SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 17/04/2024
  • Click để copy

Doanh nghiệp “ma” và những phi vụ hàng lậu- Bài 2: Điểm mặt doanh nghiệp “ma”

06:43, 16/04/2017
Cuối năm 2016, Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ XNK Quốc tế Bình Chánh vận chuyển lô hàng quá cảnh là dụng cụ nhà bếp, máy lạnh, máy nóng lạnh, máy lọc nước, mới 100%, được cơ quan Hải quan phê duyệt vận chuyển quá cảnh sang Campuchia qua cửa khẩu Hoa Lư (tỉnh Bình Phước).
4tiemtaphoa_resize

 Trụ sở Công ty TNHH XNK Diệu Tiên, DN nhập lậu trên 2 tấn ngà voi là tiệm tạp hóa. Ảnh: T.H.

Tuy nhiên, DN không tái xuất sang Campuchia mà đưa hàng vào tiêu thụ nội địa. Điều đáng chú ý, khi tiến hành điều tra xác minh tại địa chỉ đăng kí hoạt động của DN này, Đội Kiểm soát Hải quan-Cục Hải quan TP.HCM phát hiện đây là DN “ma", không có thực tại địa chỉ đăng kí kinh doanh.

Cùng thời gian trên, Công ty TNHH Thành Như Ý (TP.Đà Lạt- Lâm Đồng) đăng kí làm thủ tục nhập khẩu qua Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 3. Trên tờ khai hải quan, đại diện DN khai báo hàng hóa có trọng lượng trên 8 tấn gồm đồ điện, điện tử, đồ gia dụng, trị giá trên 3.500 USD. Qua kiểm tra thực tế lô hàng, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 3 phát hiện trong lô hàng của Công ty TNHH Thành Như Ý có nhiều hàng hóa vi phạm pháp luật hải quan, như: Hàng cấm, hàng NK có điều kiện, trị giá 526 triệu đồng. Xác minh tại địa chỉ DN đăng kí kinh doanh cho thấy, DN không hoạt động tại địa chỉ đăng kí kinh doanh, không có bảng tên công ty… Người đại diện pháp luật công ty luôn né tránh, không hợp tác với cơ quan Hải quan trong việc xử lý lô hàng vi phạm.

Cùng với mục đích NK hàng cấm, hàng lậu, để tạo lí lịch DN sạch, các đối tượng đã vi phạm pháp luật hải quan thường bỏ DN cũ để thành lập DN mới, tránh vào danh sách DN vi phạm nhiều lần- thuộc đối tượng rủi ro cao, để tiếp tục vi phạm.

Trong thời gian qua, Cục Hải quan TP.HCM đã phát hiện một số vụ buôn lậu, gian lận thương mại lớn. Những DN đứng tên mở tờ khai hải quan NK số hàng vi phạm lại là những DN “sạch” vừa mới được cấp phép thành lập. Cuối năm 2016, PC46 -Công an TP.HCM phối hợp với Đội Kiểm soát Hải quan- Cục Hải quan TP.HCM, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 thực hiện khám xét một lô hàng đã thông quan qua luồng Vàng, phát hiện toàn bộ hàng hóa trong container là hàng điện tử, điện lạnh. Để nhập lậu số hàng này, khi khai báo hải quan, DN khai báo là mặt hàng cao lanh dạng hạt, xuất xứ từ Nhật Bản, nên lô hàng được hệ thống phân luồng Vàng. Theo tìm hiểu của chúng tôi, DN này mới được cấp mã số thuế ngày 13/7/2016 và đi vào hoạt động từ 15/7/2016. Với thông tin “sạch”, như: DN làm thủ tục lần đầu, mặt hàng khai báo nhập khẩu không thuộc diện quản lý chuyên ngành… nên không bị cảnh báo rủi ro và được hệ thống phân luồng Vàng (kiểm tra hồ sơ hải quan).

