SO HUU TRI TUE
Thứ ba, 23/04/2024
  • Click để copy

Đưa ra tiêu chí xác định hàng Made in Vietnam

16:27, 03/08/2019
(SHTT) - Hàng hóa tạm nhập vào Việt Nam để tái xuất, hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh Việt Nam cũng không được phép thể hiện là hàng hóa của Việt Nam trên nhãn hàng hóa.

 Theo báo Pháp luật TPHCM đưa tin, mới đây, Bộ Công Thương đã công bố lấy ý kiến góp ý Dự thảo Thông tư quy định về sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam và sản phẩm, hàng hóa sản xuất tại Việt Nam.

Theo đó, dự thảo thông tư đưa ra cách xác định hàng hoá được coi là hàng hóa của Việt Nam. Cụ thể, hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại Việt Nam như: Cây trồng và các sản phẩm từ cây trồng được trồng và thu hoạch tại Việt Nam.

Động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng tại Việt Nam. Các khoáng sản và các chất sản sinh tự nhiên được chiết xuất hoặc lấy ra từ đất, nước, đáy biển hoặc dưới đáy biển của Việt Nam…

Bên cạnh đó, hàng hóa có xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại Việt Nam nhưng trải qua công đoạn gia công, chế biến cuối cùng tại Việt Nam làm thay đổi cơ bản tính chất của hàng hóa theo quy định, thì vẫn được xem là hàng hóa của Việt Nam.

Tiêu chí để xác định sẽ dựa vào hàm lượng giá trị gia tăng nội địa, trị giá nguyên liệu đầu vào có xuất xứ Việt Nam, trị giá nguyên liệu đầu vào không có xuất xứ Việt Nam, chi phí nhân công, chi phí nhà xưởng có liên quan đến quá trình sản xuất,…

Để xác định rõ hơn điều này, Bộ Công Thương đưa ra cụ thể từng mặt hàng để xác định tỉ lệ hàm lượng giá trị gia tăng nội địa. Đa phần các sản phẩm này có tỉ lệ hàm lượng giá trị gia tăng nội địa 30% vẫn được xem là hàng Made in Vietnam.

Hàng hóa tạm nhập vào Việt Nam để tái xuất, hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh Việt Nam cũng không được phép thể hiện là hàng hóa của Việt Nam trên nhãn hàng hóa.

madeinVN

 

 Trong khi đó, VnExpress đưa tin, với quy định, tiêu chí xác định tại dự thảo lần này, Bộ Công Thương đánh giá, các doanh nghiệp chân chính sẽ không phải đối diện với nguy cơ cáo buộc "gian lận xuất xứ", loại bỏ dần tình trạng hàng nhập khẩu "đội lốt" hàng Việt Nam như vừa qua. Ngoài ra, dự thảo Thông tư không quy định thêm thủ tục hành chính mới, nên sẽ không làm phát sinh chi phí cho doanh nghiệp.

Việc xây dựng bộ tiêu chí này được Bộ Công Thương đưa ra trước thực tế đã có quy định về ghi xuất xứ trên nhãn hàng hoá nhưng lại thiếu điều kiện thế nào là hàng sản xuất tại Việt Nam, "made in Vietnam" hay hàng Việt... để "áp" doanh nghiệp ghi nhãn hàng hoá. Điều này dẫn tới những trường hợp doanh nghiệp bị dính nghi án ghi sai xuất xứ hàng hoá, như Asanzo vừa qua. 

Theo Nghị định 43/2017, trên nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện nước xuất xứ. Các tổ chức, cá nhân gắn nhãn hàng hóa tự chịu trách nhiệm về ghi nước xuất xứ, dựa trên sự hiểu biết tốt nhất của họ, miễn là trung thực.

Song, việc cho phép doanh nghiệp "tự nguyện" ghi nhãn hàng hoá trong khi chưa có tiêu chí xác định cụ thể thế nào là hàng Việt, "made in Vietnam"... đã dẫn đến thực tế có doanh nghiệp ghi nhãn tùy tiện như trường hợp Khaisilk trước đây.

Hoài Anh

Tin khác

Tin tức 1 giờ trước
(SHTT) - Sáng ngày 22/4, Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội (HHT) đã trao 100 suất học bổng toàn phần trị giá 6 tỷ đồng cho các em học sinh trường THPT Cẩm Thủy 1, THPT Cẩm Thủy 2, tỉnh Thanh Hóa.
Tin tức 17 giờ trước
(SHTT) - Hôm nay, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Công văn về việc tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong phòng chống bạo lực học đường, phòng ngừa tội phạm và tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên.
Tin tức 18 giờ trước
Giải bóng đá khối sở hữu trí tuệ phía Nam lần thứ 11 năm 2024 đã để lại nhiều ấn tượng với những trận tranh đấu kịch tính.
Tin tức 18 giờ trước
Trung tâm Công nghệ thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế - HueCIT (6 Lê Lợi, TP Huế) vừa tổ chức khóa đào tạo về các ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực văn hóa thông qua kỹ thuật photogrammetry và VR 360 với sự hỗ trợ của chuyên gia Hàn Quốc.
Tin tức 18 giờ trước
Trong thời gian qua, các tỉnh miền Trung xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp, nông thôn gắn với chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu cộng đồng. Điều này trở thành định hướng quan trọng thúc đẩy sức cạnh tranh, giá trị của các nông sản đặc sản.