SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 18/04/2024
  • Click để copy

Doanh nghiệp ô tô tại Việt Nam tìm đường sang thị trường nước ngoài

17:44, 28/02/2020
(SHTT) - Chịu tác động từ Hiệp định Thương mại tự do (FTA), các thương hiệu ô tô lớn hoạt động tại Đông Nam Á đang đẩy mạnh việc tái cơ cấu để đạt lợi nhuận cao nhất. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp Việt cần phải thay đổi để có thể duy trì sản xuất, lắp ráp.

Trong thời gian qua, khi Hiệp định Thương mại tự do được kí kết, một loạt các thương hiệu xe hơi tại Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng đã liên tiếp đóng cửa các nhà máy và rút khỏi thị trường.

Năm 2018, GM Việt Nam đã bán nhà máy cùng hệ thống phân phối cho VinFast. Năm 2019, hãng xe lớn thứ 3 của Nhật Bản là Nissan Motor cũng thông báo ngừng hoạt động sản xuất ô tô tại Indonesia và Việt Nam.

Trước tình hình đó, nếu Việt Nam không kịp thời thay đổi thì việc duy trì sản xuất, lắp ráp sẽ khó khăn.

1

 Xe buýt của Trường Hải Thaco Việt Nam xuất khẩu sang Phillippines

Doanh nghiệp nước ngoài có hai sự lựa chọn là sản xuất tại Việt Nam để bán hoặc sản xuất tại nước ngoài rồi nhập khẩu về. Trong tương lai, hầu hết ô tô nhập khẩu về Việt Nam sẽ được miễn thuế nhập khẩu. Do đó, nếu không có hỗ trợ thì các nhà sản xuất ô tô sẽ tính toán lại hiệu quả, tập trung sản xuất ở các nước có điều kiện tốt rồi bán vào Việt Nam.

Theo báo cáo Bộ Công thương về đánh giá tác động của Hiệp định ATIGA, giá nhập khẩu trung bình ô tô các loại năm qua đã giảm hơn 4.000 USD/xe, từ mức 26.649 USD/xe xuống còn 22.275 USD/xe. Trong đó, ô tô dưới 9 chỗ ngồi giá nhập khẩu trung bình giảm xấp xỉ 3.000 USD/xe (từ mức 22.530 USD/xe xuống còn 19.258 USD/xe). Điều này cho thấy sức ép không hề nhỏ đối với ngành công nghiệp sản xuất ô tô trong nước hiện nay.

2

 Dòng xe VinFast của tập đoàn Vingroup không chỉ cạnh tranh trong nước mà còn hướng ra thị trường nước ngoài

Để cạnh tranh được với xe nhập khẩu, các mẫu xe sản xuất trong nước không còn cách nào khác là phải giảm giá thành sản xuất hoặc tìm hướng xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Việc giảm giá thành sản xuất hiện nay là bài toán khó với các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, thị trường tiêu thụ ô tô trong nước vẫn còn nhiều hạn chế và chưa mở rộng. Vì vậy các doanh nghiệp buộc phải đưa thương hiệu của mình đến với thị trường quốc tế nhằm thay đổi cơ cấu kinh doanh.

Hiện nay, một số doanh nghiệp trong nước đã bước đầu tìm đường xuất khẩu ô tô đi các nước. Cụ thể, ngày 28/12/2019, doanh nghiệp ô tô lớn nhất Việt Nam là Thaco - Trường Hải đã xuất khẩu lô 15 chiếc xe buýt sang Philippines. Dự kiến, lượng xe buýt xuất khẩu sang thị trường Philippines năm 2020 của Thaco sẽ tăng lên 200 xe.

