SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 20/04/2024
  • Click để copy

Điểm mặt 8 bộ phim đình đám dính án đạo nhái

13:05, 12/06/2020
(SHTT) - Đạo nhái trong các tác phẩm nghệ thuật là một điều không còn xa lạ đối với người xem. Nhiều bộ phim đã từng làm mưa làm gió tại các phòng vé như Vua sư tử 1994, Avatar 2009 hãy Nữ hoàng băng giá,... cũng không tránh khỏi những cáo buộc nghiêm trọng liên quan tới viêc vi phạm bản quyền.

1. Một nắm đô la (1964) - A Fistful of Dollars (1964)

Một nắm đô la là phần đầu tiên trong bộ ba phim nổi tiếng nói về cao bồi của đạo diễn Sergio Leone. Nhân vật chính của bộ phim này là một kẻ lạ mặt thầm lặng và có kỹ năng chiến đấu. Khi đến San Miguel, một thị trấn biên giới nhỏ của Mexico, kẻ lạ mặt đã biết được mối thù gay gắt giữa 2 gia đình đang tranh giành quyền kiểm soát thị trấn này. Hắn đã lợi dụng kẻ thứ ba, giả vờ theo một phe để kiếm “một nắm đô la” từ cả 2 bên đối thủ.

dao1

 

Cốt truyện của 'A Fistful of Dollars' bị tố đạo nhái hoàn toàn nội dung của “Yojimbo” của Nhật Bản. Sergio Leone sau đó đã phải trả 100.000 đô la cho vụ kiện này. “Một nắm đô la” được đánh giá là một trong những bộ phim đạo nhái nổi tiếng nhất.

2. Kẻ hủy diệt (1984) - The Terminator (1984)

Kẻ hủy diệt là bộ phim điện ảnh ra mắt khán giả vào năm 1984 thuộc thể loại hành động/khoa học viễn tưởng của đạo diễn James Cameron, đồng tác giả là Cameron và William Wisher Jr. Bộ phim lấy bối cảnh năm 2029 khi trí thông minh nhân tạo đang thống trị thế giới và tiêu diệt loài người. Hai nhân vật thuộc kỷ nguyên này đã du hành vượt thời gian về Los Angeles vào ngày 12 tháng 5 năm 1984 để ngăn chặn sự việc xảy ra trong tương lai.

dao2

 

The Terminator đã không gặp may ngay khi vừa mới công chiếu khi bị tố đạo nhái. Harlan Ellison, một nhà văn nổi tiếng tuyên bố cốt truyện bộ phim Kẻ hủy diệt giống nội dung có trong tập Soldier và Demon With a Glass Hand thuộc tác phẩm The Outer Limits của ông.

3. Lái xe của cô Daisy (1989) - Driving Miss Daisy (1989)

Bộ phim kể về 25 năm tình bạn giữa cô Daisy Werthan, người đàn bà góa giàu có gốc Do Thái và Hoke, người lái xe da màu của bà. Sau đó, bộ phim đã giành được giải Oscar.

dao3

 

Tuy nhiên, Henry Denker, tác giả của cuốn tiểu thuyết nổi tiếng Horowitz và bà Washington đã tố cáo bộ phim đạo nhái cốt truyện của ông. Cuốn tiểu thuyết Horowitz và bà Washington kể về tình bạn giữa một ông già Do Thái và một nhà vật lý trị liệu da đen. Nhưng vụ kiện đã bị bác bỏ vì tòa án không tìm thấy sự tương đồng giữa hai tác phẩm nghệ thuật.

4. Vua sư tử (1994) – Lion King (1994)

Bộ phim Vua sư tử kể về hành trình của chú sư tử Simba trên đường tìm về quê hương để trả thù cho cha mình. Bộ phim đạt được thành công to lớn về mặt doanh thu và cũng là bộ phim hoạt hình có doanh thu cao thứ hai trong lịch sử.

dao4

 

Ngay khi vừa ra mắt, nhiều khán giả đã cho rằng The Lion King của Disney đã sử dụng ý tưởng của bộ phim hoạt hình Kimba, the White Lion ra mắt từ năm 1960 dựa trên tác phẩm cùng tên của họa sĩ hoạt hình Osamu Tezuka.

Theo một nguồn tin, vào những năm 1960, Walt Disney và Tezuka là bạn bè của nhau. Một số thông tin sau này cho biết Disney đã nhờ tới sự giúp đỡ của Tezuka trong một dự án khoa học viễn tưởng. Mặc dù không có nhiều thông tin chính xác về sự tương đồng giữa 2 tác phẩm nhưng người xem vẫn cho rằng Simba được lấy cảm hứng từ Kimba.

5. Cuộc chiến Giáng sinh (1996) - Jingle All the Way (1996)

Jingle All the Way là một bộ phim hài kể về cuộc đua tìm kiếm món đồ chơi độc nhất – con robot Turbo Man để làm hòa với con trai.

Ngay khi vừa lên sóng, bộ phim đã vướng phải “lùm xùm” về việc ăn cắp bản quyền. Người tố cáo là Brian Webster, một giáo viên sinh học, cô đã bán bản quyền phim của mình cho nhà xuất bản Murray Hill. Sau đó, Murray Hill đã gửi kịch bản cho công ty 20th Century Fox nhưng không nhận được hồi âm.

dao5

 

Điều bất ngờ là bộ phim Jingle All the Way được ra mắt ngay thời điểm đó lại có nhiều chi tiết giống với kịch bản của Webster. Sau khi đệ đơn kiện, bồi thẩm đoàn định trao khoản bồi thường 19 triệu đô la cho cô nhưng con số này đã giảm xuống khi Fox kháng cáo.