Theo Đội Kiểm soát Hải quan - Cục Hải quan TP.HCM, qua công tác đấu tranh trọng điểm, Đội Kiểm soát Hải quan nhận định, việc quản lý hoạt động của DN có nhiều cơ quan, ban ngành cùng quản lý, tuy nhiên, thời gian qua, vẫn còn tình trạng DN “ma” do các đối tượng xấu núp bóng chỉ thành lập DN trong thời gian ngắn, thuê mướn người lao động không có trình độ, kiến thức làm giám đốc rồi lấy tư cách pháp nhân của DN này nhập khẩu hàng cấm, hàng lậu, trốn thuế. Có những trường hợp giám đốc DN là thợ hồ, thợ vá xe chẳng biết gì đến việc thành lập DN, thậm chí cả những người đã chết từ lâu vẫn được đứng tên là người đại diện pháp luật của DN (!?), nhưng vẫn được cơ quan quản lí cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Trước thực trạng nhiều DN "ma" đứng tên NK hàng hóa vi phạm pháp luật bị cơ quan Hải quan phát hiện trong thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Tổng cục Hải quan và Cục Hải quan TP.HCM, Đội Kiểm soát Hải quan - Cục Hải quan TP.HCM đã “điểm mặt, chỉ tên” 78 DN "ma" để đưa vào danh sách DN trọng điểm và có biện pháp phòng ngừa. Bên cạnh đó, lực lượng chống buôn lậu Cục Hải quan TP.HCM cũng đưa vào danh sách trọng điểm những DN thường xuyên vi phạm pháp luật hải quan, kinh doanh mặt hàng nhạy cảm, kinh doanh theo phương thức tạm nhập-tái xuất, quá cảnh, chuyển cửa khẩu; DN bỏ địa chỉ kinh doanh theo thông báo của cơ quan Thuế; DN thường xuyên hủy tờ khai, sửa chữa, khai bổ sung (khi có thông tin lô hàng phải kiểm tra thực tế) hoặc thay đổi lộ trình, điều chỉnh cảng đích, thay đổi tên người nhận hàng trên manifest. Hay những DN bỏ địa chỉ kinh doanh sau đó thành lập DN khác; DN thường xuyên đăng ký kiểm tra hàng hóa vào giờ cao điểm; cá nhân nhập khẩu hàng hóa thường xuyên và xuất nhập cảnh thường xuyên. Đồng thời lưu ý các DN thường xuyên thực hiện hợp đồng ủy thác xuất nhập khẩu, DN hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực kho ngoại quan...

Cục Hải quan TP.HCM cũng đề nghị khi cấp phép thành lập DN hoặc thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, các cơ quan có thẩm quyền phải xác minh rõ nhân thân người đại diện pháp luật và địa chỉ hoạt động kinh doanh của DN, tránh tình trạng DN sử dụng giấy tờ giả để làm thủ tục. Có làm tốt công tác này thì hạn chế phần nào DN “ma”, việc điều tra xác minh sẽ thuận lợi, có thể sẽ xác định được các đối tượng đứng phía sau. 

Trong tháng 1 và 2/2017, tại cảng Cái Mép (Bà Rịa - Vũng Tàu), Đội Kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Nam (Đội 3) - Cục Điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan tiếp tục phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Cái Mép - Cục Hải quan Bà Rịa - Vũng Tàu thực hiện quyết định khám xét phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính đối với 5 container hàng quá cảnh nhập khẩu về cảng. Kết quả, phát hiện hàng ngàn chiếc máy lạnh, tủ lạnh, máy giặt… đã qua sử dụng, thuộc danh mục cấm nhập khẩu. Ngoài ra, Đội 3 còn phát hiện bắt giữ 1 container hàng quá cảnh đã bị phá niêm phong hải quan, tráo toàn bộ hàng hóa đang chờ xuất khẩu tại cửa khẩu Mộc Bài - Tây Ninh. Xác minh 4 DN đứng tên vận chuyển 6 container hàng quá cảnh nêu trên, cơ quan Hải quan phát hiện đều không hoạt động tại địa chỉ đăng kí kinh doanh.

Theo Hải Quan

Tin khác

Tài sản trí tuệ 4 giờ trước
(SHTT) - Bằng các biện pháp nghiệp vụ, ngày 16/4/2024, Đội QLTT số 2, Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên đã tiến hành kiểm tra đột xuất địa điểm kinh doanh của bà Đ.T.T tại địa chỉ: phường Túc Duyên, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, phát hiện 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc xuất xứ có tổng trị giá 300 triệu đồng.
Tài sản trí tuệ 7 giờ trước
(SHTT) - Thực hiện kế hoạch và công văn chỉ đạo của Cục QLTT về tăng cường giám sát, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm. Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ninh đã tăng cường công tác giám sát trên địa bàn, qua đó phát hiện nhiều sai phạm về hàng hóa.
Media 1 ngày trước
(SHTT) - Những ngày đầu triển khai tháng ATTP trên địa bàn, Đội QLTT số 9, Cục QLTT thành phố Hà Nội đã kiểm tra, phát hiện gần nửa tấn cam có xuất xứ từ nước ngoài, có dấu hiệu là hàng hóa nhập lậu.
Tin tức 2 ngày trước
(SHTT) - Triển khai thực hiện chỉ đạo của Cục Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai về việc tăng cường kiểm tra hoạt động kinh doanh, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (thuốc BVTV) trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp vừa ban hành Quyết định xử phạt hành chính về hành vi buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, với số tiền 102,5 triệu đồng và buộc tiêu hủy đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, đồng thời đình chỉ toàn bộ hoạt động kinh doanh hàng hóa vi phạm 02 tháng.