SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 23/03/2024
  • Click để copy

Đồng Nai: Bắt giữ số lượng lớn sản phẩm thời trang giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng

07:30, 04/11/2021
(SHTT) - Mới đây, lực lượng chức năng tỉnh Đồng Nai đã tiến hành kiểm tra một địa điểm kinh doanh trên địa bàn và phát hiện số lượng lớn quần áo, túi xách, giày dép,... là sản phẩm giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng thế giới.

Cụ thể, vào ngày 2/11 vừa qua, Đoàn liên ngành tỉnh đã bất ngờ kiểm tra cửa hàng "Tâm Tâm Authentic" hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, mua bán quần áo thời trang may sẵn trên đường Võ Thị Sáu kéo dài thuộc phường Thống Nhất, TP Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai.

89703ADC-F440-4DB6-86FC-630D504191D7

 

Qua kiểm tra thực tế, Đoàn kiểm tra liên ngành phát hiện hơn 460 sản phẩm thuộc 82 nhóm mặt hàng bao gồm quần áo, giầy dép, túi xách, thắt lưng, nước hoa, thực phẩm chức năng thuộc các nhãn hiệu nổi tiếng như: Gucci, Dior, Chanel, Burberrry, LV.... có giá trị thấp nhất từ 1 triệu đồng đến 70 triệu đồng.

117F9EA6-F3EF-41C2-9B98-11B42C312AA4

 

Theo ông Nguyễn Anh Đức, Trưởng đoàn kiểm tra liên ngành 389 tỉnh Đồng Nai, tại thời điểm kiểm tra tất cả hàng hoá không được chủ cơ sở xuất trình hoá đơn chứng từ chứng minh tính hợp pháp của sản phẩm.

Bà Đậu Thị Lê Tâm, chủ cơ sở,, thường trú tại phường Trảng Dài, TP Biên Hoà chỉ xuất trình được giấy phép kinh doanh.

Trước những dấu hiệu vi phạm này, Đoàn kiểm tra đã tiến hành thủ tục tạm giữ lô hàng để tiếp tục xác minh, làm rõ.

Cũng theo ông Nguyễn Anh Đức, đây là một trong những vụ việc có giá trị lớn nhất từ trước đến nay về trị giá hàng hoá mà Đoàn liên ngành phát hiện và thu giữ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. 

Hành vi sản xuất, buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được xử lý như thế nào?

Điều 213 Luật sở hữu trí tuệ (SHTT) quy định: Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý.

Hành vi sản xuất, buôn bán hàng hóa giả mạo về SHTT nêu trên, có thể bị xử lý hành chính (điểm b khoản 1 Điều 211 Luật SHTT đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009) hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự (Điều 212 Luật SHTT).

Về xử lý hành chính, theo Điều 214 Luật SHTT (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009), tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nêu trên bị buộc phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính: Cảnh cáo; Phạt tiền. Tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ (i); Đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đã xảy ra vi phạm (ii).

Ngoài ra, tổ chức, cá nhân vi phạm có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu huỷ hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ (i); Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng hoá quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc buộc tái xuất đối với hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ sau khi đã loại bỏ các yếu tố vi phạm trên hàng hoá (ii).

Hướng dẫn chi tiết việc xử lý hành chính đối với hành vi này, tại Điều 12 Nghị định số 97/2010/NĐ-CP (ngày 21/09/2010, về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực SHCN).

Về xử lý hình sự, đối với cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền SHTT có yếu tố cấu thành tội phạm và có yêu cầu của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý (người bị hại), thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 171 Bộ Luật Hình sự - Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, hình phạt tiền tới 1 tỉ đồng, phạt tù tới 3 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định đến 05 năm.

Thái An

Tin khác

Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Apple có thể phải đối mặt với một số vấn đề khi mà Huawei Technologies đã đăng ký thương hiệu này vào ba năm trước trên lãnh thổ đại lục.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Google đã bị cơ quan giám sát cạnh tranh của Pháp phạt vì vi phạm các quy định sở hữu trí tuệ của Liên minh châu Âu (EU) khi không đàm phán với các nhà xuất bản truyền thông.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Thông qua công tác giám sát, cơ quan chức năng thành phố Hà Nội mới đây đã kịp thời phát hiện và thu giữ 7.000 sản phẩm giả mạo nhãn hiệu 'Ăn cùng bà Tuyết'.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Dù chiến thắng trong vụ kiện bản quyền âm nhạc, nhưng Sam Smith & Normani thẩm phán vẫn quyết định các nghệ sĩ nổi tiếng phải tự chi trả phí luật sư lên tớ hơn 700.000 đô la.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, cơ quan chức năng thành phố Hà Nội đã tiến hành kiểm tra một địa điểm kinh doanh tại huyện Hoài Đức, qua đó phát hiện số lượng lớn.
Liên kết hữu ích