6. Avatar (2009)

Avatar là một bộ phim khoa học viễn tưởng của Mỹ, lấy bối cảnh vào năm 2154, khi con người đang khai thác một khoáng vật quý giá gọi là unobtanium tại Pandora. Việc mở rộng khai thác mỏ tại cụm làng đang đe dọa sự tồn tại của tộc người bản địa Na’vi ở đây. Bộ phim đã phá vỡ kỉ lục phòng vé suốt thời gian trình chiếu và trở thành phim có doanh thu cao nhất mọi thời đại và đem về 9 giải Oscar.

Tuy nhiên, nhiều nhà phê bình cho rằng biên kịch James Cameron đã sao chép tác phẩm “Dances with Wolves”. Sự khác biệt duy nhất là bối cảnh tác phẩm “Dances with Wolves” diễn ra ở biên giới nước Mỹ còn Avatar được đặt trong không gian. Ngoài ra, cốt truyện của Avatar cũng được cho là có ảnh hưởng của tác phẩm Pocahontas 1950.

dao6

 

Thêm vào đó, Roger Dean cho rằng James Cameron đã nghiên cứu và tham khảo tác phẩm của ông trong giai đoạn chuẩn bị làm phim. Ông cũng chỉ ra những điểm giống nhau giữa hình ảnh “Cây thần” trong Avatar với hai tác phẩm của ông là Pathway và Floating Jungle. Bryant Moore, một nhà văn khoa học viễn tưởng, cũng có cùng quan điểm và đứng về phía Roger Dean.

Đây không phải là lần đầu tiên Avatar bị “dính” vào các vấn đề pháp lý nhưng các nhà làm phim đều giành phần thắng trong những vụ kiện trước.

7. Cuộc đình công (2012) - Lockout (2012)

Bộ phim này kể về câu chuyện một nhân viên CIA không có tội nhưng bị kết án với tội danh làm gián điệp chống lại chính phủ Hoa Kỳ. Anh ta sẽ được tự do nếu có thể giải cứu con gái của tổng thống từ một nhà tù bên ngoài không gian. Câu chuyện được đồng sáng tác bởi Luc Besson, một nhà làm phim người Pháp.

dao7

 

Người hâm mộ bộ phim “Escape from New York” của John Carpenter hẳn sẽ nhận ra rất nhiều điểm tương đồng trong bộ phim “Lockout”. John Carpenter chắc chắn cũng nhận ra sự giống nhau này. Vì vậy, ông đã đệ đơn kiện “Lockout” và giành được phần thắng.  

8. Nữ hoàng băng giá (2013) – Frozen (2013)

Disney lại một lần nữa nằm trong danh sách các tác phẩm đạo nhái nổi tiếng thế giới với bộ phim Frozen 2013. Đây là phim điện ảnh nhạc kịch kỳ ảo sử dụng công nghệ hoạt hình máy tính của Mỹ do Walt Disney Animation Studios sản xuất và Walt Disney Pictures phát hành.

Bộ phim kể về một nàng công chúa dũng cảm lên đường dấn thân vào một cuộc hành trình gian khó với một anh chàng miền núi cường tráng, dễ rung động nhưng ban đầu hơi thô lỗ, cùng chú tuần lộc trung thành của mình và một chàng người tuyết vui nhộn tình cờ gặp trên đường đi tìm người chị gái - một nữ hoàng sở hữu sức mạnh tạo ra băng giá đã vô tình khiến cả vương quốc chìm trong mùa đông vĩnh cửu.

Kelly Wilson - tác giả của bộ phim hoạt hình ngắn trên mạng mang tên The Snowman đã kiện Walt Disney vi phạm bản quyền. Lý do là một đoạn trailer “bom tấn” Frozen (Nữ hoàng băng giá) có rất nhiều điểm giống hệt với "con cưng" của cô. Người xem có thể dễ dàng nhận ra sự tương đồng khi xem trailer của cả hai bộ phim khi chúng đều là những người tuyết bị mất mũi.

dao8

 

Mặc dù phía Disney đã kháng cáo nhiều lần với lý do The Snowman không giống cốt truyện của Frozen và người tuyết Olaf cũng không thể đại diện cho cả bộ phim, tuy nhiên, tòa án đã bác bỏ đơn kháng cáo của Disney.

Kim Anh

Tin khác

Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) – Trải qua hơn 2 tháng phát động cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia, BTC đã tìm ra được top 20 dự án xuất sắc nhất.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) – Ngày 24/11 và 25/11, vòng thi chọn Top 20 Cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đã diễn ra bằng hình thức pitching trực tuyến. Dự án Smart VieLinkit thuộc bảng dự thi Mô hình Đổi mới sáng tạo đã xuất sắc lọt vào top 20.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Quản trị tài sản trí tuệ tại các cơ quan đặc biệt giúp ta hiểu rõ về hơn về các quy trình, biểu mẫu, các điều khoản cần thiết trong các quy chế, quy định.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Cuộc thi “Giải pháp thương mại hóa sáng chế 2021” đã đi một nửa chặng đường trong hành trình tìm kiếm các phương án, cách thức áp dụng các bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích vào thực tiễn, từ đó tạo ra giá trị hữu ích cho cuộc sống và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Buổi tập huấn thứ 6 trong chuỗi chương trình của Làng Sáng chế và Doanh nghiệp ĐMST phối hợp với Hội Sáng chế Việt Nam, hưởng ứng sự kiện khởi nghiệp ĐMST Quốc gia Techfest 2021 với chủ đề: “Thẩm định giá tài sản trí tuệ” được diễn ra vào lúc 8h00 sáng chủ nhật ngày 07/11/2021.