Định hướng quy hoạch băng tần 5G tại Việt Nam
Phát biểu tại sự kiện này, ông Trần Đức Lai, Nguyên Thứ trưởng Bộ TT&TT, Chủ tịch Hội Vô tuyến Điện tử cho biết, nhằm khẳng định vị thế của Hội nghị cấp cao cấp quốc gia, bên cạnh các báo cáo khoa học tại các Tiểu ban Hội vô tuyến Điện tử Việt Nam đã phối hợp với Cục Tần số Vô tuyến điện tổ chức phiên toàn thể- diễn đàn cao cấp và các phiên tọa đàm về vấn đề liên quan đến thông tin di động 5G và các ứng dụng với mong muốn đóng góp thiết thực cho phát triển CNTT và truyền thông Việt Nam. Hội Vô tuyến Điện tử cũng đã phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức triển lãm trưng bày một số sản phẩm tiêu biểu trong các lĩnh vực có liên quan do các đơn vị trong nước nghiên cứu và phát triển.
Chia sẻ về tần số cho 5G, ông Lê Văn Tuấn, Phó cục trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện cho biết, có một thực tế rất nhiều nước trên thế giới không có tần số cho 5G. Các nhà cung cấp thiết bị có thể nói rất hay về 5G nhưng thực tế những nhà quản lý phải tính đến nhiều yếu tố cho phù hợp. Hội nghị Vô tuyến Thế giới đưa ra rất nhiều khuyến nghị về băng tần cho 5G ví dụ như 700 MHz, 2,3 MHz…
Ông Lê Văn Tuấn đặt câu hỏi việc triển khai 5G hiện nay của Việt Nam hiện nay là sớm hay không? Với quan điểm cả nhân ông Tuấn cho rằng Việt Nam triển khai sớm khi mà các thiết bị 5G hiện có mới chỉ bắt đầu được cung cấp và Châu Âu chưa triển khai 5G.
Ông Tuấn cho biết, tất cả băng tần đã cấp cho 3G hiện nay đều có thể dùng cho băng tần 5G. Vì vậy, nếu nhà mạng muốn cung cấp 5G hiện nay có thể dùng chính băng tần đã cấp cho 3G trừ băng tần 700 MHz. 2 băng tần thế giới đang dùng cho 5G là 2.8 - 2.6 GHz. Tuy nhiên đây không phải băng tần sẽ phổ biến nhưng nó đã được các nước triển khai trước và họ muốn tạo ra hệ sinh thái cho băng tần này. Băng tần 2.6 GHz và băng tần C là băng tần chính sẽ được triển khai cho 5G.
Ngoài ra, ông Lê Văn Tuấn cho biết, hiện băng tần C là băng tần đã được sử dụng hơn 40 năm sử dụng cho vệ tinh và đang được dùng cho Vinasat 1. Trong khi đó, băng tần cho các thiết bị vệ tinh phát thanh truyền hình có độ thu từ 2.8 GHz - 4.5 GHz có chất lượng không đảm bảo và có thể gây nhiễu cho các trạm vệ tinh. Để giải quyết vấn đề này, Cục Tần số cũng đã nhờ 1 công ty làm bộ lọc nhiễu kết quả rất tốt. Nếu triển khai rộng thiết bị này thì giá thành nhiều giá có thể giảm nhiều. Vì vậy, chúng ta cũng có thể nghiên cứu dùng bằng C cho 5G nếu giải quyết được bài toán can nhiễu vì băng tần này có vùng phủ sóng tốt.
Cũng theo ông Tuấn, điều may mắn cho Việt Nam là đang có băng tần cao sạch cho quy hoạch mạng 5G. WRC.19 đã quy hoạch băng tần 24 - 27,5 GHz cho 5G và Việt Nam đã có sẵn sàng băng tần này. Việt Nam sẽ quy hoạch băng tần nào cho mạng 5G? Chính sách của Bộ TT&TT các doanh nghiệp được sử dụng băng tần cấp phép thì được sử dụng cho các công nghệ mới hơn. Ví dụ băng tần mà Bộ TT&TT đã cấp cho mạng 3G có thể cung cấp cho 4G hoặc 5G. Chúng ta có thể quy hoạch tần số từ 3,6 - 4 GHz cho việc phát triển mạng 5G.
Hải Hà
TIN LIÊN QUAN
-
Phát triển loại cảm biến đặc biệt giúp kiểm soát đường huyết trong cơ thể
-
Nga phát triển thành công trợ lý robot CoBrain - Analytics hỗ trợ chẩn đoán bệnh
-
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Việt Nam cần phải làm chủ công nghệ để đảm bảo an ninh mạng quốc gia
-
Ấn tượng với bài kiểm tra đơn giản có thể chẩn đoán sớm bệnh Parkinson chính xác tới 93%
Tin khác
- SIMvn - Kho sim đuôi 6789 số đẹp
- các gói mạng viettel