Dự kiến hỗ trợ 1 triệu đồng/tháng cho đối tượng bị ảnh hưởng bởi Covid-19
(SHTT) - Tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về chính sách bảo đảm an sinh xã hội cho người bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 vào chiều ngày 31/3, Thủ tướng Chính phủ dự kiến sẽ hỗ trợ 1 triệu đồng/người/tháng với hộ nghèo, người lao động tự do không có hợp đồng, mất việc hoặc không có việc làm do dịch Covid-19.
Chiều 31/3, tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về chính sách bảo đảm an sinh xã hội cho người bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, tình thế cấp bách hiện nay đòi hỏi chúng ta trước mắt phải lo cho cuộc sống nhân dân, nhất là người lao động, người nghèo, người yếu thế, người làm bán thời gian, người mất việc làm, thu nhập để bảo đảm đời sống ở mức cơ bản tối thiểu.
Thủ tướng cho rằng, tác động của dịch Covid-19 đối với an sinh xã hội là rất lớn, không chỉ đối với sản xuất kinh doanh, thu ngân sách mà cả với đời sống của người dân, nhất là người nghèo, công nhân thất nghiệp và một số đối tượng khác không có tích lũy gặp rất nhiều khó khăn.

Tình thế cấp bách hiện nay là phải đảm bảo tối thiểu cho đời sống của người dân ở mức cơ bản tối thiểu trước các tác động của dịch Covid-19
Vì vậy, trong ngày hôm nay 1/4, Chính phủ sẽ tiến hành họp Nghị quyết thông qua đề xuất về một số gói hỗ trợ an sinh xã hội để tạo cơ sở cho việc xử lý nhanh, kịp thời và chính xác hơn cho các đối tượng vừa nêu. Đây là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước đối với người nghèo, những hoàn cảnh khó khăn, đối tượng yếu thế trong bối cảnh hiện nay.
Thủ tướng nhấn mạnh, cần thảo luận làm rõ các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước; mức hỗ trợ nào cho phù hợp với khả năng ngân sách dựa trên 3 câu hỏi.
Thứ nhất, Thủ tướng yêu cầu phải đủ 5 nhóm đối tượng: Người nghèo và cận nghèo; đối tượng chính sách, bảo trợ xã hội; người lao động theo hợp đồng phải tạm thời ngưng việc; hộ kinh doanh cá thể ngừng hoạt động; người lao động tự do mất việc. Nguyên tắc đặt ra là chỉ hỗ trợ đối tượng bị ảnh hưởng, không bỏ sót đối tượng và cũng không được để lợi dụng chính sách để hỗ trợ tràn lan.
Thứ hai là cần xác định chính xác mức hỗ trợ và thời gian hỗ trợ cho từng loại đối tượng. “Có những ý kiến nêu hỗ trợ 500 nghìn, 900 nghìn, 1 triệu đồng, 50% mức lương tối thiểu, v.v… thì căn cứ mức nào là phù hợp”, Thủ tướng nói.
Thứ ba là xác định rõ nguồn hỗ trợ, phương thức hỗ trợ và thẩm quyền quyết định. Theo Thủ tướng, nguồn chủ yếu là từ ngân sách Nhà nước trong thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và chính quyền địa phương cũng như từ doanh nghiệp.
Việc hỗ trợ cũng phải đảm bảo 4 nguyên tắc bao gồm:
Thứ nhất là hỗ trợ các đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ dịch COVID-19 làm giảm sâu thu nhập, mất việc làm, thiếu việc làm.
Nguyên tắc thứ hai là hỗ trợ theo nguyên tắc chia sẻ cả người lao động, người dân, doanh nghiệp chịu ảnh hưởng và nhà nước cùng chia sẻ để bảo đảm mức sống cơ bản tối thiểu, trong đó Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần, phân bổ phù hợp với ngân sách Trung ương và địa phương.
Nguyên tắc thứ ba là chính quyền cơ sở, cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan chức năng liên quan có trách nhiệm xác định đúng đối tượng hỗ trợ, bảo đảm công khai, minh bạch, không để tiêu cực, trục lợi chính sách, phát sinh tiêu cực, khiếu kiện, khiếu nại. Thủ tướng yêu cầu khoản tiền hỗ trợ này phải đến người lao động.
Nguyên tắc thứ tư là doanh nghiệp có trách nhiệm với xã hội và người dân, có trách nhiệm giữ người lao động.
Tại cuộc họp, Thủ tướng cũng cho ý kiến về các mức hỗ trợ trực tiếp, thời gian hỗ trợ đối với các nhóm đối tượng để đưa ra phiên họp Chính phủ như hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội và người có công, người lao động có hợp đồng lao động với doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể gặp khó khăn nhất phải dừng kinh doanh, người lao động tự do, không có việc làm… với tổng số tiền ước tính ban đầu khoảng 28–30 nghìn tỷ đồng, cả ngân sách Trung ương và địa phương.
