SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 19/04/2024
  • Click để copy

Đòn bẩy đưa Huế lên TP trực thuộc Trung ương (kỳ 1): Phát triển đô thị thông minh trên nền tảng di sản

16:40, 08/09/2022
Trong mục tiêu đưa TP Huế lên thành phố trực thuộc Trung ương, tỉnh Thừa Thiên Huế hướng đến việc xây dựng đô thị thông minh dựa trên tiềm lực đặc biệt là các giá trị văn hóa, di sản đặc hữu.

Hướng đến đô thị thông minh

Theo định hướng phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 7/4/2009 và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1874/QĐ-TTg ngày 13/10/2014: Huế được xác định là một trong số các đô thị lớn, là một trong các cực tăng trưởng tạo động lực phát triển và gắn với việc phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của Huế.

Thời gian qua, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế đã rất quan tâm và chỉ đạo các Sở, ngành triển khai quyết liệt chương trình chuyển đổi số và thúc đẩy việc xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh, hướng tới phát triển kinh tế số, xã hội số. Tỉnh Thừa Thiên Huế đã hoàn thiện các thể chế về chuyển đổi số và nền tảng phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số. Từng bước hoàn thiện, tích hợp, liên thông các cơ sở dữ liệu chuyên ngành, tiến hành số hóa các dữ liệu tại các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh và hạ tầng kết nối, hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo an ninh mạng.

Tỉnh cũng đang tập trung nguồn lực để đầu tư, nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin, trong đó ưu tiên chuyển đổi số đối với các lĩnh vực có thế mạnh của tỉnh như y tế, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ, du lịch và nông nghiệp.

Về đô thị thông minh, TP Huế đã và đang hoàn thiện hạ tầng thiết yếu, trong đó đã đầu tư lắp đặt 42 camera hiện đại ở những vị trí quan trọng trên địa bàn, hệ thống camera giám sát của thành phố với các tính năng hiện đại như nhận diện khuôn mặt, biển số xe, tích hợp hệ thống thanh toán tiền dịch vụ thu gom và vận chuyển rác thải không tiền mặt trên địa bàn qua VNPT Pay; áp dụng các giải pháp hỗ trợ thanh toán phí, lệ phí không dùng tiền mặt,...

Đặc biệt, mô hình dịch vụ đô thị thông minh và nền tảng Hue-S có thể nói là niềm tự hào của Thừa Thiên Huế trong quá trình xây dựng chính quyền điện tử và triển khai chuyển đổi số. Đến nay Hue-S đã có gần 800.000 lượt tải ứng dụng, tương đương 101,3% tổng số dân trên địa bàn tỉnh có sử dụng điện thoại di động thông minh với thời gian sử dụng trung bình 35 phút mỗi người/một ngày. Tính riêng năm 2021, đã có hơn 17.400.000 lượt truy cập. Hue-S cũng đã thu hút hơn 10 tập đoàn, doanh nghiệp và tổ chức tham gia tích hợp vào Hue-S.

Ngoài ra, để sớm đạt được mục tiêu xây dựng hệ thống thông tin du lịch thông minh, phát triển trung tâm du lịch văn hóa đô thị và mở rộng mạng lưới đi bộ đô thị, UBND TP Huế đã hợp tác với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA) khẩn trương triển khai dự án “Xây dựng TP Huế văn hoá và du lịch thông minh”.

Dự án có quy mô gồm 5 hợp phần, bao gồm thiết lập trục văn hóa Du lịch thông minh (DLTM) TP Huế; dự án thí điểm của trục văn hóa DLTM, cụ thể là Khu văn hóa phức hợp cồn Dã Viên; hệ thống chiếu sáng thông minh và camera giám sát dọc sông Hương; xây dựng năng lực hành chính công trong phát triển du lịch và quản lý đô thị và hợp phần quản lý dự án.

Việc xây dựng cơ sở hạ tầng và vận hành đô thị thông minh sẽ ảnh hưởng tới tất cả các lĩnh vực của thành phố, không chỉ là lĩnh vực văn hóa và du lịch mà còn cả giao thông, an ninh xã hội và sẽ đóng góp to lớn cho việc tăng sức cạnh tranh của thành phố.

Đi lên từ di sản

Trong Hội thảo khoa học với chủ đề "Phát triển văn hóa, con người Huế theo tinh thần Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị” do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế tổ chức, các chuyên gia đã đánh giá mô hình và cách làm của Thừa Thiên Huế là thực tiễn mới, hết sức sinh động.

1f422a9c0794c2ca9b85

Quần thể di tích Cố đô Huế là điểm nhấn thu hút du khách khi đến TP Huế.

