SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 29/03/2024
  • Click để copy

Đòn bẩy đưa Huế lên TP trực thuộc Trung ương (kỳ 3): Điểm nhấn Chân Mây - Lăng Cô

07:09, 24/09/2022
Với vị trí chiến lược, Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô là điểm nhấn của Thừa Thiên Huế trong việc xây dựng đô thị hiện đại, trung tâm giao thương quốc tế,... trở thành đô thị ven biển hiện đại mang tầm khu vực và quốc tế.

Với Thừa Thiên Huế, Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô được xem là động lực phát triển kinh tế phía Nam của tỉnh. Do vậy, tỉnh Thừa Thiên Huế hết sức chú trọng trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng, kêu gọi thu hút đầu tư vào đây.

Tạo động lực cho vùng kinh tế phía nam

Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô được thành lập vào đầu năm 2006 với tổng diện tích hơn 27.000 ha. Trong quy hoạch xây dựng Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đô thị Chân Mây - Lăng Cô được định hướng phát triển thành đô thị loại III; là điểm trung chuyển, liên kết, hỗ trợ cho các cụm cảng Vùng Kinh tế trọng điểm Trung bộ, gồm Chu Lai (Quảng Nam), Tiên Sa, Liên Chiểu (Đà Nẵng), Dung Quất (Quảng Ngãi), Nhơn Hội (Bình Định), tạo thành chuỗi liên kết đô thị ven biển miền Trung. 

Đòn bẩy đưa Huế lên TP trực thuộc Trung ương (kỳ 1): Phát triển đô thị thông minh trên nền tảng di sản

Đòn bẩy đưa Huế lên TP trực thuộc Trung ương (kỳ 2): Mở rộng diện tích gần gấp 4 lần

Có thể kể đến một số dự án lớn được đầu tư tại khu vực này như: Dự án đê chắn sóng cảng Chân Mây với kinh phí 1.522 tỷ đồng (2 giai đoạn); Dự án Bến số 2 – cảng Chân Mây với tổng mức đầu tư 849 tỷ đồng và Dự án Bến số 3 - cảng Chân Mây với mức đầu tư hơn 846 tỷ đồng.

Ngoài ra phải kể đến 3 dự án hạ tầng chuyển tiếp đầu tư tại Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô do nguồn vốn ngân sách Trung ương bố trí hơn 96 tỷ đồng là tuyến đường phía đông đầm Lập An, đường trục chính Khu đô thị Chân Mây, đường nối Khu phi thuế quan với khu cảng Chân Mây,...

95575e1e660da253fb1c

 Chân Mây - Lăng Cô là điểm nhấn của Huế ở khu vực kinh tế phía Nam ( Nguồn: Báo Thừa Thiên Huế).

Với mục tiêu giai đoạn 2021 - 2025, đưa Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm du lịch đặc sắc của cả nước, thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam và thành phố du lịch sạch của ASEAN, thì Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô sẽ là hạt nhân tăng trưởng, là điểm đột phá để tỉnh vươn lên trở thành tỉnh phát triển của Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung.

Bên cạnh việc huy động các nguồn lực vào đầu tư cơ sở hạ tầng, hiện nay tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đang chú trọng vào việc thu hút đầu tư vào Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô thông qua các hoạt động xúc tiến đầu tư.

Theo báo cáo của BQL Khu kinh tế - công nghiệp Thừa Thiên Huế, hiện nay tại Chân Mây – Lăng Cô có 50 dự án đầu tư còn hiệu lực hoạt động, với vốn đăng ký hơn 82.000 tỷ đồng, trong đó có 12 dự án FDI với tổng vốn đăng ký hơn 56.000 tỷ đồng.

Bứt phá kinh tế từ cảng Chân Mây

Cảng cạn tại Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô có chức năng phục vụ lưu thông hàng hóa, làm nhiệm vụ tiếp chuyển hàng hóa cho Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và khu vực. Dự án có tổng mức đầu tư 2.249 tỷ đồng, với công suất 5 triệu lượt hành khách/năm. Dự án có thiết kế có kiến trúc trúc độc đáo, phong cách hiện đại, phát huy nét đặc thù văn hóa kiến trúc cung đình Huế với ý tưởng mô phỏng hình ảnh núi Ngự.

