SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 24/03/2023

SO HUU TRI TUE

  • Click để copy

Doanh nghiệp cần 'quyền' trước khi 'nhượng': Chuyên nghiệp hóa để xuất khẩu thương hiệu quốc gia

10:28, 06/03/2023
Để nhượng quyền thương hiệu, doanh nghiệp nhượng quyền trước tiên cần quan tâm đến bảo hộ tài sản trí tuệ, từ đó chiếm ưu thế pháp lý về "quyền" trước khi nghĩ đến "nhượng".

Nhượng quyền bắt đầu tại Việt Nam khoảng năm 2006 - 2007 sau khi Luật Thương mại có hiệu lực. Thực tế, thị trường nhượng quyền cho đến nay vẫn còn non trẻ, hoạt động nhượng quyền thương mại diễn ra nhưng nhiều doanh nghiệp chưa chú trọng đến bảo hộ tài sản trí tuệ

Tăng giá trị thương hiệu quốc gia

Sau đại dịch Covid-19, nhượng quyền thương mại là một trong những ngành hoạt động sôi nổi, không chỉ tại Việt Nam mà còn nhiều quốc gia trên thế giới. Điều này là hệ quả tất yếu khi nhiều doanh nghiệp nhỏ và hộ kinh doanh cá thể phải đóng cửa vì không có đủ nền tảng chuyên nghiệp để vượt qua những rủi ro quá lớn. 

co phi van 1

Bà Nguyễn Phi Vân - chuyên gia hàng đầu về nhượng quyền và tư vấn thương hiệu, Chủ tịch Hiệp hội Đầu tư Thiên thần Đông Nam Á.

Theo bà Nguyễn Phi Vân - chuyên gia hàng đầu về nhượng quyền và tư vấn thương hiệu, Chủ tịch Hiệp hội Đầu tư Thiên thần Đông Nam Á, khi các doanh nghiệp đóng cửa, họ dần nhận ra việc cần trở thành một phần trong hệ thống chuyên nghiệp hơn, có nguồn lực để phát triển tốt hơn, chuyển đổi tốt hơn là cực kỳ quan trọng. Khi đó, mọi người sẽ đi tìm giải pháp và nhượng quyền chính là câu trả lời.

Tại Việt Nam, cấu trúc của nhượng quyền có sự khác biệt với thị trường ở các nước trên thế giới. Nhượng quyền tại Việt Nam hiện còn mới nên trong cấu trúc, ngành F&B chiếm đến 50%. Trong khi tại nước ngoài, những nước càng phát triển thì ngành dịch vụ chiếm khoảng 60 - 70%.

Tại các quốc gia nhượng quyền thương mại phát triển, mức đóng góp của ngành này chiếm khoảng 5 - 10% GDP và đem đến những giá trị về mặt hình ảnh, thương hiệu rất lớn. Điển hình tại Malaysia, Chính phủ đầu tư để đưa các nhãn hàng lớn mạnh bằng cách xuất khẩu mô hình và thương hiệu. 

"Nếu chúng ta đưa được thương hiệu của quốc gia ra thế giới nghĩa là chúng ta đang xuất khẩu một mô hình, một thương hiệu chứ không phải xuất khẩu hạt cà phê, con cá, con tôm. Nếu làm được điều này thì giá trị cộng thêm của ngành là cực kì lớn", bà Vân nói. 

Theo bà Nguyễn Phi Vân, nhượng quyền tại Việt Nam hiện mới là sự khởi điểm. Có thể thấy, các nước trên thế giới đã đi trước từ lâu, điển hình là sự thành công của McDonald’s từ những năm 1970 khi bước vào thị trường châu Âu. Doanh nghiệp này cũng thành công tại Đông Nam Á khi nhượng quyền ở Malaysia từ năm 1980. Trong khi đến năm 2014, McDonald’s mới đến Việt Nam, từ đây có thể thấy thị trường nhượng quyền ở Việt Nam còn rất non trẻ.

Với tính mới của thị trường của Việt Nam, bắt đầu nhượng quyền ngay bây giờ là thời điểm tốt nhất để tạo ra nhiều giá trị và mức độ phát triển cao. Tuy nhiên, vì thị trường quá mới, sự hiểu biết của doanh nghiệp về nhượng quyền còn ít nên dễ xảy ra nhiều biến động khiến tâm lý nhà đầu tư lo sợ, ví dụ như trường hợp của Phở Thìn

Doanh nghiệp cần có "quyền" mới được "nhượng"

Đánh giá về tầm quan trọng của việc đăng ký bảo hộ thương hiệu trong hoạt động nhượng quyền, theo bà Nguyễn Phi Vân đây là vấn đề cơ bản và cũng là một trong các cơ sở để đánh giá tính chuyên nghiệp của một thị trường.

