các nhà nghiên cứu sẽ nhanh chóng triển khai các bước tiếp theo trong nghiên cứu để tìm ra những kháng thể tốt nhất, mục tiêu tới giữa tháng 6 sẽ bắt đầu các bước thử nghiệm để tiến hành thử nghiệm lâm sàng cho các bệnh nhân mắc COVID-19 vào mùa thu tới.

Trong một diễn biến liên quan khác, các nhà nghiên cứu tại Đại học Utrecht của Hà Lan và Trung tâm Y khoa Erasmus ở Rotterdam cũng đã phát hiện ra kháng thể có thể ngăn chặn được virus SARS-CoV-2 nhiễm vào các tế bào.

Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Communications, kháng thể vừa được tìm ra trong phòng thí nghiệm đã vô hiệu hóa được chủng mới của SARS-CoV-2, mở ra khả năng ngăn chặn và điều trị bệnh COVID-19.

Tác giả nghiên cứu trên đã thực hiện tiêm vào tế bào của chuột thí nhiệm phiên bản tinh lọc những protein tăng đột biến trong các chủng virus Corona khác nhau, trong đó bao gồm cả những chủng gây Hội chứng suy hô hấp cấp tính nặng (SARS) và Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS). Một trong những kháng thể trên đã ngăn chặn được cả mầm bệnh và nguồn bệnh nhiễm vào tế bào.

Trước khi đưa vào điều trị, kháng thể này còn phải được thử nghiệm trên động vật và trên người.

2020-01-29T112425Z_918920228_RC2NPE97KX2Y_RTRMADP_3_CHINA-HEALTH-INDIA

 

Trước đó, công ty công nghệ sinh học Takis của Italy cũng thông báo đã thử nghiệm thành công trên chuột kháng thể chống virus SARS-CoV-2 từ vaccine do hãng này nghiên cứu.

Ngoài ra, Công ty công nghệ sinh CSL của Australia ngày 6/5 đã thông báo sẽ bắt đầu thử nghiệm một sản phẩm kháng thể được điều chế từ huyết tương của những bệnh nhân COVID-19 đã khỏi bệnh để điều trị cho những ca bệnh nặng.

Bộ trưởng Y tế Australia Greg Hunt nhấn mạnh CSL sẽ là một trong những cơ sở đầu tiên trên thế giới bắt đầu phát triển một globulin miễn dịch (immunoglobulin) đối với COVID-19 có thể chữa trị các ca bệnh nặng.

Globulin miễn dịch là các kháng thể chống virus có trong các tế bào máu của những người đã khỏi bệnh sau khi nhiễm virus. Để sản xuất đủ globulin miễn dịch điều trị cho khoảng 50-100 bệnh nhân nặng được điều trị thử nghiệm, CSL cần huyết tương của khoảng 800 người.

Số huyết tương này sẽ do Hội Chữ thập đỏ Australia thu thập. Nếu thử nghiệm lâm sàng thành công, CSL sẽ đăng ký sản phẩm này dưới tên COVID-19 Immunoglobulin với cơ quan quản lý các sản phẩm chữa bệnh của Australia để được phân phối trong nước.

An An

Tin khác

Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Tạp Chí Time công danh sách 100 nhân vật ảnh hưởng nhất thế giới 2024, trong đó có 3 Chủ nhân Giải đặc biệt VinFuture 2023 là GS. Daniel Joshua Drucker (Canada), GS. Joel Francis Habener và PGS. Svetlana Mojsov (Hoa Kỳ).
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Ford đang triển khai chiến dịch triệu hồi hơn 450.000 chiếc Bronco Sport và Maverick. Nguyên nhân là do ắc quy 12-volt có thể đột ngột hết điện, nhất là trong lúc xe dừng đèn đỏ.
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt đánh giá ngành công nghiệp bán dẫn đang có vai trò ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu, với quy mô trên 520 tỷ USD năm 2023 và vẫn tiếp tục tăng trưởng nhanh.
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Patlytics là một nền tảng phân tích bằng sáng chế được hỗ trợ bởi AI, nhằm giúp các doanh nghiệp, chuyên gia sở hữu trí tuệ và công ty luật tăng tốc quy trình làm việc liên quan đến bằng sáng chế.
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Spotify không phải là công ty duy nhất thử nghiệm việc sử dụng trí tuệ nhân tạo để tạo danh sách phát. Amazon vừa thông báo họ cũng sẽ làm điều tương tự, và hiện đang thử nghiệm một công cụ tạo danh sách phát AI - Maestro.