Theo đó, Thừa Thiên Huế cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của cán bộ Đảng viên và quần chúng nhân dân về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của văn hóa, con người cũng như khơi dậy, phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người xứ Huế - nguồn lực nội sinh quan trọng nhất để hiện thực hóa khát vọng phát triển.

Phát biểu tại Hội thảo, GS. TS Nguyễn Xuân Thắng khẳng định: Văn hóa, con người đã bước đầu trở thành nguồn lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Thừa Thiên Huế. Trong lĩnh vực du lịch, văn hóa và con người là nguồn lực văn hóa - sinh thái - nhân văn quý giá để xây dựng các sản phẩm du lịch đặc sắc của Thừa Thiên Huế.

Thừa Thiên Huế luôn xác định các giá trị văn hóa, di sản là tài sản vô giá của các thế hệ tiền nhân để lại cho thế hệ hôm nay và mai sau, có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống lịch sử văn hóa. Đó cũng là nguồn sức mạnh nội sinh, là động lực quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế.

Trong 6 cơ chế, chính sách đặc thù mà Quốc hội cho phép thực hiện thí điểm tại tỉnh Thừa Thiên Huế, có 2 nhóm về bảo tồn và trùng tu, phát huy các giá trị di tích, di sản, Huế được ưu tiên hai cơ chế đặc biệt. Thứ nhất, phí tham quan di tích trên địa bàn tỉnh được nộp đầy đủ vào ngân sách nhà nước; 100% phí tham quan nêu trên tỉnh được được sử dụng để đầu tư trùng tu di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn. Khi thực hiện cơ chế này, tỉnh được Quốc hội, Chính phủ cho phép sử dụng toàn bộ 100% nguồn thu phí tham quan nộp ngân sách để chỉ sử dụng cho mục đích duy nhất là đầu tư trùng tu di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn.

Thứ 2 là cho phép thành lập Quỹ Bảo tồn di sản Huế, Quỹ được hình thành từ các nguồn Chương trình mục tiêu phát triển văn hóa, từ các tổ chức, đoàn thể, DN, cộng đồng và nguồn vốn viện trợ của UNESCO, các tổ chức Chính phủ, phi Chính phủ cho bảo vệ, tu bổ, tôn tạo và phục hồi di tích.

Có thể khẳng định, không nơi nào ở Việt Nam có được ưu thế đặc biệt về di sản như Thừa Thiên Huế. Một hệ thống di sản được bảo tồn nguyên vẹn cả vật thể lẫn phi vật thể, văn hóa cung đình đến văn hóa dân gian, từ cảnh quan thiên nhiên đến lối sống Huế, con người Huế, những phong tục tập quán,… Do đó “di sản” chính là nguồn tài nguyên tiền đề để Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Phan Hòa

Tin khác

Tin tức 52 phút trước
Lần đầu tiên, các đặc sản của đồng bào Cơ Tu ở huyện Tây Giang (tỉnh Quảng Nam) có cơ hội được các doanh nghiệp khách sạn, các resort Đà Nẵng bao tiêu đầu ra, hỗ trợ đào tạo nhằm cải thiện thu nhập cho người dân.
Tin tức 55 phút trước
Các chuyên gia quốc tế Trường Đại học Đông Á và Viện Công nghệ công nghiệp tiên tiến Nhật Bản (AIIT) vừa tổ chức hội thảo khoa học quốc tế Mô hình mới về chiến lược chống biến đổi khí hậu toàn cầu lần thứ 2.
Tin tức 1 giờ trước
(SHTT) - Sáng nay, tại Hà Nội, Hội Truyền thông số Việt Nam và Liên minh Sáng tạo nội dung số Việt Nam đã tổ chức lễ công bố Giải thưởng sáng tạo nội dung số Việt Nam 2024 (VCA 2024). Theo đó, giải thưởng năm nay sẽ trở lại với hạng mục mới và nhiều điểm mới trong thể lệ dự thi.
Tin tức 7 giờ trước
(SHTT) - Theo công bố của Ban Chỉ đạo CCHC của Chính phủ, trong năm 2023, thành phố Hà Nội tiếp tục đạt được xếp hạng thứ 3 cả nước về chỉ số cải cách hành chính.
Tin tức 1 ngày trước
(SHTT) - UBND Thành phố Hà Nội mới đây đã chính thức khởi động chương trình hỗ trợ ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên truyền hình và ứng dụng đa phương tiện. Theo đó, từ ngày 19/4, học sinh có thể theo dõi các chương trình ôn tập trực tuyến trên kênh H2 của Đài PT-TH Hà Nội và ứng dụng HANOI ON.