"Để nhượng quyền, doanh nghiệp nhượng quyền trước tiên cần có "quyền" mới được "nhượng". Nếu doanh nghiệp nhượng quyền không sở hữu thương hiệu đó, không sở hữu tài sản trí tuệ đó thì sẽ nhượng cái gì? Cho nên vấn đề sở hữu trí tuệ, việc đăng ký nhãn hiệu là điều cơ bản nhất - đây là bước đầu tiên, cần thiết nhất trong nhượng quyền", bà Nguyễn Phi Vân chia sẻ.

Tại Việt Nam, thời gian qua vẫn còn tồn tại cách hiểu "tiểu thương" đối với hoạt động nhượng quyền khi các doanh nghiệp, hộ kinh doanh chỉ quan tâm đến việc chuyển nhượng, trao đổi truyền thống mà không chú ý đến cốt lõi là tài sản trí tuệ cùng hành lang pháp lý. Điều này phản ánh một thị trường chưa trưởng thành và không đủ để đưa nhượng quyền phát triển trở thành một mô hình bền vững.

Song theo bà Nguyễn Phi Vân, những sự việc như trường hợp Phở Thìn thật ra vẫn có điểm tốt là giúp đánh động thị trường, từ đó đi tìm giải pháp mới, học hỏi và phát triển hơn. Đây cũng là giai đoạn bất kỳ thị trường nào cũng phải trải qua.

Bà Nguyễn Phi Vân lưu ý, nếu muốn nhượng quyền bền vững thì phải xây dựng nền tảng về quản trị thật chuyên nghiệp cùng nền tảng hỗ trợ đối tác thật vững mạnh. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là phải đầu tư quá lớn vào việc xây dựng nền tảng rồi mới tiến hành nhượng quyền mà cần làm song song.

Hiện nay, nhiều nhà đầu tư tại Việt Nam ít có sự tìm hiểu về ngành nghề hay hình thức đầu tư. Với một thị trường mới nổi như Việt Nam, điều này dẫn tới việc xuất hiện nhiều xung đột và mâu thuẫn trong ngành, đặc biệt là giữa nhà đầu tư và công ty nhượng quyền. Do đó nhà đầu tư cần tìm hiểu thật kỹ về ngành, về thương hiệu, đặt nhiều câu hỏi cần thiết để hiểu được tổng quan về tài chính của mô hình, từ đó mới đưa ra quyết định nhượng quyền.

Võ Liên

Tin khác

Khoa học Công nghệ 4 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, nhóm nghiên cứu của Đại học Gothenburg đã tìm ra liệu pháp phẫu thuật tiên tiến hiệu quả hơn nhiều so với các phương pháp điều trị thông thường đối với những bệnh nhân có khối u ác tính ở mắt đã di căn đến gan.
Pháp luật 8 giờ trước
(SHTT) - Việc “rao bán” chỉ tiêu học liên thông từ trung cấp lên đại học của Khoa Y dược – Đại học Đà Nẵng đào tạo theo đặt hàng cho Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam có phải đang ảnh hưởng tiêu cực tới thương hiệu của Khoa Y dược – Đại học Đà Nẵng?
Pháp luật 1 ngày trước
Nhiều năm nay, người dân tại Tổ dân phố số 21, phường Bắc Cường, TP Lào Cai, tỉnh Lào Cai sống trong cảnh "đi không được, ở không xong" bởi những ngôi nhà xập xệ của họ đang nằm trong quy hoạch dự án Tiểu khu đô thị số 3.
Pháp luật 1 ngày trước
Ngoài những trường hợp khách hàng bị lừa mua phải hàng giả giá cao, lâu nay trong suy nghĩ của phần đông người tiêu dùng, việc mua và sử dụng hàng giả, hàng nhái là không có tội. Tuy nhiên, hành vi này ở một số nước phát triển vẫn có thể bị xử lý.
Pháp luật 2 ngày trước
Đa số các vụ việc xâm phạm bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam được xử lý bằng biện pháp hành chính thay vì các biện pháp dân sự hay hình sự như nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, với biện pháp hành chính, mức xử phạt hiện nay vẫn chưa đủ sức răn đe.