SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 19/04/2024
  • Click để copy

Diễn biến mới nhất vụ kiện bằng sáng chế giữa Illumina và Ravgen

07:02, 21/04/2023
(SHTT) - Công ty giải trình tự gen hàng đầu thế giới Illumina Inc và công ty sinh học Maryland Ravgen Inc đã làm việc với nhau về vụ kiện bằng sáng chế do Ravgen cáo buộc các xét nghiệm gen của đối phương vi phạm bằng sáng chế của họ.

Trong đơn khiếu nại năm 2020, Ravgen cáo buộc các xét nghiệm Verifi và VeriSeq về những bất thường nhiễm sắc thể của thai nhi và xét nghiệm TruSight trong việc tìm ra dấu hiệu ung thư của Illumina đã vi phạm bằng sáng chế của họ. 

Các bằng sáng chế của Ravgen liên quan đến các xét nghiệm chẩn đoán ít xâm lấn hơn, phân tích DNA trôi nổi tự do từ máu của bệnh nhân, và công ty sinh học cho biết họ đã đi tiên phong trong công nghệ này. 

Phía Illumina phủ nhận các cáo buộc và lập luận các bằng sáng chế trên không hợp lệ.

tag_reuters.com,2023_newsml_LYNXMPEJ3G0L4_12023-04-17T162346Z_1_LYNXMPEJ3G0L4_RTROPTP_3_GRAIL-M-A-ILLUMINA

 

Một phiên tòa xét xử có bồi thẩm đoàn đã được lên kế hoạch vào tháng 10 tới. Tuy nhiên, ngày 14/4 vừa qua, hai bên công ty trình bày với toà án liên bang Delaware họ đã tự giải quyết xong vụ việc. 

Luật sư John Desmarais của Ravgen gọi đó là “thoả thuận phù hợp giữa hai bên” nhưng không tiết lộ các điều khoản chi tiết. Phía Illumina không đưa ra bất cứ bình luận nào. 

Ravgen đã đệ trình một loạt vụ kiện các công ty bao gồm Illumina, Natera và Roche's Ariosa Diagnostics về công nghệ xét nghiệm DNA. Công ty sinh học này đã giành được phán quyết thắng lợi từ bồi thẩm đoàn trong đơn kiện Labcorp ở Texas vào tháng 9 năm ngoái trị giá 272 triệu USD. 

Trước đó, Moderna cũng đã đệ đơn kiện Pfizer vi phạm các bằng sáng chế liên quan tới nền tảng công nghệ mRNA nhằm phát triển vaccine COVID-19 của hãng này.

Trong thông cáo báo chí ngày 26/8 năm ngoái, Moderna đã cáo buộc Pfizer vi phạm các bằng sáng chế mà Moderna đăng ký trong khoảng thời gian từ 2010 - 2016. Pfizer đã sử dụng công nghệ mRNA mà không được sự cho phép của Moderna để sản xuất vaccine COVID-19 với tên gọi Comirnaty của mình.

CEO của Moderna, ông Stephane Bancel cho biết, Moderna đâm đơn kiện nhằm bảo vệ nền tảng công nghệ mRNA sáng tạo do hãng này đã đi tiên phong và đầu tư hàng tỷ đô la để tạo ra cũng như đăng ký bằng sáng chế trong thập kỷ trước đại dịch COVID-19.

Theo ông Bancel, công nghệ mRNA từng được phát triển từ năm 2010 cùng với các nghiên cứu khác về virus Corona đã được cấp bằng sáng chế trong những năm 2015 và 2016 đã giúp Moderna sản xuất được loại vaccine an toàn và hiệu quả cao trong thời gian kỷ lục sau khi đại dịch bùng phát.

Ngoài ra, Moderna cũng sử dụng công nghệ mRNA để phát triển các loại thuốc có thể điều trị và ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm như cúm và HIV, các bệnh tự nhiễm và các bệnh về tim mạch.

Moderna tuyên bố sẽ không bao giờ thu phí bản quyền đối với vaccine COVID-19 của mình ở 92 quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, tuy nhiên, tại các thị trường khác, Moderna hy vọng các đối thủ sẽ tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của hãng này.

Hải Hà

Tin khác

Tài sản trí tuệ 3 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, bài hát hit của Ed Sheeran - "Thinking Out Loud" một lần nữa được đưa ra tòa án phúc thẩm Hoa Kỳ để xem xét lại vụ kiện bản quyền cáo buộc Sheeran đã sao chép ý tưởng từ "Let's Get It On" của Marvin Gaye.
Tài sản trí tuệ 3 giờ trước
(SHTT) - Anh trai của ông trùm ma túy Colombia cố gắng đăng ký tên nhãn hiệu tại Văn phòng Bản quyền và Sở hữu Trí tuệ của Liên minh châu Âu nhưng bị bác bỏ.
Tài sản trí tuệ 3 giờ trước
(SHTT) - Theo hội đồng xét xử liên bang Texas, Samsung Electronics phải trả cho chủ sở hữu bằng sáng chế G+ Communications 142 triệu USD vì vi phạm các bằng sáng chế của G+ liên quan đến công nghệ không dây 5G trên dòng điện thoại thông minh Galaxy của hãng.
Tài sản trí tuệ 5 giờ trước
Tổ công tác đặc biệt của Sở Y tế TP.HCM phát hiện cơ sở mang tên “Viện nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc Việt Nam” hoạt động không phép tại địa chỉ của Phòng khám Medigo (296 Trần Não, phường An Khánh, TP Thủ Đức).
Tài sản trí tuệ 9 giờ trước
(SHTT) - Công tác bảo hộ bản quyền tác giả, quyền liên quan là một trong những yếu tố quan trọng để hướng tới xây dựng nền công nghiệp văn hóa phát triển lành mạnh, đủ sức cạnh tranh; đóng góp ngày càng nhiều vào GDP, tạo thêm nhiều việc làm và tăng kim ngạch xuất khẩu của đất nước.