SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 25/04/2024
  • Click để copy

Điểm chung của các doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam

07:55, 25/12/2016
Trong top 10 DN tư nhân lớn VN theo xếp hạng của Vietnam Report 2016 gồm Thaco, Vinamilk, Doji, FPT, Vingroup, Masan, Hòa Phát, Thế giới Di động, SCB và VPBank, các DN gặp nhau ở nhiều điểm chung dù mỗi đơn vị gần như đại diện cho một lĩnh vực đặc thù.

Người dẫn đầu Thaco Group, ông Trần Bá Dương, Chủ tịch HĐQT Thaco Group luôn ấp ủ giấc mơ thay đổi ngành công nghiệp ô tô VN.

Tham vọng “hàng đầu quốc tế ”

Từ chỗ một Cty được thành lập năm 1997 với vỏn vẹn 20 nhân viên, sau 20 năm thành lập, Thaco Group đã trở thành DN đứng đầu trong lĩnh vực sản xuất, lắp ráp và phân phối ô tô tại VN với hơn 16.000 nhân viên. Mục tiêu tương lai của Thaco là giữ vững vị trí này đồng thời mở rộng thị trường trong khu vực ASEAN, tăng cường hợp tác quốc tế nhằm lựa chọn công nghệ phù hợp, gia tăng tỷ lệ nội địa hóa, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, tạo nền tảng để phát triển thành tập đoàn công nghiệp đa ngành, nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm vươn tới vị trí hàng đầu khu vực.

Vinamilk, DN tư nhân lớn thứ hai, “đặt chiến lược phát triển dài hạn để trở thành một trong 50 Cty sữa lớn nhất thế giới với doanh số 3 tỷ USD vào những năm tới, đưa thương hiệu sữa quốc gia VN – Vinamilk – vào bản đồ ngành sữa thế giới; phát triển mạnh mẽ phục vụ người tiêu dùng VN với những sản phẩm giá cả hợp lý, chất lượng quốc tế; đồng hành với nông dân VN”. Đây là mục tiêu phát triển và vươn tầm quốc tế mà dưới thời điều hành của bà Mai Kiều Liên, với 13 nhà máy, 6 tỷ sản phẩm cung cấp mỗi năm, danh mục đầu tư ra nước ngoài ở những vị trí trọng điểm, Vinamilk đã bước đầu thực hiện được.

diem chung cua cac doanh nghiep tu nhan lon nhat viet nam

 Vinhomes thương hiệu bất động sản phát triển bởi Tập đoàn Vingroup. Ảnh: Times City

“Không ngừng mở rộng quy mô, hiệu quả sản xuất kinh doanh và phát triển bền vững để trở thành một tập đoàn hàng đầu VN và khu vực trong các lĩnh vực khai thác, sản xuất và kinh doanh vàng bạc, đá quý, trang sức cũng như các lĩnh vực đầu tư, thương mại và dịch vụ” là tham vọng của DOJI. 6 năm liên tiếp giữ top 3 DN tư nhân hàng đầu và với tái cơ cấu TienphongBank hoàn tất, tạo nền tảng thực thi mưu tính “tích hợp” dịch vụ tài chính – ngân hàng và vàng bạc đá quý, Doji đang sở hữu lợi thế kép so với các DN lớn cùng ngành.

“Trở thành DN công nghệ thông tin Made in VN khiến thế giới phải nhớ tên” là tâm niệm luôn được Chủ tịch FPT Trương Gia Bình khẳng định.

Vingroup, với chiến lược “nói ít, làm nhiều”, trên thực tế cũng đã xây dựng tham vọng trở thành nhà phát triển BĐS và là tập đoàn tư nhân đa ngành hàng đầu…Các DN kế tiếp trong bảng xếp hạng nhìn chung đều có tham vọng lớn. Lưu ý là cần loại trừ SCB, một NH lớn về tổng tài sản nhờ sự sáp nhập 3 NH với nhau, đang giữ vị trí thứ 9 trong bảng xếp hạng.

“Chuỗi giá trị mở rộng”

Đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng vào khu công nghiệp mở Chu Lai, Quảng Nam, Thaco Group đến nay đã xây dựng Khu phức hợp Chu Lai trở thành trung tâm sản xuất linh kiện phụ tùng và lắp ráp ôtô lớn, sẵn sàng cho hội nhập. Với chiến lược phát triển chéo nhằm tạo sự gia tăng lớn về tài sản, từ vài năm trước, Thaco đã tiến hành thực thi chủ trương mua lại quyền sử dụng đất của các cửa hàng và siêu thị ôtô để phát triển quỹ đất và giảm chi phí thuê mặt bằng. Theo ông Trần Bá Dương, giá trị gia tăng của các BĐS sẽ là một lợi thế không nhỏ cho việc định giá thương hiệu Thaco. Đây cũng là chiến lược đầu tư khá thành công của một số Cty sản xuất và lắp ráp ôtô trong khu vực. Thaco cũng đẩy mạnh đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp và đô thị gồm cảng biển, kho ngoại quan, hệ thống dịch vụ cơ bản (nước, điện, gas…) để hoàn tất chiến lược xây dựng chuỗi giá trị ngành ôtô.

Đáng chú ý, Thaco Group còn đầu tư tài sản lớn tại Địa ốc Đại Quang Minh với việc sở hữu 90% cổ phần. Dự báo kết quả kinh doanh của Đại Quang Minh được hợp nhất sớm hơn cột mốc 2018 mà Thaco dự định, sẽ mang về nguồn doanh thu lớn hơn nữa cho tập đoàn.

