SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 02/10/2024
  • Click để copy

Du lịch Huế: Đột phá để xứng tầm trọng điểm trên bản đồ du lịch Quốc gia

08:49, 24/09/2024
Cao điểm Festival mùa Thu, hướng tới năm Du lịch Quốc gia 2025, ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế tăng cường xúc tiến, quảng bá và kết nối với các doanh nghiệp lữ hành trên cả nước.

Nắm bắt lợi thế của vùng đất phong phú cảnh quan, giàu có về giá trị nhân văn, ngành Du lịch Huế cần thêm nhiều sự kiện, lễ hội, ý tưởng trải nghiệm độc lạ đồng thời tăng cường kết nối với các doanh nghiệp lữ hành trên cả nước. Các hoạt động này nhằm tạo động lực phát triển kinh tế mạnh mẽ hơn nữa để xứng đáng với tiềm năng vốn có.

Nhiều chương trình, lễ hội phục vụ cộng đồng

Nhiều chương trình nghệ thuật chất lượng phục vụ cộng đồng sẽ liên tiếp được tổ chức trong những ngày thời tiết Huế chuyển mùa sang thu dịu mát: Huế Symphony – Bản giao hưởng cố đô đêm đối thoại âm nhạc giao hưởng và nhã nhạc cung đình cũng như những làn điệu dân ca Huế. Chương trình được dàn dựng công phu với những vị khách mời tên tuổi hàng đầu như Giám đốc âm nhạc Trần Mạnh Hùng; Nghệ sĩ Violin Nguyễn Xuân Huy với cây vĩ cầm sứ huyền thoại, Saxophonist Trần Mạnh Tuấn…

8ace54c993ff35a16cee

Du lịch Huế theo mùa là một trải nghiệm đặc biệt của bà Dương Kim Hiền (Du khách Nam Định) khi tới Huế. 

Điểm nhấn Festival còn có chương trình Lễ hội Áo dài Huế 2024 “Linh Phụng” kể câu chuyện sống động về huyền thoại chim phụng gắn với áo dài Huế được thể biện bằng ngôn ngữ thời trang, âm nhạc và vũ khúc. Ba chương: Phụng vũ, Linh phụng, Bách phụng cát tường với sự tham gia của 12 nhà thiết kế đưa du khách trải nghiệm vẻ đẹp nhân văn tinh hoa của vùng đất Huế, vẻ đẹp của thương hiệu Huế - Kinh đô áo dài.

MT

Chương trình nghệ thuật Mùa thu cho em trong chuỗi hoạt động cao điểm Festival mùa Thu. 

Hay chương trình nghệ thuật “Mùa thu cho em” với những ca khúc viết về mùa thu và ký ức âm nhạc thêm đa dạng hóa trải nghiệm của du khách khi đến Huế theo mùa và làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần người dân địa phương.

3318d49041a6e7f8beb7

 Du lịch Huế mang đến những trải nghiệm độc đáo về cảnh quan và các giá trị nhân văn.

Đặc biệt, các hoạt động đều hướng đến cộng đồng, không thu vé vào cổng khiến những du khách đi du lịch tự túc, đi lẻ, đi nhóm càng dễ hòa mình cùng đời sống cư dân bản địa.

Kết nối để tạo động lực

Du lịch là một trong những ngành có tỷ trọng đóng góp cho nền kinh tế cao nhất của tỉnh Thừa Thiên Huế. Những năm qua, trên cơ sở giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống, bảo vệ tốt môi trường và cảnh quan thiên nhiên là động lực phát triển kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế. Ngành du lịch Thừa Thiên Huế từng bước khắc phục những thách thức do khủng hoảng kinh tế, dịch bệnh và thiên tai đạt được nhiều khả quan, chuyển biến tích cực.

Với nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng cả về tự nhiên và nhân văn, Thừa Thiên Huế tập trung phát triển du lịch theo hướng bền vững. Cùng với cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch được đầu tư mạnh mẽ, việc khôi phục và nâng cấp các di tích lịch sử văn hóa đặc biệt là khu vực quần thể di tích Cố đô Huế đưa Huế thành điểm du lịch văn hóa lớn nhất Việt Nam ngày càng hấp dẫn với bạn bè quốc tế.

AD

 Lễ hội Áo dài Huế Linh Phụng sẽ diễn ra tối 23/9 quy tụ 12 nhà thiết kế.

Các đại biểu Hội nghị: “Xúc tiến, quảng bá và kết nối Du lịch Huế - 2024 giữa các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế với các doanh nghiệp lữ hành trên cả nước” vừa được tổ chức chia sẻ những kinh nghiệm, hình thức quảng bá, tiếp cận và mở rộng thị trường khách du lịch trong và ngoài nước.

Từ đây, nhiều doanh nghiệp lữ hành nêu lên những nội dung trong xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù gắn với văn hóa truyền thống Cố đô. Song song với nghiên cứu, làm mới, phát triển các sản phẩm du lịch đã có, các hãng du lịch lữ hành chú trọng để phục vụ cho nhu cầu nhiều thay đổi của khách du lịch. Chọn lựa các sản phẩm làm nên thương hiệu của Du lịch Cố đô Huế là việc làm cần có tính độc đáo để thu hút giữa rất nhiều lựa chọn của du khách.

Theo các đại biểu, ngành Du lịch Thừa Thiên Huế cần tạo ra các hoạt động Văn hóa – lễ hội khác nhau của từng vùng, tổ chức vào các thời gian khác nhau trong năm. Những hoạt động sôi nổi sẽ góp phần đưa Huế trở thành thành phố của Lễ hội truyền thống Việt Nam.

