SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 29/03/2024
  • Click để copy

Drone giao hàng của người Việt được cấp bằng sáng chế ở Mỹ

07:26, 17/04/2020
(SHTT) - Với thiết bị này, thời gian vận chuyển chỉ mất 5 đến 10 phút. Khi hàng tới, người mua chỉ việc ra ban công nhận hàng và thanh toán trực tuyến qua mạng.

Tham dự giải thưởng I-Star 2020 do Sở KH-CN TP.HCM tổ chức, Drone Pro Vietnam đã mang đến giải pháp vận tải công nghệ cao trên không trong đô thị với hệ thống thiết bị bay giao hàng tự động có tên Robot Drone Pro. Đây được đánh giá là một trong những giải pháp giải quyết được nhiều vấn đề mà vận tải trong các đô thị lớn đang gặp phải.

Được biết thiết bị giao hàng này được vận hành hoàn toàn tự động, được dẫn đường bằng cơ sở hạ tầng ảo, kết nối giao hàng trực tiếp người bán và người mua thông qua mạng internet di động tốc độ cao (4G, 5G,…). Việc giao hàng chỉ mất thời gian từ 5 đến 10 phút không kể thời gian chuẩn bị nên đảm bảo chất lượng hàng hóa, giảm ùn tắc giao thông.

sang che

 Drone giao hàng của người Việt được cấp bằng sáng chế ở Mỹ

Robot Drone Pro được thiết kế hoàn toàn mới, kích thước nhỏ gọn bằng khoang chở hàng, không có các cánh tay đòn và cánh quạt. Bên cạnh đó, thiết bị còn có hệ thống động cơ nâng mạnh mẽ được bố trí đặc biệt cho phép vận chuyển hàng hóa tải trọng lớn giao hàng trực tiếp ngay ban công căn hộ cao tầng, do đó người dân không cần phải di chuyển xuống tận tầng trệt mất thời gian, công sức như mua hàng hóa online theo kiểu thông thường.

Ngoài ra, thiết bị này còn cân bằng tuyệt đối cho khoang hàng hoá bởi các động cơ đẩy được đặt phía dưới khoang hàng hoá và nghiêng, xoay, để thiết bị di chuyển đã giúp giữ cân bằng và ổn định cho khoang hàng hoá không bị nghiêng, lật…

Thiết bị bay theo lộ trình định sẵn trên các độ cao khác nhau dựa vào cơ sở hạ tầng vật lý dành cho phương tiện vận chuyển của công chúng và tự động tránh các chướng ngại vật, không gây ra vấn đề an ninh mà các chính phủ quan ngại.

“Thiết bị được kết nối internet di động tốc độ cao với trung tâm điều hành và người dùng nên vận hành không phụ thuộc khoảng cách, cập nhật thông tin liên tục đến các bên liên quan, vi xử lý tốc độ cao tích hợp trong hệ thống điện tử của thiết bị được lập trình ứng dụng trí tuệ nhân tạo, giúp sản phẩm ngày càng thông minh, linh hoạt và an toàn” – ông Trần Võ Trung, Giám đốc Công ty Drone Pro Vietnam chia sẻ thêm.

Không chỉ có tính năng giao hàng, khi kết hợp thêm cánh tay robot và các loại cảm biến, thiết bị bay này có thể thực hiện nhiều chức năng khác như: sơn tường hoặc vệ sinh kính bên ngoài toà nhà cao tầng, chụp ảnh nhiệt và phòng cháy chửa cháy toà nhà cao tầng/khu dân cư chật hẹp, cập nhật hiện trạng công trình, giám sát giao thông…

Với tính ứng dụng cao, đầu tháng 3/2020, giải pháp về thiết bị bay giao hàng tự động cho người dân căn hộ và tòa nhà cao tầng của Drone Pro Vietnam đã được Văn phòng đăng ký sáng chế của Hoa Kỳ (USPTO) phê duyệt cấp bằng sáng chế.

Thanh Vi

Tin khác

Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - Trong kinh doanh ngày nay, việc sở hữu trí tuệ (IP) như bằng sáng chế, thương hiệu và bản quyền đang trở nên rất quan trọng và mang lại lợi nhuận không tưởng cho doanh nghiệp.
Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - BioNTech, công ty dược phẩm đến từ Đức, đồng thời là đối tác của tập đoàn dược phẩm Pfizer (Mỹ), đã nhận được thông báo từ Cơ quan Viện trợ Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) về việc 'nợ' các chi phí liên quan tới vấn đề bản quyền sáng chế vắc xin COVID-19 của họ.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Apple có thể phải đối mặt với một số vấn đề khi mà Huawei Technologies đã đăng ký thương hiệu này vào ba năm trước trên lãnh thổ đại lục.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Thời gian qua, trên cả nước đã xảy ra nhiều vụ cháy để lại hậu quả nghiêm trọng. Thấu hiểu điều này, các em học sinh đã đưa ra nhiều đề tài sáng chế mang tính ứng dụng cao, đạt giải trong các cuộc thi khoa học kỹ thuật.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Theo thông tin mới được Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) công bố, Huawei tiếp tục là công ty có nhiều bằng sáng chế quốc tế nhất trong năm 2023. Theo sát sau đó là Samsung và Qualcomm.