Kinh doanh theo chuỗi giá trị để khép kín từ vùng nuôi – nguyên liệu – nhà máy – nội địa cũng là chiến lược phát triển của Vinamilk khi đầu tư nước ngoài, hay phát triển theo chuỗi các ngành hàng của Masan Group, bước đi nhiều hướng của Hòa Phát với thép – tôn – bất động sản… đều cho thấy xu hướng xây dựng chuỗi mở rộng, đi tới đa ngành…

Tuy nhiên, tiêu biểu cho xu hướng phát triển theo chuỗi, vừa khép kín và mở rộng phải kể đến Vingroup. Đến nay, “chuỗi trong chuỗi” của Vingroup đã đánh dấu tầm ảnh hưởng trên mọi phân khúc BĐS của Tập đoàn này. Con đường phát triển các ngành liên quan đến nhu cầu đời sống của 100 triệu dân, vừa mở rộng, vừa hỗ trợ vừa bán chéo sản phẩm theo hướng đầu – cuối, giá trị các thương hiệu mà Vingroup sở hữu gồm Vinhomes, VinCommerce, Vincom Retail, Vinpearl, cùng với 1 thương hiệu khác thuộc tập đoàn Vingroup đã được định giá “đắt” trong Top 50 Thương hiệu Giá trị nhất VN 2016, theo xếp hạng của Brand Finance…

Cuộc đua vị trí xếp hạng của các DN tư nhân 

Theo chuyên gia Kinh tế Lê Trọng Nhi, với sự hứa hẹn gia nhập thị trường đại chúng và niêm yết của nhiều DN tư nhân lớn nhằm huy động vốn, mở rộng quy mô và tầm ảnh hưởng, có thể sẽ diễn ra một cuộc đua ngoạn mục trong “bảng tổng sắp” vị thứ của các DN tư nhân lớn nhất VN. Trong đó, sự hiện diện trên thị trường IPO và niêm yết của Hãng Hàng không Bikini Vietjet được dự báo có thể sẽ mang đến những xáo trộn mới.

Những ngày gần đây thị trường nhắc nhiều đến thông tin IFR thuộc Thomson Reuters cho biết hãng này được định giá 1,2 tỷ USD, qua xác định chào bán 44,78 triệu cổ phiếu với giá 84.600 đồng mỗi cổ phiếu, mặc dù phía Vietjet chưa xác nhận nguồn tin này.

Dù vậy, nhìn một cách khách quan, sự tăng trưởng của Vietjet trong những năm qua với thị phần ngoạn mục sau 5 năm đạt tới 40% và có triển vọng vượt qua hãng hàng không quốc gia VietnamAirlines cũng đồng nghĩa hứa hẹn giá trị của Vietjet sẽ còn vượt hơn 1,2 tỷ USD.

Nhớ lại hồi 2014, khi cổ phần hóa, VietnamAirlines được định giá 2,74 tỷ USD. ở thời điểm đó, VietnamAirlines còn giữ thị phần và các “lợi thế độc quyền” lớn hơn bây giờ. Nhưng tương lai, những giá trị tài sản “cứng” và “mềm” của VietnamAirlines, có lẽ sẽ không còn nhiều lợi thế khi Vietjet “cất cánh” và các khoang bay đón nhà đầu tư lớn. Sự khác biệt về cơ chế quản trị và cơ chế chào đón nhà đầu tư chính là cơ hội để nâng cao vị thế của DN tư nhân ngành hàng không trong nhóm các DN tư nhân.

Theo Enternews

Tin khác

Kinh tế 4 giờ trước
(SHTT) - UBND TP Hà Nội đã lên kế hoạch tổ chức Hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh hoạt động tại các làng nghề trên địa bàn TP Hà Nội.
Kinh tế 4 giờ trước
(SHTT) - Trong khuôn khổ diễn đàn toàn cảnh thương mại điện tử Việt Nam 2024 (VOBF 2024) diễn ra tại Hà Nội sáng 25/4, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam đã công bố Báo cáo chỉ số thương mại điện tử (EBI) 2024, với nhiều thông tin và con số đáng chú ý.
Kinh tế 4 giờ trước
(SHTT) - Hôm nay (ngày 25/4), giá xăng trong nước đã được Bộ Công Thương - Bộ Tài chính điều chỉnh giảm. Mỗi lít xăng RON 95 giảm 320 đồng, làm giảm giá bán xuống dưới mức 25.000 đồng/lít.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Năm 2024, VECOM tiếp tục hoàn thiện tính chỉ số thương mại điện tử (TMĐT). Bên cạnh việc tính toán dựa vào kết quả khảo sát hàng nghìn DN VECOM còn sử dụng nhiều kênh thông tin định lượng tin cậy khác. Tên miền quốc gia “.VN” tiếp tục là yếu tố quan trọng nhất trong đánh giá hạ tầng cho TMĐT.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông nghèo nhưng không vì thế mà chàng trai trẻ Nguyễn Văn Trọng, thôn Hạc Sơn, xã Cẩm Bình, Huyện Cẩm Thuỷ, tỉnh Thanh Hoá thấy thiếu tự tin, mặc cảm, ngược lại càng thôi thúc anh đam mê lao động, dám nghĩ, dám làm và quyết tâm để vươn lên làm giàu.