3

Thaco Trường Hải bước đầu kí kết hợp đồng và xuất khẩu xe ra nước ngoài  

Trước đó, doanh nghiệp này cũng đã xuất khẩu 120 xe du lịch Kia Cerato phiên bản Deluxe sang Myanmar. Gần đây nhất, ngày 23/2, Thaco cũng đã xuất khẩu 40 xe du lịch Kia Grand Carnival sang chính đối thủ lớn nhất của công nghiệp ô tô Việt Nam là Thái Lan. Đây là lô xe du lịch đầu tiên của Thaco xuất khẩu sang thị trường này, mở đầu cho việc thực hiện mục tiêu năm 2020 xuất khẩu hơn 1.600 xe các loại với tổng giá trị đạt trên 50 triệu USD.

Ngoài Trường Hải Thaco, thương hiệu ô tô khác là VinFast cũng đã chính thức xác nhận khả năng sẽ xuất khẩu ô tô trong thời gian tới. Cụ thể, ngày 26/2, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Vingroup - ông Jim DeLuca xác nhận thông tin với giới truyền thông Úc về việc VinFast sắp tung sản phẩm vào thị trường nước này. Theo đó, VinFast đã thành lập một trung tâm kỹ thuật tại Melbourne và sắp có kế hoạch tung sản phẩm vào thị trường Úc. Đây là một thị trường tiềm năng rõ rệt đối với nhãn hiệu xe hơi VinFast của Việt Nam.

4

Việt Nam khẳng định mình khi thương hiệu VinFast tiến ra quốc tế 

Hiện tại, một số doanh nghiệp sản xuất ô tô tại Việt Nam cũng đã và đang mở rộng sản xuất. Công ti Ford Việt Nam vừa công bố khoản đầu tư bổ sung trị giá 82 triệu USD để nâng cấp nhà máy lắp ráp ô tô tại Hải Dương. Trong đó, đại diện một doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô lớn tại Việt Nam cũng tiết lộ, công ty đã đàm phán gần xong với phía Nhật Bản về việc mở rộng đầu tư vào sản xuất lắp ráp ô tô tại Việt Nam. Chỉ cần Chính phủ thông qua chính sách về thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô sản xuất lắp ráp trong nước thì họ sẽ ngay lập tức vào đầu tư. Cục diện thị trường ô tô trong nước thay đổi buộc các nhãn hiệu, nhà máy sản xuất lắp ráp xe tại Việt Nam có hướng đi mới. Đây là một thách thức lớn và cũng là cơ hội phát triển của các hãng xe. Thay đổi và tiến ra thị trường nước ngoài là hướng đi sống còn duy nhất cho các thương hiệu ô tô tại Việt Nam hiện nay.

Ngọc Hương

Tin khác

Kinh tế 44 phút trước
Dự án The Gió Riverside được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 và quyết định giao đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; đang tiếp tục hoàn chỉnh các vấn đề pháp lý khác để sẵn sàng triển khai xây dựng dự án trong năm nay. 
Kinh tế 22 giờ trước
(SHTT) - Các công ty đang dịch chuyển ngân sách quảng cáo từ truyền thông kỹ thuật số sang mạng lưới quảng cáo bán lẻ để tạo nguồn thu mới.
Kinh tế 22 giờ trước
(SHTT) - Sáng ngày 16/4/2024 tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia (NFSC) đồng tổ chức Hội thảo tham vấn ý kiến đối với Báo cáo “Thị trường tài chính Việt Nam 2023 và triển vọng 2024”.
Kinh tế 2 ngày trước
(SHTT) - Trong bối cảnh rác thải thời trang ngày càng gia tăng, Mèo Tôm Handmade đã được thành lập và đóng vai trò như một giải pháp sáng tạo và đầy ý nghĩa, biến những chiếc quần jean cũ thành những chiếc túi xách độc đáo và thân thiện với môi trường.
Kinh tế 2 ngày trước
(SHTT) - Sáng 15/4,UBND Tỉnh Quảng Ninh, Liên hiệp Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam cùng với Viện Quản trị chính sách và Chiến lược phát triển phối hợp tổ chức hội nghị chiến lược phát triển kinh tế tư nhân 2024.