SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 29/03/2024
  • Click để copy

Disney và những vụ tranh chấp bản quyền gây tranh cãi

07:12, 05/06/2018
(SHTT) - Hãng phim hoạt hình lớn nhất thế giới Disney đã không ít lần phải đối mặt với những vụ cáo buộc vi phạm bản quyền. Bên cạnh đó, Disney cũng từng nhiều lần bị các công ty khác tranh chấp bản quyền và vướng vào những vụ kiện tai tiếng.

Zootopia của Disney bị cáo buộc ăn cắp bản quyền

Zootopia, bộ phim hoạt hình đoạt giải Oscar năm 2017 và thu về hơn 1 tỉ USD trên toàn cầu của Disney đã từng vướng phải vụ kiện tụng về việc vi phạm bản quyền sáng tạo. Nhà làm phim Gary L. Goldman của hãng Esplanade Productions tố cáo Disney đã "ăn cắp ý tưởng" về các nhân vật và nội dung phim.

Gary L. Goldman khẳng định Zootopia của Disney có rất nhiều điểm tương đồng với phiên bản Zootopia của công ty ông từ nhiều năm trước. "Disney đã sao chép tiêu đề của phim, cốt truyện và toàn bộ thiết kế tuyến nhân vật của chúng tôi", Goldman nhấn mạnh.

disney

 

Ông lí giải thêm về việc ông từng trình bày ý tưởng này với Disney để mong nhận được sự hợp tác từ đại gia hoạt hình hai lần vào năm 2000 và 2009. Tuy nhiên trong thời điểm đó, các nhà sản xuất của Disney nói lời từ chối.

Hãng Esplanade Productions muốn tòa án làm rõ vấn đề bản quyền trong tác phẩm này. Họ muốn chứng minh tất cả lợi nhuận mà Disney thu được từ Zootopia đều bắt nguồn từ chất xám của những nhà thiết kế tại Esplanade Productions, mà người khởi xướng là Goldman. 

Ngay sau khi cáo buộc này được đưa ra ở toà án Califorina (Mỹ), người phát ngôn của Disney đã lên tiếng phản đối. "Công ty của Goldman hoàn toàn đưa ra những lí lẽ sai sự thật. Đó là một nỗ lực có chủ đích nhằm chống lại sự thành công của một bộ phim mà không phải họ tạo ra. Disney sẽ mạnh mẽ chống lại cáo buộc này trên toà", tờ Deadline dẫn lời người phát ngôn này nói.

Disney tranh chấp bản quyền với phim Inside Out

Vào năm 2017, cô Denise Daniels, một chuyên gia trung tâm phát triển trẻ em đã đâm đơn kiện hãng phim Disney và Pixar vì tội dùng bản quyền phim khi chưa nhận được chấp thuận và bồi thường, bộ phim đấy chính là Inside Out hồi năm 2015.

Cô Denise Daniels đã cáo buộc Disney vi phạm một hợp đồng bằng cách không bồi thường cho ý tưởng này, ý tưởng mà cô bắt đầu phát triển vào năm 2005. Theo như đó, trong dự án gốc của Daniels nó được đặt tên là The Moodsters. 

disney 1

 

Daniels cáo buộc rằng cô đã thảo luận ý tưởng này với một số giám đốc điều hành Disney và Pixar từ năm 2005 đến năm 2009.

Phát ngôn của Disney đã đưa ra tuyên bố: "Inside Out là một tác phẩm nguyên gốc của Pixar và chúng tôi sẽ mạnh mẽ chống lại vụ kiện này trên tòa án".

Trong bản thảo của Daniels, thậm chí cô đã phác thảo ra tạo hình của những nhân vật và chi tiết của câu chuyện. Daniels nói cô chia sẻ những tài liệu này với giám đốc điều hành của Disney, bao gồm Staggs. Cô nói Staggs thảo luận ý tưởng với Roy E. Disney và Rich Ross, người sau này trở thành chủ tịch của Walt Disney Studios. Trong các cuộc phỏng vấn, đạo diễn Docter đã nói rằng cảm hứng cho bộ phim Inside Out đến từ việc xem sự phát triển cảm xúc của cô con gái mình, ông bắt đầu thực hiện ý tưởng vào năm 2009, khi con gái ông bước sang tuổi 11.

Việt Nam bị Disney khiếu kiện bản quyền văn hóa phẩm

Trong năm 2008, giám đốc Công ty Apex Media JSC, đơn vị đại diện bản quyền của Walt Disney trong lĩnh vực xuất bản (có trụ sở tại 90 Ký Con, Q1, TPHCM) đã gửi thư yêu cầu các đơn vị vi phạm quyền sở hữu hình ảnh của Walt Disney thu hồi các sản phẩm vi phạm.

Đề nghị này ngay lập tức được các đơn vị trên chấp hành. Tuy nhiên, tranh cãi bắt đầu nảy sinh khi Apex Media JSC yêu cầu trả phí cho công tác kiểm tra sản phẩm vi phạm trên thị trường Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, với tổng chi phí là 200.000 USD (hơn 3,2 tỷ đồng) cho 15 ngày làm việc.

Việc nhanh chóng thu hồi sản phẩm vi phạm bản quyền cho thấy các đơn vị này đều hiểu rõ vi phạm của mình. Nhưng giá tiền do đại diện Walt Disney đưa ra lại gây tranh cãi về tính khả thi.

Vụ việc này là điển hình cho thấy trong vấn đề thực thi công ước Berne tại Việt Nam, các vấn đề liên quan đến bồi thường, khắc phục thiệt hại do vi phạm bản quyền gây ra, đang là một lỗ hổng lớn đối với các đơn vị kinh doanh trong nước.

