SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 24/04/2024
  • Click để copy

Điểm danh 6 ‘ứng viên’ tiềm năng trên đường đua tìm vaccine COVID-19 trên thế giới

07:20, 04/08/2020
(SHTT) - Hiện giới khoa học toàn cầu đang tiến hành nghiên cứu 166 loại vaccine COVID-19, trong đó có 6 ứng viên tiềm năng đã vượt qua giai đoạn tiền lâm sàng và đang được thử nghiệm trên người. Những ứng viên này được hy vọng sẽ mau chóng được hoàn thành và đưa vào sử dụng để chống lại đại dịch hiện nay.

Mặc dù giới khoa học thế giới đã nỗ lực tìm ra nhiều hướng đi khác nhau để tìm ra vũ khí đặc trị có thể chống lại virus SARS-CoV-2 nhưng phần lớn trong số 166 nghiên cứu vaccine COVID-19 hiện nay vẫn chỉ dừng lại ở giai đoạn thử nghiệm trên động vật. Và chỉ có 6/166 nghiên cứu trong số đó đang tiến hành giai đoạn thử nghiệm trên người và đạt được nhiều kết quả tích cực.

VACCINE

 

Vaccine của Đại học Oxford/AstraZeneca

Vaccine có tên là ChAdOx1 nCoV-19, hay còn được gọi đơn giản là vaccine Oxford, do trường đại học này phối hợp với công ty dược phẩm AstraZeneca phát triển.

Vaccine này được sản xuất từ phiên bản yếu của adenovirus (virus cảm lạnh thông thường) nhiễm vào tinh tinh.

Theo nghiên cứu đăng ngày 13/5, các nhà nghiên cứu trước đó đã thử nghiệm vaccine này ở khỉ và phát hiện ra rằng khỉ tiêm vaccine vẫn bị nhiễm virus nếu cố ý cho khỉ phơi nhiễm với virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, vaccine giúp khỉ không bị viêm phổi, tức là vaccine cũng có tác dụng bảo vệ một phần.

Hồi tháng 4, các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm vaccine này  trên người. Vaccine không gây tác dụng nguy hiểm nào cho người tham gia nhưng có một số tác dụng phụ nhẹ như đau cơ và ớn lạnh.

Trong giai đoạn thử nghiệm tiếp theo ở Brazil, sẽ có tới 5.000 tình nguyện viên tham gia. Họ dự kiến thử nghiệm với thêm 10.500 người ở Anh và 30.000 người ở Mỹ.

Vaccine của Sinova Biotech

Vaccine có tên PiCoVacc do công ty Sinovac Biotech (trụ sở ở Bắc Kinh) phát triển. Công ty này đã chứng minh vaccine an toàn và hiệu quả trong các thử nghiệm lâm sàng sớm và đang tuyển tình nguyện viên cho thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 với 8.870 người tham gia ở Brazil.

PiCoVacc được làm từ phiên bản bất hoạt của virus SARS-CoV-2. Vaccine bất hoạt là phiên bản chết của mầm bệnh gây ra bệnh, khác với vaccine sống làm từ virus yếu đi của Đại học Oxford. Vaccine sống có thể tạo phản ứng miễn dịch kéo dài hơn nhưng rủi ro hơn cho người có hệ miễn dịch yếu hoặc có vấn đề sức khỏe.

Sinovac bắt đầu thử nghiệm giai đoạn 1 và giai đoạn 2 với 743 người khỏe mạnh hồi tháng 4 ở Giang Tô, Trung Quốc. Công ty đang thử nghiệm giai đoạn 2 trên người cao tuổi và sẽ thực hiện trên trẻ em và thanh thiếu niên sau đó.

Vaccine của Moderna/NIAID

Vaccine mRNA-1273 do công ty công nghệ sinh học Mỹ Moderna và Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ (NIAD) phát triển. Đây là vaccine đầu tiên được thử nghiệm trên người ở Mỹ.

Sản xuất vaccine mRNA dễ và nhanh hơn vaccine truyền thống. Vaccine mRNA có thể có tác dụng mạnh hơn với mầm bệnh có xu hướng biến đổi như các virus Corona và virus cúm. Tuy nhiên, vaccine này có thể gây phản ứng tiêu cực trong cơ thể. Các loại vaccine này cũng không ổn định, tan rã khá nhanh, có thể hạn chế sức miễn dịch.

