SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 19/04/2024
  • Click để copy

Điều ít biết về dược sĩ sáng chế ra thuốc Berberin, TS Phan Quốc Kinh

11:27, 20/08/2019
(SHTT) - Tiến sĩ, Dược sĩ Phan Quốc Kinh, người sáng chế thuốc Berberin đã qua đời và để lại cho Việt Nam nhiều thành tựu sáng giá.

Dược sĩ Phan Quốc Kinh, cha đẻ của thuốc Berberin, người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho nền Y Dược nước nhà đã từ trần vào ngày 16/8. Ông ra đi để lại niềm xót thương cho biết bao thế hệ. "Cho tôi thời gian, tôi sẽ có hàng chục triệu viên thuốc chữa dịch lỵ cho Việt Nam" - gần nửa thế kỷ trước, câu nói của DS Phan Quốc Kinh khiến nhiều người nghi ngờ; nhưng ít lâu sau thuốc Berberin đã được bào chế thành công.

ts phan quoc kinh

 Điều ít biết về dược sĩ sáng chế ra thuốc Berberin, TS Phan Quốc Kinh

Đây là loại thuốc trị tiêu chảy phổ biến nhất, được người Việt tin dùng nhất từ hàng chục năm nay. Thuốc được nghiên cứu và sản xuất đại trà từ những năm 70 của thế kỷ trước, có nguồn gốc hoàn toàn từ cây cỏ tự nhiên. Đây là một trong hai loại thuốc đã góp phần dập tắt dịch lỵ ở miền Bắc vào thời gian đó. Mặc dù hiện có rất nhiều loại thuốc trị tiêu chảy, kể cả thuốc nhập ngoại nhưng Berberin vẫn luôn là lọ thuốc không thể thay thế trong tủ thuốc mỗi gia đình Việt.

Trước khi Berberin được sáng chế, những căn bệnh như tiêu chảy, kiết lỵ từng được coi là đại dịch ở Việt Nam, gây hoang mang không kém gì ung thư hay HIV.

Năm 1970, đất nước ta rất khó khăn, thiếu thốn, thiên tai hoành hành, bệnh dịch bùng phát, đặc biệt là bệnh lỵ. Ở miền Bắc, nhiều người bị tiêu chảy liên tục thậm chí có những người tử vong vì kiệt sức.

ts phan quoc kinh 1

 Mong ước cao đẹp của TS.Phan Quốc Kinh

Tình hình cấp bách, các GS, nhà y học, dược học hàng đầu đã tổ chức một cuộc họp khẩn cấp, tìm biện pháp đối phó với dịch lỵ. Vấn đề được quan tâm hàng đầu là phải tự sản xuất thuốc trong nước thay vì tìm nguồn thuốc Tây.

Khi ấy TS.Phan Quốc Kinh mới 35 tuổi đã đứng lên thay mặt cho ĐH Y dược xin nhận nhiệm vụ. 20 người đã cùng thành lập một nhóm nghiên cứu đã kết hợp với các cán bộ, giảng viên, sinh viên đi khắp các làng xã ở miền núi, đồng bằng miền Bắc. Cứ 2 người một xã đến sưu tầm, nghiên cứu các bài thuốc dân gian của các ông lang, bà mế…

Sau 3 tháng, với sự nỗ lực của nhóm các nhà khoa học Đại học Dược Hà Nội, Đại học Y Hà Nội, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương… Dược sĩ Phan Quốc Kinh đã nghiên cứu thành công thuốc dập bệnh lỵ.

2 loại thuốc đó là Berberin (chiết xuất từ hoàng liên gai, hoàng bá) và Codanxit (chiết từ cây hoằng đằng và cỏ sữa lá lớn), có tác dụng chống lại các vi khuẩn gây bệnh và chống lại amip gây dịch lỵ.

Giáo sư Tôn Thất Tùng đã sử dụng cho bệnh nhân ở bệnh viện Việt Đức và trên chính bản thân ông, kết quả đều rất tốt. Ngay lập tức, hai loại thuốc trên đã được sản xuất ở quy mô rộng để đáp ứng nhu cầu cấp thiết lúc bấy giờ và dập tắt dịch lỵ.

Được biết, TS Phan Quốc Kinh sinh ở làng quê hiền hòa bên bến Tam Soa (Đức Thọ, Hà Tĩnh). Tuy có năng khiếu vượt trội về các môn tự nhiên như toán, lý, hóa, nhưng ông cũng rất mê thơ. Ông đã xuất bản nhiều tập thơ.