Ông Huỳnh Văn Toàn - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Cảng Chân Mây cho biết, hiện cảng đang khai thác 2 bến với tổng chiều dài 760m.

"Hàng năm, cảng Chân Mây xếp dỡ khoảng 3,5 triệu tấn hàng rời như than, xi măng clinker, dăm gỗ, cát, bột sắn... Cảng có khả năng tiếp nhận tàu hàng 50.000 DWT, tàu container 35.000 DWT ~ 2.600 TEU, tàu khách đến 362m và 225, 282 GRT và có thể đáp ứng đủ các điều kiện, khả năng làm hàng container, trở thành bến cho tàu du lịch lớn nhất, mới nhất thế giới", ông Huỳnh Văn Toàn cho biết thêm.

Đáng chú ý, đến thời điểm hiện tại, trị giá hàng hóa xuất nhập khẩu qua cảng Chân Mây đạt 207 triệu USD, tăng 46,9% so với cùng kỳ năm 2021.

Theo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, từ nay đến năm 2025 sẽ có nhiều dự án lớn trong tỉnh đi vào hoạt động như: Nhà máy sản xuất găng tay y tế 10 tỷ chiếc/năm, sợi 800 tấn/năm; 2 dự án sản xuất ô tô với công suất khoảng 220.000 xe/năm, dự án Nhà máy sản xuất đồ chơi Billion Max với công suất 20 triệu sản phẩm/năm... tạo cơ hội đột phá sản lượng cho cảng Chân Mây.

Bên cạnh đó, cảng Chân Mây nằm ở vị trí trung tâm trên dải đất miền trung, giữa hai đô thị lớn là Huế và Đà Nẵng. Đến Chân Mây, du khách có thể dễ dàng lựa chọn những tour du lịch di sản miền Trung như Hội An, thánh địa Mỹ Sơn, quần thể di tích cố đô Huế, bãi biển Lăng Cô…

Cùng với lợi thế về độ sâu khu nước, không bị bồi lấp, cảng Chân Mây hội tủ điều kiện và tiềm năng để trở thành cảng du lịch chuyên dụng, kết hợp với cảng tổng hợp hàng hóa góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.

Tuy nhiên, để cảng Chân Mây thực sự trở thành điểm dừng chân cho các du thuyền ở Đông Nam Á là vấn đề đặt ra cho chính cảng Chân Mây cũng như các cơ quan quản lý Nhà nước.

Để thực thực sự phát huy tiềm năng từ vùng cảng này, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ tập trung quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng, đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Chủ trương phát triển hạ tầng tại cảng sẽ góp phần tạo đòn bẩy cho sự phát triển hoạt động xuất nhập khẩu, tạo bước đột phá về kinh tế cho địa phương.

Phan Hòa

Tin khác

Tin tức 51 phút trước
(SHTT) - Thời gian qua các bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã tích cực triển khai nhiều kỹ thuật mới, giúp người dân được tiếp cận với các dịch vụ y tế chất lượng ngay tại cơ sở, không phải chuyển lên tuyến trên điều trị, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh (KCB) ngày càng cao của người dân.
Tin tức 52 phút trước
(SHTT) - Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội Nguyễn Thị Mai Hương nhấn mạnh, những người làm nội dung thông tin trên môi trường mạng cần có trách nhiệm hơn.
Tin tức 1 giờ trước
(SHTT) - Theo thông tin tại buổi Họp báo, thông tin về tình hình kinh tế -xã hội Quý I năm 2024, nhiệm vụ trọng tâm các tháng tiếp theo, ông Nguyễn Công Anh, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội cho biết, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đang được tiếp tục được nghiên cứu và hoàn thiện.
Tin tức 1 giờ trước
(SHTT) - Theo thông tin từ buổi Họp báo thông tin về tình hình kinh tế -xã hội Quý I năm 2024 được UBND Thành phố Hà Nội tổ chức vào chiều ngày 28/3 vừa qua, trong quý đầu năm, Thủ đô đã ghi nhận nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế - xã hội.
Tin tức 3 giờ trước
(SHTT) - Công an thành phố Hà Nội mới đây đã phát đi thông tin cảnh báo về 24 thủ đoạn của tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Người dân cần chú ý để tránh mất tiền oan.