Disney và vấn đề bản quyền với bom tấn Frozen

Kelly Wilson, đạo diễn phim Snowman (Người tuyết) đệ đơn kiện hồi tháng 3/2014, cáo buộc bom tấn Frozen (Nữ hoàng băng giá) của Disney đã mượn ý tưởng từ bộ phim ngắn của cô. Cụ thể, cô cho rằng nhân vật người tuyết Olaf xuất hiện trong trailer phim Nữ hoàng băng giá có quá nhiều điểm tương đồng với nhân vật chính trong phim hoạt hình ngắn của mình. Với nhiều bằng chứng thuyết phục kèm theo, tòa đã xử thua cho Disney và bảo lưu quyết định sau 3 lần hãng này kháng cáo.

frozen

 

Tuy nhiên trong hồ sơ tòa án bang California, Mỹ có ghi, tòa "đã được thông báo vào ngày 10/6/2015 rằng hai bên đã tự đạt được thỏa thuận về tranh chấp này. Vì vậy, vụ kiện được hủy bỏ mà không kèm theo phán quyết nào".

Đây không phải là vụ kiện tụng bản quyền duy nhất mà Nữ hoàng băng giá vướng vào. Vào tháng Tư năm 2015, tác giả Muneefa Abdullah đã đệ đơn kiện nhà biên kịch Jennifer Lee của bộ phim vi phạm bản quyền, cho rằng cốt truyện của Frozen lấy ý tưởng từ The Snow Princess (Công chúa tuyết), một trong những câu chuyện trong cuốn New Fairy Tales (Những câu chuyện cổ tích mới) của cô.

Sau 4 năm Toy Story 3 của Disney mới bị kiện bản quyền

Toy Story 3 là bộ phim hoạt hình 3D vô cùng ăn khách được cho ra mắt khán giả vào năm 2010. Mặc dù đã được công chiếu từ năm 2010 nhưng phải mãi đến 4 năm sau, Toy Story 3 mới bị vướng vào vụ kiện tụng bản quyền với công ty đồ chơi Diece-Lisa. Được biết, nhân vật phản diện trong phim, chú gấu bông Lotso được lấy nguyên mẫu từ hình ảnh một món đồ chơi mà công ty này sở hữu bản quyền sáng chế từ những năm 1995.

disney 2

 

disney 3

 

Theo cáo buộc của công ty đồ chơi Diece-Lisa, Disney đã sử dụng hình ảnh của chú gấu bông này trong phim mà chưa có sự đồng ý của công ty đồ chơi này. Thêm vào đó, việc sử dụng hình ảnh của chú gấu này làm nhân vật phản diện cũng phần nào gây ảnh hưởng đến hình tượng của món đồ chơi này trong lòng khách hàng.

Bị “đạo nhái” tại Trung Quốc, Disney được bồi thường hơn 4 tỉ đồng

Vào năm 2017,tòa án Thượng Hải đã đưa ra phán quyết chính thức về vụ kiện của Công ty Walt Disney cùng hãng phim Pixar với hai doanh nghiệp địa phương. Theo đó, hai doanh nghiệp của Trung Quốc đã thực hiện hành vi sao chép trái phép nhân vật, tiêu đề và cả áp phích quảng cáo từ bộ phim hoạt hình “Cars” và “Cars 2” của Pixar để đưa vào một tác phẩm hoạt hình khác mang tên là “The Autobots”.

Qua so sánh, tòa án nhận định nhân vật K1 và K2 trong phim “The Autobots” có rất nhiều điểm tương đồng với nhân vật Lightning McQueen và Francesco Bernoulli trong loạt phim “Cars”.

disney 4

 

Vì vậy, hai doanh nghiệp của Trung Quốc bị yêu cầu chấm dứt ngay lập tức hành vi sao chép trái phép đồng thời bồi thường cho Công ty Walt Disney cùng hãng phim Pixar 1,35 triệu Nhân dân tệ (xấp xỉ 194.000 USD), trong đó có 1 triệu Nhân dân tệ để khắc phục các tổn thất về mặt kinh tế cho Disney và 350.000 Nhân dân tệ cho các chi phí pháp lý.

Như Cường

Tin khác

Giải trí 23 giờ trước
(SHTT) - Nam rapper 20 tuổi, Trefuego, mới đây đã bị tòa án tuyên mức phạt hơn 800.000 đô la cho hành vi vi phạm bản quyền khi sử dụng phần giai điệu chưa được cấp phép từ Sony Music.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Trong kinh doanh ngày nay, việc sở hữu trí tuệ (IP) như bằng sáng chế, thương hiệu và bản quyền đang trở nên rất quan trọng và mang lại lợi nhuận không tưởng cho doanh nghiệp.
Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - Công ty ChatGPT của OpenAI đã yêu cầu Quốc hội Anh cho phép họ có thể sử dụng miễn phí các tác phẩm được bảo vệ bản quyền. OpenAI giải thích việc huấn luyện mô hình trí tuệ nhân tạo mà không sử dụng dữ liệu như vậy là "không thể".
Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - BioNTech, công ty dược phẩm đến từ Đức, đồng thời là đối tác của tập đoàn dược phẩm Pfizer (Mỹ), đã nhận được thông báo từ Cơ quan Viện trợ Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) về việc 'nợ' các chi phí liên quan tới vấn đề bản quyền sáng chế vắc xin COVID-19 của họ.
Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - Bloomberg đã đệ đơn yêu cầu bác bỏ một vụ kiện từ thống đốc bang Arkansas, Mike Huckabee và các tác giả khác, cáo buộc công ty này đã sử dụng sai mục đích tác phẩm bản quyền của họ để huấn luyện mô hình ngôn ngữ mang tên BloombergGPT.