Chọn học dược, chàng trai Hà Tĩnh vượt qua thời sinh viên khốn khó bằng nghề cắt tóc, thỉnh thoảng đi dạy thêm. 

Bận học và kiếm tiền nhưng chàng sinh viên vẫn dành được thời gian luyện ngoại ngữ (ông có thể sử dụng tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Anh) và nghiên cứu cây thuốc Nam. Sau này, khi đã tốt nghiệp và làm trong ngành dược, trong thời gian sang Liên Xô (cũ) tu nghiệp, ông cũng mang theo củ bình vôi để nghiên cứu và phát hiện ra nhà khoa học Nhật Bản Kondo đã sai khi công bố củ bình vôi có hoạt chất chính là rotundin với cấu trúc hóa học 3 vòng. Theo nghiên cứu của ông, hoạt chất chính của củ bình vôi phải là tetrahydropalmatin với cấu trúc 4 vòng.

Khi về Việt Nam, ông báo cáo kết quả này với Bộ Y tế thì không nhận được sự đồng tình. Họ bảo ông to gan, dám bảo nhà bác học nổi tiếng thế giới sai, rằng kết luận của ông là vớ vẩn, không có căn cứ chứng minh và rất có thể ảnh hưởng đến quan hệ giữa hai nước.

Không hề lung lay, ông tự tin đáp lại: "Tôi chắn chắn kết quả nghiên cứu của tôi là đúng và sẽ được đăng trên các tờ báo nước ngoài". Quả vậy, ít lâu sau, các báo của Liên Xô đăng thông tin về kết quả nghiên cứu của Phan Quốc Kinh và ngay cả tờ "Các hợp chất thiên nhiên" của Nhật Bản cũng đăng tải.

ts phan quoc kinh 2

 

Tinh thần phản biện, không biết "ngợp" trước tên tuổi lớn, dám tin vào phát hiện của mình ngay cả khi đi ngược với niềm tin của đa số… là phẩm chất làm nên nhà khoa học Phan Quốc Kinh và các công trình của ông. Ông đã có nhiều phản biện nổi tiếng về đề tài thuốc prostaglandin từ san hô mềm, về các thuốc cai nghiện ma túy từ dược liệu…

Trong suốt quãng thời gian cống hiến cho nền Y Dược học nước nhà, Dược sĩ Phan Quốc Kinh và các cộng sự đã nghiên cứu và đưa vào sản xuất gần 20 loại thuốc từ nguyên liệu Việt Nam.

Ông còn có vinh dự được phân công bào chế thuốc bổ, tăng cường sinh lực cho lãnh tụ Cách mạng Lào Kaysone Phomvihane, giúp đỡ ngành Dược Campuchia sản xuất thuốc Berberin từ cây vàng đắng.

Nhiều công trình nghiên cứu của TS. Phan Quốc Kinh đã được công bố trong các tạp chí khoa học của Liên Xô, Mỹ, Đức, Thụy Sĩ.

Hải Hà

Tin khác

Tin tức 6 giờ trước
(SHTT) - Trong bối cảnh cuộc đua công nghệ toàn cầu đang leo thang, Trung Quốc đang nỗ lực thúc đẩy cơ chế nhằm rút ngắn thời gian xem xét và kiểm tra các đơn đăng ký sáng chế thuộc các lĩnh vực công nghệ cao, nhằm thúc đẩy các ngành công nghiệp chủ chốt và đổi mới công nghệ.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, Hewlett Packard Enterprise (HPE) đã kiện tập đoàn Trung Quốc, Inspur Group, cáo buộc rằng các sản phẩm của Inspur vi phạm năm bằng sáng chế của HPE liên quan đến công nghệ máy tính.
Tài sản trí tuệ 3 ngày trước
(SHTT) - Vụ kiện bản quyền vaccine COVID-19 của Moderna đối với Pfizer và BioNTech được tạm ngừng sau quyết định của tòa án Massachusetts, khi Cục Sở hữu trí tuệ Mỹ xem xét hiệu lực hai trong ba bằng sáng chế của công ty này.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - USPTO yêu cầu các luật sư khi nộp hồ sơ cần nêu rõ vai trò của trí tuệ nhân tạo trong đơn xin cấp bằng sáng chế do lo ngại AI có thể bị lạm dụng trong quá trình tạo ra các phát minh, sáng chế.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Tòa án Illinois quyết định rằng Amazon bị phạt 525 triệu USD vì vi phạm bằng sáng chế lưu trữ đám mây của công ty Kove, làm dấy lên những tranh cãi trong ngành công nghiệp công nghệ.