SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 28/03/2024
  • Click để copy

Độc quyền: Đầu xuân gặp gỡ ông đồ "trẻ" Đình Ngọc

06:56, 27/01/2017
(SHTT) - Anh Phạm Đình Ngọc, Chủ nhiệm CLB Thư pháp Việt UNESCO chính là một trong những người thắp lửa đam mê cho giới trẻ thời nay theo đuổi nghệ thuật văn hóa truyền thống này. Ông đồ 8x đã có buổi trải lòng về đam mê của mình và giúp mọi người có cái nhìn sâu sắc hơn về nghệ thuật thư pháp.

Với những bạn trẻ theo đuổi nghệ thuật thư pháp thì không thể không biết đến anh Phạm Đình Ngọc, Chủ nhiệm CLB Thư pháp Việt UNESCO. Mặc dù còn khá trẻ, sinh năm 1983 nhưng anh Đình Ngọc đã có thời gian dài gắn bó và theo đuổi đam mê với nghệ thuật thư pháp. 

chu nhiem clb thu phap unesco ngoc dinh a

 Gặp gỡ Chủ nhiệm CLB Thư pháp UNESCO Ngọc Đình

Trước khi chính thức gắn bó với thư pháp, chàng trai đến từ Hải Dương này đã tốt nghiệp cử nhân khoa Ngữ văn - Báo chí của trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, đồng thời anh cũng là thạc sĩ Hán Nôm của Đại học Sư phạm Hà Nội. Chính ông đồ 8x này là người đã truyền nhiều nhiệt huyết, thắp lên ngọn lửa đam mê để nhiều bạn trẻ có thể mạnh dạn theo đuổi môn nghệ thuật thổi hồn vào từng con chữ này và coi đó là món ăn tinh thần không thể thiếu. Dưới đây là những trải lòng của Chủ nhiệm CLB Thư pháp Việt UNESCO.

Khi nhắc tới nghệ thuật thư pháp, mọi người thường nghĩ tới những ông đồ già ngồi viết chữ vậy tại sao một người trẻ như anh lại có niềm đam mê lớn với thư pháp như vậy?

Thư pháp đối với Đình Ngọc là niềm đam mê và cũng là tâm huyết theo đuổi đặt ra trong cuộc sống. Ở đây xin thu hẹp lại về thư pháp Việt (chữ quốc ngữ), là một bộ môn nghệ thuật mới manh nha ở nước ta vào đầu thập niên 90. Nghệ thuật dùng bút lông để viết chữ quốc ngữ là sự sáng tạo của người Việt khi mà chữ Hán đã dần lùi vào trong lịch sử. Dù rằng lịch sử còn non trẻ, hệ thống lý luận chưa thống nhất nhưng hơn một thập niên qua thư pháp chữ Việt đã tạo nên được vị thế nhất định trong lòng đông đảo quần chúng.

Thực ra đã là đam mê thì rất khó giải thích cặn kẽ để trả lời câu hỏi vì sao như thế. Giống như lời của một bài hát nào đó: Đừng hỏi vì sao anh yêu em, anh sẽ không trả lời được. Và nó cũng không phụ thuộc độ tuổi mà phụ thuộc vào sự hấp thu của mỗi tâm hồn. Theo Đình Ngọc thì đã là nét đẹp truyền thống, ai cũng yêu nhưng mỗi người ở mức độ khác nhau và ý nghĩa tương ứng. Có người yêu thư pháp chỉ thích treo một hai chữ trong nhà chơi, có người lại đam mê muốn xây dựng nó thành một môn nghệ thuật khoa học...

chu nhiem clb thu phap unesco ngoc dinh b

 Anh Ngọc Đình có niềm đam mê lớn với nghệ thuật thư pháp

Cái duyên nào đưa anh đến với nghệ thuật thư pháp?

Từ nhỏ Đình Ngọc đã có niềm say mê với cách tạo hình con chữ qua bút bi, bút máy bằng những nét thanh nét đậm. Cho nên duyên đến với thư pháp có lẽ bắt nguồn sâu xa từ đó, bước vào giảng đường đại học năm 2004 thì cái duyên ấy mới trở thành hiện thực khi Đình Ngọc được gặp và chiêm ngưỡng tác phẩm của một số nghệ sĩ thư pháp chữ Việt đầu tiên trong Sài Gòn như Bùi Hiến, Trụ Vũ, Thanh Sơn... Niềm đam mê được thắp lửa và tình yêu với thư pháp vẫn bùng cháy cho đến bây giờ. 

Đối với Đình Ngọc, thư pháp như là một nguồn nhựa sống, nó luôn luôn vận động và cũng là trăn trở trong cuộc sống thường nhật. Vì thế có thể nói thư pháp cho Ngọc Đình rất nhiều thứ, dạy bản thân biết quý trọng cái đẹp, kiên trì thực hiện mục tiêu và luôn lạc quan hướng về những giá trị tốt đẹp.

Vậy anh có thể chia sẻ chút về kinh nghiệm học thư pháp và những khó khăn anh gặp phải khi theo đuổi nghệ thuật này không?

