SO HUU TRI TUE
Thứ ba, 26/03/2024
  • Click để copy

Đòn bẩy đưa Huế lên TP trực thuộc Trung ương (kỳ 2): Mở rộng diện tích gần gấp 4 lần

10:49, 19/09/2022
Chỉnh trang đô thị theo hướng hiện đại, đồng bộ kết hợp với việc mở rộng đơn vị hành chính là một bước tiến lớn trong việc đưa Huế lên thành phố trực thuộc Trung ương đến năm 2025.

Thời gian qua Thừa Thiên Huế đang phát triển kinh tế, xây dựng hệ thống hạ tầng trọng điểm, đẩy mạnh công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch nhằm tạo đà, động lực phát triển để quyết tâm đưa Huế lên thành phố trực thuộc Trung ương trong năm 2025.

Mở rộng diện tích

Ông Nguyễn Văn Phương - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế nhấn mạnh trong quy hoạch phát triển, tỉnh đang tập trung hoàn thành quy hoạch Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế, tỉnh tập trung sắp xếp địa giới hành chính đô thị Thừa Thiên Huế.

Theo đó, sau điều chỉnh địa giới hành chính TP Huế có 265,99km2 diện tích tự nhiên, tăng 3,76 lần so với trước đây, dân số 652.572 người tăng 1,8 lần.

>>> Đòn bẩy đưa Huế lên TP trực thuộc Trung ương (kỳ 1): Phát triển đô thị thông minh trên nền tảng di sản

Ngoài việc sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp xã thuộc TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ điều chỉnh địa giới hành chính của thị xã Hương Thủy, thị xã Hương Trà, huyện Phú Vang và TP Huế.

Cụ thể, điều chỉnh toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Thủy Vân và xã Thủy Bằng thuộc thị xã Hương Thủy vào TP Huế; điều chỉnh toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô của phường Hương Hồ, phường Hương An, xã Hương Thọ, xã Hương Phong, xã Hương Vinh và xã Hải Dương thuộc thị xã Hương Trà vào TP Huế; điều chỉnh toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số 20.850 của xã Phú Thượng, xã Phú Dương, xã Phú Mậu, xã Phú Thanh và thị trấn Thuận An thuộc huyện Phú Vang vào TP Huế.

e7fa2e5c3550f10ea841

 Một đoạn tuyến đường Hà Nội - là trục đường xương sống giữa lòng đô thị Huế được nâng cấp, mở rộng. Dự án nâng cấp tuyến đường này có mức đầu tư 135 tỷ đồng .

Thành lập 4 phường thuộc TP Huế, gồm: Thành lập phường Hương Vinh trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số xã Hương Vinh; thành lập phường Thủy Vân trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Thủy Vân; thành lập phường Phú Thượng trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Phú Thượng; thành lập phường Thuận An trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của thị trấn Thuận An. 

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cũng quy hoạch đề án thành lập thị xã Phong Điền và sắp xếp thành lập các xã, phường thuộc thị xã Phong Điền, đề án Phát triển kinh tế - xã hội vùng đầm phá Tam Giang - cầu Hai đến năm 2030.

Mục tiêu của Thừa Thiên Huế là xây dựng Phong Điền đạt tiêu chí đô thị loại IV; xây dựng hệ thống hạ tầng đô thị Chân Mây, nâng cấp và từng bước hình thành các đô thị mới Lộc Thủy, Lộc Vĩnh, Lộc Tiến, Vinh Hiền, Vinh Hưng, Thanh Hà, Phú Mỹ đạt tiêu chí đô thị loại V đến năm 2025.

Biến thách thức thành cơ hội

Theo đánh giá của các chuyên gia, việc mở rộng địa giới hành chính sẽ góp phần tạo thuận lợi trong công tác quản lý, xây dựng và phát triển đô thị trung tâm Huế theo hướng di sản, văn hóa, thân thiện với môi trường, cũng như thuận lợi trong việc giãn dân khu vực nội đô.

