SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 18/04/2024
  • Click để copy

Doanh nghiệp nhảy vào mảng điện mặt trời không

07:34, 11/09/2020
Được hưởng ưu đãi, nhiều doanh nghiệp Việt tham gia đầu tư làm điện mặt trời. Tuy nhiên, lĩnh vực đầu tư này cũng gặp nhiều rủi ro về tài chính, khi mới đây, chỉ trong vòng nửa năm, CTCP Licogi 13 (Mã: LIG) đã giải thể 2 công ty Điện Mặt Trời.

Số phận của những ông lớn “nhảy” vào lĩnh vực điện mặt trời

Là mảng kinh doanh theo xu hướng những năm gần đây, hàng loạt doanh nghiệp từ trong đến ngoài ngành, từ nội địa đến ngoại quốc đổ xô làm năng lượng tái tạo. Trong đó, chính sách ưu đãi giá được xem là chất xúc tác khiến lĩnh vực này thu hút dòng vốn đầu tư.

Mặc dù vậy, để thực hiện dự án phải trải qua nhiều quá trình, chi phí chìm thực tế không hề nhỏ. Ngược lại, đây cũng là mảng thu hồi vốn nhanh.

Năm 2019, một loạt các dự án điện mặt trời đi vào hoạt động, với tổng công suất dự kiến lên đến 2.200 MWp. Đến nay, nhiều dự án điện mặt trời quy mô lớn top đầu của Việt Nam đều đồng loạt báo lãi trong năm vừa rồi. Trong số này, có những dự án mới chỉ đi vào vận hành thương mại được vài tháng đến nửa năm.

Cụ thể, dự án điện mặt trời Dầu Tiếng (Tây Ninh) công suất tối đa 420 MWP lớn nhất Đông Nam Á của liên doanh Công ty TNHH Xuân Cầu (Việt Nam) và Công ty TNHH B. Grimm Power Public (Thái Lan) đạt doanh thu 807 tỷ đồng, lãi sau thuế tới 456 tỷ đồng. Điều đáng nói là Dầu Tiếng cũng mới chỉ khánh thành vào đầu quý IV năm ngoái.

Dự án do Tập đoàn BIM Group và đối tác AC Energy - thuộc Tập đoàn Ayala (Philippines) là chủ đầu tư và Bouygues Energies & Services (Pháp) là nhà thầu chính. Với vốn đầu tư hơn 7.000 tỷ đồng, ba nhà máy BIM1, BIM2 và BIM 3 công suất 330 MWP, khánh thành cuối tháng 4/2019 đạt doanh thu 703 tỷ đồng, lãi sau thuế 344 tỷ đồng.

Hay Trung Nam Solar Power của Tập đoàn Trung Nam vận hành nhà máy Trung Nam Ninh Thuận công suất 258 MWP cũng đạt doanh thu trên 500 tỷ đồng, lãi ròng 131 tỷ đồng. Trung Nam Trà Vinh sở hữu nhà máy công suất 165 MWP doanh thu 275 tỷ đồng, lãi 94 tỷ.

Ngoài ra, đầu năm 2020, Công ty Hà Đô mua toàn bộ vốn của Công ty Năng lượng Surya Prakash Việt Nam tại nhà máy điện mặt trời SP Infra 1.

Ở chiều ngược lại, có những doanh nghiệp ngậm ngùi thua lỗ, thậm chí phải giải thể. Điển hình như CTCP Licogi 13 (Mã: LIG) giải thể 2 công ty Điện Mặt Trời trong vòng nửa năm.

Cụ thể, Licogi 13 đã tiến hành giải thể Công ty TNHH MTV Điện Mặt Trời Licogi 13 sau chưa đầy  nửa năm thành lập do hoạt động kinh doanh không hiệu quả. Công ty này có vốn điều lệ 350 tỷ đồng do Licogi 13 nắm 100% vốn. Đây cũng là công ty con có vốn điều lệ lớn nhất của Licogi 13.

Trước đó, ngày 24/3/2020, Licogi 13 cũng đã giải thể CTCP Điện Mặt Trời LIG Quảng Trị sau 7 tháng thành lập vì kinh doanh không hiệu quả, vốn điều lệ lên tới 390 tỷ đồng, trong đó Licogi 13 nắm 45% vốn.

Được biết, doanh nghiệp này hoạt động chính trong mảng xây lắp và bất động sản. Bên cạnh đó, Licogi 13 cũng đầu tư vào cả mảng năng lượng gồm dự án điện mặt trời LIG Quảng Trị, dự án thuỷ điện Sông Nhiệm 3 và Nậm Pàn 5.

Về hoạt động kinh doanh, 6 tháng đầu năm 2020, doanh thu thuần tại Licogi 13 đạt 1.084 tỷ đồng, gần 11 tỷ lãi sau thuế, tăng lần lượt 2% và 13% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đáng chú ý, đến cuối quý 2/2020 các tài sản dở dang chưa đưa vào hoạt động còn lớn, với số dư khoản mục xây dựng cơ bản dở dang tăng lên 416 tỷ đồng, tương đương tăng 6% so với đầu năm 2020. Hàng tồn kho cũng tăng từ 453 tỷ đồng lên 616 tỷ đồng chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm.