Moderna đã công bố kết quả ban đầu hứa hẹn sau khi thử nghiệm giai đoạn 1 với 45 người tham gia. Sau khi được tiêm 2 liều vaccine, người tham gia đều có kháng thể trung hòa trên mức trung bình so với kháng thể tìm thấy trong bệnh nhân COVID-19 đã hồi phục.

Tuy nhiên, hơn một nửa người tham gia có phản ứng phụ như mệt, ớn lạnh, đau đầu, đau cơ, đau ở khu vực tiêm.

Moderna đã bắt đầu thử nghiệm giai đoạn 2 và định thử nghiệm giai đoạn 3 trên 30.000 người vào cuối tháng này. Thử nghiệm sẽ hoàn thành vào tháng 10.

Vaccine của CanSino Biologics và Viện Công nghệ Sinh học Bắc Kinh

Công ty CanSino Biologics phối hợp với Viện Khoa học Công nghệ Bắc Kinh đã phát triển vaccine dựa trên adenovirus bị làm yếu. Khác với vaccine của Oxford (dùng adenovirus nhiễm vào tinh tinh), vaccine của CanSino Biologics dùng adenovirus nhiễm vào người.

Công ty này đã đăng kết quả thử nghiệm giai đoạn 2 vào ngày 20/7 trên tạp chí The Lancet. Thử nghiệm diễn ra ở Vũ Hán với 508 người tham gia.

CanSino Biologics đang tìm cách thử nghiệm giai đoạn 3 ngoài Trung Quốc.

Vaccine của Sinopharm

Tập đoàn Dược phẩm Quốc gia Trung Quốc (Sinopharm) đang phát triển 2 vaccine đều là dạng bất hoạt của SARS-CoV-2.

Hai vaccine này do Viện Sản phẩm Sinh học Bắc Kinh và Viện Sản phẩm Sinh học Vũ Hán phát triển. Truyền thông Trung Quốc cho biết 2 vaccine có thể sẵn sàng cho người dân dùng vào cuối năm 2020.

Các vaccine của Sinopharm là vaccine bất hoạt đầu tiên bước vào thử nghiệm giai đoạn 3. Giai đoạn này sẽ được thực hiện ở Abu Dhabi với 15.000 tình nguyện viên.

Vaccine của Pfizer và BioNTech

Tương tự Moderna, tập đoàn Pfizer của Mỹ và công ty công nghệ sinh học Đức BioNTech đang phát triển vaccine medRxiv dựa trên RNA thông tin.

Theo kết quả giai đoạn 1 và 2 công bố ngày 1/7, vaccine của họ không gây phản ứng nghiêm trọng nào và có thể kích hoạt hệ miễn dịch.

Nghiên cứu có 45 bệnh nhân tham gia. Họ được tiêm một trong 3 liều medRxiv hoặc giả dược. Một số bệnh nhân có phản ứng phụ như sốt, mệt, đau đầu, ớn lạnh, đau cơ, đau khớp.

Theo Times, Pfizer đang lên kế hoạch thử nghiệm vaccine giai đoạn 3 quy mô lớn vào tháng này.

An An

Tin khác

Tin tức 13 giờ trước
(SHTT) - Ngày 23/4, UBND TP Hà Nội ban hành Kế hoạch số 124/KH-UBND tổ chức bắn pháo hoa kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Theo đó, Thành phố sẽ tổ chức 7 trận địa bắn pháo hoa phục vụ công chúng.
Tin tức 13 giờ trước
(SHTT) - Phát biểu tại Diễn đàn Tương lai ASEAN, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết, thời điểm ASEAN bước sang thập kỷ thứ sáu tồn tại và phát triển cũng là lúc chúng ta đang chuẩn bị bước vào một giai đoạn tăng trưởng mới sau khi hoàn thành việc thực hiện Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025.
Tin tức 14 giờ trước
(SHTT) - Hiện nay, người dân Hà Nội và Thừa Thiên Huế có thể đề nghị cấp phiếu lý lịch tư pháp ngay trên ứng dụng VNeID bằng cách thực hiện theo 7 bước dưới đây.
Tin tức 15 giờ trước
(SHTT) - Ngày 23/4, Học viện Ngoại giao (Bộ Ngoại giao) tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN (AFF 2024) với Chủ đề “Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm”.
Tin tức 15 giờ trước
(SHTT) - Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ TT&TT) vừa phát đi văn bản cảnh báo gửi các Đài phát thanh, truyền hình, các đơn vị hoạt động truyền hình, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền về việc kiểm soát, ngăn chặn quảng cáo cờ bạc, cá độ trái phép trên truyền hình.