Cục Sở hữu Trí tuệ: Đổi mới để phù hợp chính sách của quốc gia
(SHTT) - Trong buổi báo cáo tình hình tổng kết năm 2019 và triển khai nhiệm vụ năm 2020, Phó Cục trưởng Cục SHTT, ông Phan Ngân Sơn đã đề ra những định hướng và mục tiêu hoạt động trong năm 2020 của đơn vị.
-
Tổng quan kinh tế Việt Nam 2019 và thách thức kinh tế 2020
-
Cục Sở hữu trí tuệ tổng kết công tác năm 2019, triển khai nhiệm vụ năm 2020
-
Đâu là những yếu tố để tạo nên một thương hiệu phát triển bền vững
-
Một tháng ra quân, Cục QLTT Hà Nội xử lý hơn 600 vụ vi phạm quy định sản xuất và kinh doanh hàng hóa
Báo cáo tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2019 và triển khai nhiệm vụ năm 2020, Phó Cục trưởng Cục SHTT Phan Ngân Sơn cho biết, năm 2019 lượng đơn lập quyền SHCN nộp vào Cục tăng rất cao, trong đó đơn sáng chế tăng 22,5%, kiểu dáng công nghiệp tăng 19,5% và nhãn hiệu tăng 17,3%.
Đơn sáng chế của người Việt Nam vượt mốc một nghìn đơn (đạt 1.128, tăng 42% so với cùng kỳ năm 2018). Lượng đơn SHCN được xử lý tăng đột biến (46,9 % so với cùng kỳ năm 2018), trong đó kết quả xử lý đơn nhãn hiệu tăng 51,3% và sáng chế tăng 45,8%; kết quả xử lý các loại đơn/yêu cầu liên quan đến văn bằng bảo hộ cũng tăng cao so với cùng kỳ năm 2018 (khoảng 45%).
Ngoài ra, Cục cũng đã chủ trì xây dựng thành công Chiến lược Sở hữu trí tuệ đến năm 2030, tham gia xây dựng thành công Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật SHTT để thi hành Hiệp định CPTPP, hoàn thành Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung Luật SHTT và Thông tư về cơ chế tài chính của Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ.
Năm 2019 cũng là năm công tác hội nhập và hợp tác quốc tế về SHTT được đẩy mạnh, đóng góp tích cực vào thực hiện nhiệm vụ chính trị, đối ngoại của đất nước, của Bộ KH&CN nói chung và của Cục nói riêng.

Phó Cục trưởng Cục SHTT Phan Ngân Sơn trình bày Báo cáo tổng kết tại Hội nghị
Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu, nhưng ông Sơn cho biết Cục vẫn còn nhiều tồn tại cần khắc phục nhanh chóng như lượng đơn SHCN nộp vào Cục tăng cao trong khi hạ tầng về công nghệ thông tin (CNTT), cơ sở vật chất, kỹ thuật chưa đáp ứng được yêu cầu dẫn tới thực trạng chậm trễ và tồn đọng trong công tác xét duyệt. Công tác hỗ trợ, tư vấn, phát triển và thương mại hóa tài sản trí tuệ chưa được quan tâm và triển khai đúng mức, v.v.
Để giải quyết những bất cập trên, Phó Cục trưởng Phan Ngân Sơn cho biết năm 2020 Cục SHTT sẽ tiếp tục đẩy mạnh triển khai các công tác trọng tâm của Cục như xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật SHTT sau khi Quốc hội đưa vào Chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh năm 2021; tổ chức triển khai có hiệu quả Chiến lược Sở hữu trí tuệ đến năm 2030.
Đồng thời, Cục cũng sẽ đẩy mạnh công tác xử lý đơn SHCN; chủ động tham gia đàm phán và triển khai có hiệu quả nội dung SHTT trong các Hiệp định thương mại quốc tế và triển khai thành công các dự án CNTT và xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng của Cục để đáp ứng được yêu cầu công việc.

Cục trưởng Cục SHTT Đinh Hữu Phí phát biểu tại Hội nghị
Cục trưởng Cục SHTT, ông Đinh Hữu Phí cũng cho biết thêm, năm 2020 Cục sẽ tập trung vào thực hiện các nhiệm vụ về xử lý đơn SHCN, xây dựng thể chế và pháp luật, tăng cường hợp tác và hội nhập quốc tế, đổi mới tổ chức và hoạt động của Cục cho phù hợp với sự thay đổi trong chính sách của quốc gia.
-
Những sáng chế mới của Apple được giới thiệu trong năm 2019
-
Amazon đăng ký sáng chế thiết bị xác thực khách hàng bằng sinh trắc học bàn tay
-
Vi phạm bản quyền nhạc phim: Khi nào mới hết thói quen 'xài chùa'?
An An
-
Những nội dung trọng tâm trong kế hoạch sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ lần thứ 3
Tình hình sức khoẻ các tình nguyện viên tiêm vaccine COVID-19 liều cao nhất
Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 2021: Thế giới cùng hướng tới các doanh nghiệp nhỏ và vừa
Bùng nổ tình trạng thuê kho của doanh nghiệp uy tín để chứa hàng lậu
-
Những nội dung trọng tâm trong kế hoạch sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ lần thứ 3
-
Tình hình sức khoẻ các tình nguyện viên tiêm vaccine COVID-19 liều cao nhất
-
Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 2021: Thế giới cùng hướng tới các doanh nghiệp nhỏ và vừa
-
Bùng nổ tình trạng thuê kho của doanh nghiệp uy tín để chứa hàng lậu
-
Chủ tịch ASEAN lần thứ 37: Việt Nam để lại dấu ấn gì về sở hữu trí tuệ?
-
Phát triển thành công vật liệu nano linh hoạt có tiềm năng lớn đối với ngành y sinh
-
Hội nghị Trung ương 15 bế mạc sớm hơn dự kiến 1,5 ngày
-
Kịp thời ngăn chặn 2 tấn nầm lợn bẩn chuẩn bị lên bàn nhậu
-
Thủ tướng thông qua đề xuất cấp bổ sung 6.500 tấn gạo cho 4 tỉnh miền Trung
-
Từ tháng 1/2021 bắt đầu cấp thẻ căn cước công dân gắn chip
-
Cập nhật: Bão số 9 bắt đầu đổ bộ miền Trung, nhiều nhà tốc mái
-
Triệu hồi 13.000 chiếc Mercedes-Benz do hệ thống logo phát sáng lỗi
-
'Bầu Hiển' ủng hộ 5 tỷ đồng xây điểm trường và nhà tình nghĩa cho người nghèo tỉnh Cao Bằng
-
Ngân hàng TPBank liên tiếp nhận 3 giải thưởng danh giá về ngân hàng số
-
Altara Residences Quy Nhơn: Mua nhà sang – Rinh lộc vàng
-
Công nghệ trí tuệ nhân tạo tác động gì đến việc bảo hộ sáng chế?
-
Đà Nẵng: Bắt giữ hàng trăm gói thực phẩm có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu
-
Chuyên gia pháp lý nói gì về vấn đề đạo nhạc tại Việt Nam?
-
Anh phát minh que thử thai dành đặc biệt cho người khiếm thị
-
Những nội dung trọng tâm trong kế hoạch sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ lần thứ 3
-
Những vụ thu giữ rượu nhập lậu trước thềm Tết Nguyên đán
-
Thu hồi đế sạc smartphone Belkin vì nguy cơ cháy nổ
-
Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 2021: Thế giới cùng hướng tới các doanh nghiệp nhỏ và vừa