Tiền và tương đương tiền tại LIG giảm 45% so với đầu năm, giảm từ 34 tỷ đồng xuống còn vỏn vẹn 19 tỷ đồng. 

Báo cáo tài chính hợp nhất bán niên 2020 soát xét tại LIG.

Đầy thách thức nhưng doanh nghiệp vẫn rót tiền vào mảng điện mặt trời mái nhà

Kinh doanh khí bị lỗ do Covid-19, CTCP Kinh doanh khí Miền Nam (Gas South, HNX: PGS) vừa chấp thuận bổ sung vào kế hoạch đầu tư năm 2020 dự án “Điện mặt trời mái nhà”.

Theo đó, tổng số tiền dự kiến đầu tư cho dự án ”Điện mặt trời mái nhà” đạt gần 29 tỷ đồng, trong đó dự kiến lấy từ vốn chủ sở hữu 30%, còn lại 70% từ nguồn vốn vay.

Nguồn: PGS.

Được biết, quyết định 13 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam chính thức có hiệu lực từ ngày 22/5/2020 là cú hích cho điện mặt trời mái nhà phát triển. Nhiều nhà đầu tư đã tính toán tiếp tục đầu tư để hưởng mức giá mới.

Giá mua điện từ dự án điện mặt trời mái nhà theo Quyết định 13/2020 là 8,38 cent một kWh, kéo dài trong 20 năm với các dự án đấu nối, vận hành thương mại trước 31/12/2020. Đây là mức giá cao nhất trong các loại hình đầu tư điện mặt trời (mặt trời mặt đất, nổi), một trong những lý do khiến điện mặt trời mái nhà phát triển ồ ạt.

Thực tế, chỉ trong thời gian ngắn, đầu tư vào điện mặt trời mái nhà đã tăng nhanh đáng kể. Số liệu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), tính đến ngày 26/8 cả nước đã có 46.042 hệ thống điện mặt trời mái nhà được phát triển với công suất 1.060 MWp, sản lượng đạt khoảng 500.692 MWh.

Tổng số tiền điện mà EVN đã thanh toán cho khách hàng lắp đặt điện mặt trời mái nhà tính đến cuối tháng 7 là 374,2 tỷ đồng.

Tuy nhiên mới đây, Cục Điện lực & Năng lượng tái tạo khẳng định chỉ những hệ thống điện mặt trời lắp đặt trên mái nhà của công trình xây dựng, có công suất không quá 1 MW, đấu nối trực tiếp hoặc gián tiếp vào lưới điện có cấp điện áp từ 35 kV trở xuống mới được coi là hệ thống điện mặt trời mái nhà.

Vì thế, nếu các tấm pin năng lượng mặt trời chỉ được lắp trên khung giá đỡ, không phải trên mái công trình xây dựng không được công nhận là điện mặt trời mái nhà. Giá mua điện vì thế cũng sẽ thấp hơn mức 8,38 cent (1.943 đồng) một kWh.

Với khẳng định này từ nhà chức trách, không ít nhà đầu tư đã bỏ hàng chục tỷ đồng vào các dự án điện mặt trời nông nghiệp dạng này sẽ không ký được hợp đồng mua bán điện hưởng giá điện mặt trời mái nhà.

Việc quy định thiếu rõ ràng phân biệt giữa hệ thống điện mặt trời mái nhà và điện mặt trời mặt đất nối lưới thực sự khiến EVN loay hoay trong quá trình mua điện. Điều này khiến không ít doanh nghiệp, trang trại đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp kết hợp lắp đặt điện mặt trời mái nhà đối mặt khó khăn.

Hà Phương

vnfinance.vn

Tin khác

Tin Tổng hợp 6 tháng trước
(SHTT) - Nhân viên tại cửa hàng 97 Trần Duy Hưng có 02 loại chính là “Lê sữa” và “Lê nâu” đều có xuất xứ chính hãng từ Hàn Quốc. Tuy nhiên, khi lực lượng chức năng có mặt kiểm tra, đại diện cơ sở kinh doanh từ chối trả lời các câu hỏi với lý do “chỉ trông hộ cửa hàng”.
Tin Tổng hợp 9 tháng trước
Dự báo thời tiết ngày 17/7, Bắc Bộ và Trung Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, Tây Nguyên và Nam Bộ mưa kéo dài.
Tin Tổng hợp 9 tháng trước
Dự báo thời tiết ngày 11/7, Bắc và Trung Bộ tiếp diễn những ngày nắng nóng gay gắt, từ chiều tối về đêm có mưa rào rải rác.
Tin Tổng hợp 1 năm trước
Mới đây, Vinhomes đã tung chính sách bán hàng “khủng chưa từng có” với khoản hỗ trợ lãi suất lên tới hơn 3 năm cho khách hàng mua căn hộ
Tin Tổng hợp 1 năm trước
Bùng nổ quyết tâm, khát khao mạnh mẽ và tràn đầy khí thế trong từng khoảnh khắc là hình tượng của các chiến binh sales tham gia lễ kick-off Crystal Holidays Harbour Vân Đồn - dự án du lịch nghỉ dưỡng quy mô bậc nhất tại Quảng Ninh thời điểm hiện tại.