Như trên đã nói thì Đình Ngọc đến với thư pháp Việt từ năm 2004. Cách luyện tập thư pháp Việt vốn chưa có hệ thống thống nhất, đặc biệt là thời gian khi ấy lại càng không có phương pháp tốt. Do là sinh viên nên Đình Ngọc cũng không được theo thầy học nên tự mua bút mực về mày mò tập mô phỏng những nét chữ của các tác giả đi trước. Cứ thế dần quen bút, viết thành chữ và cứng hơn, tạo ra nét chữ của riêng mình.

chu nhiem clb thu phap unesco ngoc dinh c

 Nhiều bạn trẻ cũng đang theo đuổi bộ môn nghệ thuật thổi hồn vào từng con chữ này

Khó khăn đến với thư pháp không riêng gì Đình Ngọc mà tất cả những người đam mê bộ môn nghệ thuật này đều gặp phải đó là hiện nay thư pháp Việt vẫn chưa được thống nhất cả về hình thức lẫn lý luận nên gây khó khăn cho người nhập môn. Thực tế thì việc tập luyện xưa nay chủ yếu vẫn còn trong tình trạng mô phỏng và tự tác theo cách riêng.

CLB Thư pháp UNESCO hiện đang khá phát triển. Với tư cách là Chủ nhiệm CLB, anh đã giúp CLB phát triển như thế nào?

Là người đã tham gia rèn luyện và thực hành môn thư pháp Việt hơn thập niên nên Ngọc Đình sáng lập ra CLB Thư pháp UNESCO với mục đích giúp cho những người đam mê thư pháp Việt có môi trường và không gian luyện tập, sinh hoạt chuyên môn tốt hơn.

CLB Thư pháp Việt trực thuộc Trung tâm UNESCO Văn hóa và Thể thao, hoạt động theo tiêu chí câu lạc bộ, một tháng họp thường kỳ 1 lần. Hoạt động của CLB bám sát các hoạt động văn hóa xã hội của trung tâm và các tổ chức khác để triển lãm, tặng chữ cũng như tuyên truyền nét đẹp truyền thống. Ngoài ra CLB còn tổ chức những buổi sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề giúp cho anh em nghệ sĩ thư pháp nâng cao trình độ, tổ chức lớp học thư pháp cơ bản cho mọi người có nhu cầu tìm hiểu về thư pháp. Đặc biệt, là người viết thư pháp nhiều năm, việc cho chữ đầu năm là một điều hết sức ý nghiã với Đình Ngọc nói riêng và các ông đồ nói chung.

chu nhiem clb thu phap unesco ngoc dinh d

 CLB Thư pháp UNESCO đang ngày càng phát triển

Để tuyên truyền sâu rộng thư pháp Việt, CLB ngoài hoạt động triển lãm, tổ chức triển lãm, mở lớp học... thì việc kết hợp sâu sát với các tổ chức văn hóa xã hội để góp phần xây dựng nếp sống văn hóa, giữ gìn truyền thống chính là để thư pháp có đất để phát triển thực sự hơn.

Hiện tại có khá nhiều người theo thư pháp không chỉ bởi đam mê mà còn muốn kiếm tiền bằng nghề này. Vậy anh suy nghĩ như thế nào?

Thư pháp hay bất cứ làm gì cũng thế, muốn thành công trước hết phải yêu thích và say mê một cách chính đáng mà đừng vội mưu tính. Còn chuyện muốn dự tính kíếm sống bằng nghề gì, đặc biệt là thư pháp thì còn nhiều vấn đề cần lưu ý. Theo Đình Ngọc được biết thì hiện nay ở Việt Nam chỉ có nghề dạy chữ là nghề giáo viên, chứ chưa có nghề viết chữ.

chu nhiem clb thu phap unesco ngoc dinh

 

Bên cạnh những người trẻ đam mê thư pháp như anh thì cũng có đa số giới trẻ hiện nay đang dần lãng quên nét đẹp văn hóa truyền thống này. Theo anh nguyên nhân là gì?

Theo tôi, là do xuất phát từ sự hời hợt và chưa ý thức được bản chất tốt đẹp của văn hóa truyền thống. Về lý do thì có nhiều, ví dụ như ảnh hưởng của công nghệ, môi trường xã hội, hội nhập quốc tế... làm cho những người trẻ có quá nhiều vấn đề để quan tâm.

Cảm ơn anh Đình Ngọc đã có buổi chia sẻ giúp mọi người có cái nhìn sâu sắc hơn về thư pháp Việt Nam. Chúc anh đưa CLB Thư pháp UNESCO ngày càng phát triển.

Hương Mi (thực hiện)

Tin khác

Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Trong nghiên cứu mới đây, một lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng đã được phát hiện ở dòng chip M tùy chỉnh của Apple có thể khiến người dùng Mac dễ bị tin tặc tấn công.
Đời sống sáng tạo 2 ngày trước
Trên thực tế, nguy cơ mắc các bệnh hiểm nghèo có thể xảy ra bất cứ giai đoạn nào. Ngay cả khi cơ thể của bạn còn trẻ và khỏe mạnh. Do đó, ngay từ bây giờ hãy chuẩn bị cho mình và người thân một biện pháp đảm bảo tài chính trong tương lai, cụ thể là tham gia bảo hiểm bệnh hiểm nghèo.
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Mustafa Suleyman, người đồng sáng lập DeepMind của Google, cùng với Giám đốc điều hành của Microsoft, Satya Nadella, sẽ giám sát một loạt dự án, đáng chú ý là dự án tích hợp AI Copilot vào Windows.
Khoa học Công nghệ 3 ngày trước
(SHTT) - TS.BS Nguyễn Thị Phương Thảo thuộc Viện nghiên cứu Tế bào gốc và Công nghệ Gen Vinmec đã được bầu vào Viện Hàn lâm Khoa học trẻ toàn cầu nhờ vào những cống hiến và sức ảnh hưởng trong lĩnh vực nghiên cứu.
Khoa học Công nghệ 5 ngày trước
(SHTT) - Bộ Khoa học và Công nghệ mới đây đã ban hành Quyết định 405/QĐ-BKHCN công bố thủ tục hành chính mới ban hành thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ.