SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 19/04/2024
  • Click để copy

Điểm danh các công ty thiết bị y tế vi phạm an toàn thực phẩm bị phạt hơn 4 tỷ đồng

14:00, 12/05/2017
(SHTT) - Trong nửa đầu năm 2017, Cục An toàn thực phẩm đã xử phạt hành chính 24 Công ty thiết bị y tế với tổng số tiền gần 4,1 tỷ đồng.
uuu

Điểm danh các công ty thiết bị y tế vi phạm an toàn thực phẩm bị phạt hơn 4 tỷ đồng. Ảnh minh họa

Theo đó, Công ty Xuất nhập khẩu thiết bị y tế Minh Bang Việt Nam (Hà Nội) bị phạt hơn 3,2 tỷ đồng do không duy trì việc kiểm nghiệm sản phẩm định kỳ theo quy định đối với sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Uy Mãnh Nang. Công ty này còn sản xuất lô sản phẩm Uy Mãnh Nang 0116 với các thông tin ngày sản xuất 20/1/2016 và hạn sử dụng 19/1/2019, không phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố. Hiện công ty đã bán ra thị trường lô sản phẩm này.

Ngoài phạt tiền, Cục đã buộc các cơ sở tiêu hủy sản phẩm vi phạm, thực hiện kiểm nghiệm định kỳ.

Đây là mức phạt được đánh giá là cao nhất trong những cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm trong 6 tháng đầu năm 2017, được Cục An toàn thực phẩm công bố hôm 11/5.

Cũng theo đó, trong nửa đầu năm 2017, Cục đã xử phạt hành chính 24 cơ sở vi phạm với tổng số tiền gần 4,1 tỷ đồng.

Theo Dân Trí, danh sách các cơ sở vi phạm đã bị xử phạt hành chính do các vi phạm về an toàn thực phẩm.

Công ty TNHH Phong Cách Sống Kim Cương Việt Nam (TP Hồ Chí Minh) bị phạt 25 triệu đồng vì không duy trì kiểm nghiệm định kỳ cho 4 sản phẩm.

Công ty TNHH La Mi (TP Hồ Chí Minh) bị phạt 20 triệu đồng do quảng cáo không đúng nội dung được xác nhận.

Công ty TNHH Dược phẩm Alanta bị phạt 25 triệu vì không duy trì việc kiểm nghiệm định kỳ cho sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Siro ho Beduz theo quy định.

Công ty Cổ phần Đông Trùng Hạ Thảo (TP Hồ Chí Minh) bị phạt 20 triệu do quảng cáo không đúng nội dung được xác nhận.

Công ty Cổ phần Dược VIKO 8 – Pháp (Hà Nội) bị phạt 30 triệu do sử dụng phiếu kiểm nghiệm giả khi công bố sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Công ty TNHH Kinh doanh & Thương mại Diệu Phương Đường (Hà Nội) bi phạt 25 triệu do quảng cáo không phù hợp nội dung được xác nhận.

Công ty Cổ phần Triệu Sơn (Hà Nội) phạt 65 triệu vì quảng cáo khi chưa được xác nhận nội dung, gây hiểu lầm có tác dụng chữa bệnh.

Công ty Cổ phần ANVY (Hưng Yên) bị phạt 25 triệu vì quảng cáo không đúng nội dung được xác nhận.

Công ty Cổ phần thương mại Tân Tiến Phát (Hà Nội) bị phạt 120 triệu vì sản xuất, bán 05 lô sản phẩm vi phạm quy định về nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa; Khu vực sản xuất thực phẩm không có điều kiện an toàn thực phẩm; Sử dụng nước không đạt quy chuẩn để sản xuất thực phẩm; Sản xuất 08 lô sản phẩm thực phẩm không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật/quy định an toàn thực phẩm; Bán 02 lô sản phẩm thực phẩm không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật/quy định an toàn thực phẩm; Sử dụng phụ gia thực phẩm thuộc danh mục được phép sử dụng nhưng vượt giới hạn cho phép.

