SO HUU TRI TUE
Chủ nhật, 06/10/2024
  • Click để copy

Dior bị tố sao chép văn hóa Trung Quốc: Ranh giới mong manh giữa 'lấy cảm hứng' và 'đạo nhái'

07:28, 10/08/2022
(SHTT) - Người dân Trung Quốc lại một lần nữa thể hiện thái độ bức xúc với nhà mốt Dior và tố thương hiệu đình đám này sao chép phong cách hội họa của họ để đưa lên mẫu váy mới.

Sau khi bị tố đạo nhái mẫu váy truyền thống, Dior tiếp tục phải đối mặt với cáo buộc chiếm dụng văn hoá khi sử dụng một loại hoạ tiết nhìn giống tranh truyền thống của Trung Quốc.

Cụ thể, trong thiết kế váy thuộc bộ sưu tập Thu 2022, nhà mốt Pháp đã dùng họa tiết cây và chim. Bộ sưu tập được Dior miêu tả như “sự thơ mộng và độc đáo của những bức tranh treo trên tường của Monsieur Dior”. Hãng cũng có tên riêng để gọi loại họa tiết này, đó là "Jardin d’Hiver". Tuy nhiên, nó lại được nhận xét có điểm tương đồng bức họa truyền thống của Trung Quốc. Trên mạng xã hội, nhiều người Trung Quốc tỏ thái độ bức xúc vì cho rằng phong cách hội họa hoa và chim chóc thuộc về nền mỹ thuật của họ.

Trong khi vụ bê bối gần đây về việc đạo váy mặt ngựa truyền thống của Trung Quốc vẫn chưa được Dior đưa ra lời phản hồi chính thức thì những ồn ào mới lại ập đến. Hashtag #NewDiorProductsAllegedlyCopyingChineseFlowerandBirdPatterns đã có 3,5 triệu lượt xem trên Weibo. Tệ hơn nữa, nhiều người dùng mạng đang đổ xô vào bình luận dưới các sản phẩm trong các bài đăng mới nhất của Dior trên Instagram, đồng thời yêu cầu thương hiệu phải lên tiếng xin lỗi.

trung quoc

 Dior bị tố sao chép văn hóa Trung Quốc: Ranh giới mong manh giữa 'lấy cảm hứng' và 'đạo nhái'

Hồi tháng 7, ngay tại cửa hàng của Dior ở Paris, khoảng 50 sinh viên Trung Quốc đã biểu tình với cáo buộc hãng thời trang Pháp chiếm đoạt văn hóa, nhái váy mã diện của người Trung Quốc.

Mặc dù, thời trang lấy cảm hứng từ các nền văn hóa khác là điều bình thường. Trung Quốc có nền văn hóa 5.000 năm. Tuy nhiên, vấn đề mà người tiêu dùng Trung Quốc chỉ trích không phải là Dior đã kết hợp các yếu tố truyền thống của Trung Quốc mà là Dior đã mô tả sản phẩm của mình như một “thiết kế mới” và “mang nét đặc trưng của Dior”, như một ý kiến mà People's Daily đã nêu.

Một số người khác coi vấn đề này là “giao lưu văn hóa” hơn là bắt chước. Họ nói rằng, vấn đề này là một bài học mà người Trung Quốc nên rút kinh nghiệm để trong tương lai nên đầu tư hơn nhiều để quảng bá văn hóa của chính mình.

Gần đây, Dior liên tục vướng vào tranh cãi ở Trung Quốc. Hồi tháng 11/2021, hãng đăng tải bức ảnh gây tranh cãi của nhiếp ảnh gia Trần Mạn chụp người mẫu mắt híp và làn da ngăm đen mặc trang phục truyền thống của Trung Quốc và cầm túi Dior. Khi đó, cộng đồng mạng cho rằng hãng đang miệt thị phụ nữ nước này.

Nhiều người đã chỉ trích Dior mô tả phụ nữ Trung Quốc theo cách giống với khuôn mẫu của phương Tây. Một số khác cho rằng sự thể hiện đó không phù hợp với vẻ đẹp điển hình ở Trung Quốc, nơi phụ nữ thường có làn da trắng và đôi mắt to. Sau khi gây tranh cãi, Dior đã gỡ tấm ảnh khỏi các nền tảng mạng xã hội và không đưa ra bất cứ lời giải thích nào.

Có thể thấy, chiếm đoạt văn hóa dường như là một trong những đề tài “nóng hổi” gây xôn xao. Ranh giới giữa việc “lấy cảm hứng” và “chiếm đoạt” văn hóa là vô cùng mong manh. Giới mộ điệu có thể dễ dàng tìm thấy nguồn cảm hứng sáng tạo từ văn hóa và nghệ thuật thông qua các tạo tác thời trang của các nhà mốt danh tiếng. Tuy nhiên, khi có hình bóng của các yếu tố văn hóa thì chia thành 2 loại đó là tôn vinh hoặc chiếm đoạt.

Hầu hết thương hiệu và tập đoàn bán lẻ đều phát triển một bộ phận riêng biệt chuyên giải quyết những cáo buộc “chiếm đoạt văn hóa”. Dưới sức ép của dòng chảy mạng xã hội, các thương hiệu tự đặt mình vào thế “khó” khi chạy theo xu hướng mà bỏ quên các vấn đề nhạy cảm về văn hóa.

Hương Mi

Tin khác

Tài sản trí tuệ 19 giờ trước
(SHTT) - Alnylam Pharmaceuticals vừa chính thức rút đơn kiện, thừa nhận thất bại trong vụ kiện cáo buộc Moderna vi phạm bằng sáng chế liên quan đến vaccine COVID-19 tại tòa án liên bang Delaware.
Tài sản trí tuệ 19 giờ trước
(SHTT) - Tài sản sở hữu trí tuệ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy giá trị kinh tế bền vững. Việc thương mại hóa các tài sản trí tuệ giúp doanh nghiệp khai thác tối đa giá trị sản phẩm sáng tạo, mở ra nhiều cơ hội hợp tác giao thương, mở rộng thị trường và gia tăng lợi nhuận.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Để chủ động đấu tranh ngăn chặn hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, các lực lượng chức năng trên địa bàn TP Móng Cái đã tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, đặc biệt là trên tuyến biên giới đất liền và trên biển.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, lực lượng quản lý thị trường đã tạm giữ hơn 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Được biết, các sản phẩm này thường được chào bán chủ yếu trên Tiktok theo hình thức livestream.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Cơ quan Sở hữu trí tuệ Canada mới đây đã cấp văn bằng bảo hộ dưới hình thức nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm bưởi da xanh Bến Tre và dừa xiêm xanh Bến Tre của Việt Nam.
Liên kết hữu ích