Du khách đến với Huế vào thời điểm nào trong năm cũng có thể được thưởng thức các lễ hội, các hoạt động du lịch gắn với làng nghề, ẩm thực. Tăng cường ứng dụng công nghệ 4.0 vào xúc tiến quảng bá để đáp ứng nhu cầu cao của những người có nhu cầu du lịch.

2024.9.17.lamviec.

Buổi làm việc tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc Thừa Thiên Huế sẽ đăng cai tổ chức Năm du lịch Quốc gia 2025. Ảnh nguồn: thuathienhue.gov.vn.

Việc xúc tiến quảng bá và kết nối du lịch được xác định là đóng vai trò quan trọng trong xây dựng và củng cố thương hiệu du lịch của mỗi địa phương, mỗi quốc gia. Qua đó, định vị hình ảnh, truyền tải thông điệp rõ ràng, đồng bộ, nhất quán về giá trị và đặc trưng của điểm đến. Sản phẩm du lịch của địa phương góp phần không chỉ xây dựng hình ảnh tích cực trong tâm trí du khách, thu hút khách mà còn thu hút sự đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh và tăng cường vị thế của Ngành Du lịch địa phương và của quốc gia.

Với những góp ý như vậy, các hãng lữ hành trong nước mong muốn sẽ sớm góp phần đưa hình ảnh du lịch Huế ngày càng đậm nét hơn trên bản đồ du lịch Việt Nam và quốc tế, đồng thời hướng đến sự phát triển bền vững, tăng cường sự liên kết, hợp tác phát triển du lịch với các địa phương, doanh nghiệp trong cả nước.

Tại trụ sở Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thứ trưởng - Hồ An Phong và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế - Nguyễn Thanh Bình vừa đồng chủ trì buổi làm việc về công tác chuẩn bị Năm Du lịch Quốc gia 2025. Phát biểu tại buổi làm việc này, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Hồ An Phong - nhấn mạnh: “Giá trị truyền thống, sự cổ kính, lịch sử lâu đời của mảnh đất cố đô với văn hóa, cảnh quan, kiến trúc đã tạo nên thương hiệu du lịch Huế - một trọng điểm trên bản đồ du lịch quốc gia”.

Từ đây, Thứ trưởng Hồ An Phong cho rằng, nguồn tài nguyên du lịch phong phú và hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch phát triển, chọn Thừa Thiên Huế là địa phương đăng cai Năm Du lịch Quốc gia 2025 là rất phù hợp. Theo đó, việc đăng cai tổ chức Năm Du lịch Quốc gia 2025 cần đặt ra cho Huế những mục tiêu cao hơn, xây dựng sản phẩm đặc sắc hơn, bổ sung nhiều không gian trải nghiệm cho du khách, đẩy mạnh quảng bá thương hiệu du lịch.

61535fe1fad75c8905c6

 Hàng loạt sự kiện Tết Trung Thu hấp dẫn du khách.

Thứ trưởng yêu cầu trong buổi làm việc phải được ra những ý tưởng mới, đột phá cho năm du lịch Quốc gia 2025.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế - Nguyễn Thanh Bình - cho biết sẽ nhanh chóng triển khai công tác chuẩn bị cho sự kiện du lịch quan trọng này: “UBND tỉnh sẽ chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành xây dựng đề án tổ chức Năm Du lịch Quốc gia 2025".

Dự kiến có 62 hoạt động Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế chủ trì tổ chức. Trong đó, có những hoạt động đáng chú ý như: Công bố Festival Huế 2025 và Chương trình nghệ thuật tái hiện “Lễ Ban Sóc triều Nguyễn theo hình thức sân khấu hóa”; “Đón Tết hoàng cung”; Huế Symphony/Bản giao hưởng Huế; Giải chạy Vnexpress Marathon Huế; Ngày hội Huế - Kinh đô ẩm thực; Ngày hội sen Huế 2025 cùng nhiều hoạt động Fetival định hướng bốn mùa khác.

Bảo Hòa

Tin khác

Giải trí 13 giờ trước
(SHTT) - Để phục vụ người dân và du khách dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, UBND TP Hà Nội và các quận huyện đều tổ chức hàng loạt chương trình như triển lãm, biểu diễn nghệ thuật, du lịch thực cảnh…
Giải trí 17 giờ trước
(SHTT) - Thiên nhiên ban tặng cho Trí Nang (Lang Chánh) cảnh quan thiên nhiên thơ mộng và nhiều nét văn hóa truyền thống với những làn điệu dân ca, dân vũ, nếp nhà sàn, ẩm thực... Đây là điều kiện quan trọng để vùng đất này phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.
Giải trí 17 giờ trước
(SHTT) - Lễ hội Chá Mùn là một nét đẹp sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng quan trọng của dân tộc Thái (xã Yên Thắng, Lang Chánh). Nhận thức được tầm quan trọng của lễ hội này, những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã luôn quan tâm bảo tồn và phát huy, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của người dân.
Giải trí 19 giờ trước
(SHTT) - Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, đồng bào miền núi xứ Thanh có những giải pháp hữu hiệu nhằm bảo tồn, phát huy giá trị diễn xướng dân gian
Giải trí 1 ngày trước
(SHTT) - Những câu lạc bộ văn nghệ dân gian của người cao tuổi trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh không những góp phần làm phong phú đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân mà còn góp phần bảo tồn các di sản văn hóa của dân tộc.