Công ty TNHH Quốc tế Hoàng Nam (TP Hồ Chí Minh) bị phạt 15 triệu vì quảng cáo dù chưa được cơ quan thẩm quyền xác nhận nội dung.

Công ty Cổ phần Phát triển Công nghệ Đông Nam Dược (Hà Nội) bị phạt 30 triệu do quảng cáo không phù hợp với nội dung được cấp phép.

Công ty Cổ phần Sữa Sức sống Việt Nam (Hà Nội) bị phạt 15 triệu vì quảng cáo khi chưa được xác nhận nội dung.

Công ty Cổ phần dược phẩm Bảo Minh (Hà Nội) bị phạt 15 triệu do quảng cáo khi chưa được xác nhận nội dung.

Công ty TNHH Kinh doanh và thương mại Diệu Phương Đường (Hà Nội) bị phạt 20 triệu do quảng cáo không phù hợp nội dung được xác nhận.

Công ty TNHH Thương mại Thiên Phúc Bảo Khang (Hà Nội) bị phạt 20 triệu do quảng cáo không phù hợp nội dung được xác nhận.

Công ty Cổ phần VQC (Hà Nội) bị phạt 15 triệu do quảng cáo 4 sản phẩm chưa được xác nhận nội dung quảng cáo.

Công ty Cổ phần dược phẩm Đại Y (Hà Nội) bị phạt gần 110 triệu do không đảm bảo điều kiện sản xuất; kinh doanh 22 lô sản phẩm vi phạm nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa, bán sản phẩm không phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố; không duy trì kiểm nghiệm theo quy định.

Công ty TNHH Thực phẩm và đồ uống BBT (Hà Nội) bị phạt 33 triệu không duy trì kiểm định 3 sản phẩm sữa Nan 1, Nan 2 cho trẻ em.

Công ty Cổ phần Dược phẩm TV.Pharm (Trà Vinh) bị phạt 25 triệu không duy trì kiểm nghiệm sản phẩm.

Công ty Cổ phần Dược phẩm Hoàng Giang (Hà Nội) phạt 25 triệu không duy trì kiểm nghiệm sản phẩm.

Công ty TNHH Health Vina (Hà Nội) phạt 25 triệu không duy trì kiểm nghiệm định kỳ sản phẩm.

Công ty Cổ phần Dược phẩm An Châu (Hà Nội) phạt 25 triệu.

Công ty Cổ phần kinh doanh và Thương mại Nguyên Sinh (Hà Nội) bị phạt hơn 84 triệu do nhiều hành vi không duy trì kiểm định sản phẩm định kỳ. sản xuất và bán không phù hợp với tiêu chuẩn công bố.

PV (t/h)

Tin khác

Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Bằng các biện pháp nghiệp vụ, ngày 16/4/2024, Đội QLTT số 2, Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên đã tiến hành kiểm tra đột xuất địa điểm kinh doanh của bà Đ.T.T tại địa chỉ: phường Túc Duyên, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, phát hiện 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc xuất xứ có tổng trị giá 300 triệu đồng.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Thực hiện kế hoạch và công văn chỉ đạo của Cục QLTT về tăng cường giám sát, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm. Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ninh đã tăng cường công tác giám sát trên địa bàn, qua đó phát hiện nhiều sai phạm về hàng hóa.
Media 2 ngày trước
(SHTT) - Những ngày đầu triển khai tháng ATTP trên địa bàn, Đội QLTT số 9, Cục QLTT thành phố Hà Nội đã kiểm tra, phát hiện gần nửa tấn cam có xuất xứ từ nước ngoài, có dấu hiệu là hàng hóa nhập lậu.
Tin tức 3 ngày trước
(SHTT) - Triển khai thực hiện chỉ đạo của Cục Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai về việc tăng cường kiểm tra hoạt động kinh doanh, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (thuốc BVTV) trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Tài sản trí tuệ 3 ngày trước
(SHTT) - Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp vừa ban hành Quyết định xử phạt hành chính về hành vi buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, với số tiền 102,5 triệu đồng và buộc tiêu hủy đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, đồng thời đình chỉ toàn bộ hoạt động kinh doanh hàng hóa vi phạm 02 tháng.