TP Huế mở rộng sẽ có đủ không gian phát triển đô thị và đồng thời mang lại những cơ hội to lớn cho sự bảo tồn các giá trị di sản, phát triển kinh tế - xã hội thành phố, là tiền đề để xây dựng Huế thành đô thị động lực trung tâm, “hạt nhân” của đô thị di sản Thừa Thiên Huế. Đây là một bước quan trong trọng trong tiến trình cụ thể hóa mục tiêu đưa Huế lên thành phố trực thuộc Trung ương, đến năm 2025.

Ông Phan Thiên Định - Bí thư Thành ủy Huế đánh giá mở rộng địa giới chỉ là cái bắt đầu. Phải làm sao để bảo vệ được TP Huế như là một đô thị di sản mẫu mực, nơi chứa đựng đầy đủ nhất những “hồn cốt” văn hóa Huế, Việt Nam; nhưng cũng phải làm cho Huế phát triển thành một trung tâm tri thức, công nghệ làm động lực cho tỉnh phát triển mạnh mẽ mới là điều cần phải tập trung thực hiện trong thời gian tới.

757b69831b92decc8783

Huế triển khai một số dự án trọng điểm hướng đến xây dựng hạ tầng đô thị.

Việc mở rộng TP Huế ngoài tạo ra thời cơ, vận hội cũng đặt ra không ít những thách thức. Trước hết là về vấn đề quản lý, đòi hỏi phải xây dựng được một đội ngũ quản lý chuyên nghiệp, mang tính kết nối cao. Tiếp theo là việc đồng bộ cơ sở hạ tầng, 13 đơn vị mới sáp nhập vào TP có hạ tầng về giao thông, hệ thống thoát nước, điện chiếu sáng còn hạn chế.

Để giải quyết vấn đề này, năm 2022 Thừa Thiên Huế quyết liệt triển khai dự án trọng điểm hướng đến xây dựng hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại trên địa bàn. Mục tiêu của chương trình là tập trung huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại và thông minh; ưu tiên phát triển một số công trình trọng điểm về giao thông, đô thị, công nghệ thông tin, logistics,… đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững, từng bước đưa Huế lên thành phố trực thuộc Trung ương.

Phát triển TP Huế về hướng biển, hoàn chỉnh mở rộng đạt chuẩn tiêu chí đô thị loại I,... Đầu tư nâng cấp, mở rộng một số tuyến giao thông nội thị trung tâm TP Huế, thị xã Hương Thủy, thị xã Hương Trà, thị trấn Sịa và trục chính giao thông các huyện. Triển khai các dự án Chương trình phát triển các đô thị loại II (các đô thị xanh).

Mới đây nhất, ngày 30/8/2022, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch hỗ trợ di dời các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp gây ô nhiễm môi trường, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, không phù hợp quy hoạch xây dựng đô thị vào cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025, hướng đến việc chỉnh trang và phát triển đô thị phù hợp với quy hoạch chung. Dự án có tổng kinh phí thực hiện là 31.582 triệu đồng. Việc đầu tư xây dựng, cải thiện cơ sở hạ tầng là khâu chuẩn bị nền tảng để thay đổi bộ mặt TP Huế, hướng đến thương hiệu TP trực thuộc Trung ương trong tương lai.

Phan Hòa

Tin khác

Tin tức 1 giờ trước
(SHTT) - Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị thanh niên cần thực hiện '5 xung kích', '6 khát vọng' để trở thành lực lượng xung kích, nòng cốt, giương cao ngọn cờ tiên phong, tình nguyện đi đầu, làm chủ công cuộc chuyển đổi số và phát triển Việt Nam sớm trở thành quốc gia số.
Tin tức 3 giờ trước
(SHTT) - Những năm qua, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh Quảng Ninh luôn quan tâm xây dựng tổ chức Đoàn ngày càng vững mạnh về tư tưởng, chính trị, tổ chức và hành động.
Tin tức 10 giờ trước
(SHTT) - 65 bảng Anh (khoảng 2 triệu VNĐ) là con số trung bình mà mỗi công dân Anh bỏ ra hàng tháng để đóng góp cho hoạt động từ thiện trong năm 2023, tăng 40% so với năm trước đó.
Tin tức 10 giờ trước
(SHTT) - Tại Hội nghị tổng kết công tác HĐND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng khẳng định vai trò của Thủ đô trong các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội.
Tin tức 10 giờ trước
(SHTT) - Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 88/KH-UBND về việc tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).