Cụ thể như hỗ trợ trực tiếp hộ nghèo 1 triệu đồng/người/tháng, trước mắt hỗ trợ 3 tháng (tháng 4, 5, 6). Hỗ trợ cho một bộ phận đối tượng bảo trợ xã hội, người có công với mức hỗ trợ 500.000 đồng/người/tháng.
Thủ tướng giao Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội rà soát, có tiêu chí hỗ trợ cụ thể theo nguyên tắc chỉ hỗ trợ một bộ phận thực sự khó khăn, bị mất việc, không hỗ trợ cho tất cả các đối tượng bảo trợ xã hội, người có công. Nguồn hỗ trợ cả ngân sách Trung ương và địa phương. Hỗ trợ người lao động có hợp đồng làm việc với doanh nghiệp nhưng phải nghỉ việc, làm việc bán thời gian, nghỉ không lương giảm thu nhập thì mức hỗ trợ 1,8 triệu đồng/người/tháng (tức 50% lương tối thiểu), trước mắt hỗ trợ cho 3 tháng 4,5,6. Đồng thời, Thủ tướng yêu cầu các doanh nghiệp phải đảm bảo nguồn cùng chi trả thêm tối thiểu 50% lương tối thiểu hàng tháng. Nếu doanh nghiệp không đủ nguồn để chi trả tối thiểu 50% lương tối thiểu cho lao động thì thực hiện vay Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam với lãi suất ưu đãi và yêu cầu Ngân hàng Nhà nước bổ sung nguồn cho Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam.
Hỗ trợ cho hộ kinh doanh cá thể phải tạm ngừng kinh doanh gặp khó khăn nhất do COVID-19 với mức 1 triệu đồng/tháng trong ba tháng 4,5,6. Hỗ trợ người lao động tự do không có hợp đồng, mất việc hoặc không có việc làm, mức 1 triệu đồng/người/tháng, trong 3 tháng 4,5,6.
Chủ tịch UBND các địa phương phải xác định rõ đối tượng, đảm bảo công khai, minh bạch, không được gian dối, trục lợi.
Hạ An
-
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long: 'Tiêm vaccine Covid-19 không bảo đảm phòng bệnh 100%'
Công chứng giấy tờ: Thói quen khó bỏ
Đà Nẵng: Thu giữ gần 3.500 sản phẩm thuốc lá điện tử và phụ kiện liên quan
Sáng 6/3, Việt Nam ghi nhận 7 ca mắc COVID-19 mới, Hải Dương có 6 ca
-
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long: 'Tiêm vaccine Covid-19 không bảo đảm phòng bệnh 100%'
-
Công chứng giấy tờ: Thói quen khó bỏ
-
Đà Nẵng: Thu giữ gần 3.500 sản phẩm thuốc lá điện tử và phụ kiện liên quan
-
Sáng 6/3, Việt Nam ghi nhận 7 ca mắc COVID-19 mới, Hải Dương có 6 ca
-
Bắt giữ hơn 10.000 bao thuốc lá nhập lậu tại sân bay Nội Bài
-
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: 'Phải chiến thắng dịch bệnh bằng công thức của Việt Nam'
-
Nhà báo Trần Tuấn Linh được bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Sức khỏe và Đời sống
-
Nhân bản vô tính - Tiềm năng khôi phục những giống loài đã tuyệt chủng trên Trái Đất
-
Thủ tướng thông qua đề xuất cấp bổ sung 6.500 tấn gạo cho 4 tỉnh miền Trung
-
Từ tháng 1/2021 bắt đầu cấp thẻ căn cước công dân gắn chip
-
Cập nhật: Bão số 9 bắt đầu đổ bộ miền Trung, nhiều nhà tốc mái
-
Triệu hồi 13.000 chiếc Mercedes-Benz do hệ thống logo phát sáng lỗi
-
'Bầu Hiển' ủng hộ 5 tỷ đồng xây điểm trường và nhà tình nghĩa cho người nghèo tỉnh Cao Bằng
-
Như một lời tri ân, Văn Phú - Invest đưa kho báu của nhà điêu khắc Lê Công Thành bước vào đời sống
-
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long: 'Tiêm vaccine Covid-19 không bảo đảm phòng bệnh 100%'
-
2 năm liên tiếp Trung Quốc vượt Mỹ về số lượng hồ sơ đăng ký
-
Thanh sắt từ dự án 93 Láng Hạ của Vinaconex rơi trúng nhà dân: Sống trong bất an
-
Công chứng giấy tờ: Thói quen khó bỏ
-
Đà Nẵng: Thu giữ gần 3.500 sản phẩm thuốc lá điện tử và phụ kiện liên quan
-
Một sản phụ phải cấp cứu 2 lần sau khi sinh ở Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh
-
Tử ví 6 tháng đầu năm 2021: 3 cσn gíáp làm “sương sương” tíền вạc đầч tαч, đαng cô đơn tìm thấч một nửα
-
Chồng mất, cσn gáí 3 tuổí mắc ung thư, ngườí phụ nữ ngã quỵ khí chạч khắp хóm không mượn đủ 1 tríệu đưα cσn nhập víện
-
6 đứα trẻ mồ côí chα: nỗí níềm củα вà ngσạí “вất đắc dĩ”