SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 30/04/2025
  • Click để copy

Nghệ An: Đền Bà Chúa, huyện Yên Thành đón bằng di tích lịch sử cấp tỉnh

16:15, 10/03/2025
(SHTT) - Xã Đồng Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Thanh Hóa long trọng tổ chức lễ đón bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh đền Bà Chúa.

 Ngày 9/3, UBND huyện Yên Thành phối hợp với xã Đồng Thành tổ chức lễ đón bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh đền Bà Chúa. Đền Bà Chúa tọa lạc giữa thung lũng của Đồng Đền, bao quanh là các dãy núi như Động Cháy, núi Chạc Địu, lèn Khe Mài, Lèn Cò... Trước mặt đền có dòng khe Vụng Chẹo chảy làm minh đương, sau lưng có động Chạc Nạng làm hậu chẩm, tạo nên thế “tọa sơn vọng thủy”. Bên phải đền có lèn Múp Măng sừng sững, bên trái là dãy núi Eo Khế uốn lượn, làm nên thế “tả thanh long, hữu bạch hổ”. Đền gồm 3 tòa: hạ điện, trung điện và thượng điện. Mặt bằng kiến trúc được sắp xếp theo kiểu chữ Tam, uy nghi cổ kính.

482024440-2108783479605785-2917272630814283112-n-1741527409

 

Di tích đền Bà Chúa được xây dựng từ thời Nguyễn, thờ thần có vị hiệu “Sơn thần Bạch Y Công chúa chân nhân”. Hiện nay, thần tích về thần tại đền Bà Chúa chưa tìm thấy tài liệu thành văn nào ghi chép nhưng lại được lưu truyền trong dân gian bằng hình thức truyền ngôn.

Khu vực làng Đồng Cò có nhiều núi non xung quanh như động Chạc Địu, động Chạc Nạng, động Cháy, lèn Búp Măng, lèn Đất, lèn Khe Mài… Lúc trời tối, người dân nơi đây thường thấy bóng một người con gái mặc áo trắng thoắt ẩn thoắt hiện, nhưng khi đến nơi tìm thì biến mất. Nhân dân vùng này thường vào rừng đốn củi, lấy gỗ, làm rẫy, khi bị thú dữ quấy phá, bóng người con gái mặc áo trắng lại xuất hiện cứu giúp. Với sự linh ứng, nhân dân đã lập đền thờ phụng cho đến tận ngày nay.

Vào những năm cuối của thế kỷ XIX, khu vực đền Bà Chúa từng là địa điểm lập đại bản doanh gắn với tên tuổi của cụ Nghè Nguyễn Xuân Ôn, Nguyễn Văn Ngợi (Tác Bảy) với những hoạt động đóng đại bản doanh, luyện tập binh đao, rèn đúc vũ khí tuyển mộ quân cơ, dấy cờ Cần Vương chống Pháp.

Tại đây hàng năm diễn ra nhiều kỳ lễ như: Lễ Nguyên đán, Thượng nguyên, Kỳ phúc, Trung nguyên… Trong đó, Lễ Kỳ phúc lớn nhất, được tổ chức vào mồng 10 tháng 2 Âm lịch để cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, đời sống mọi nhà yên vui no đủ. Đây cũng là dịp để nhân dân thể hiện tấm lòng tri ân, truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, góp phần duy trì, phát triển những nét văn hoá tốt đẹp của địa phương, khơi dậy niềm tự hào, tình yêu quê hương xứ sở, ý thức bảo vệ các di sản văn hoá cho các thế hệ.

Đền không chỉ là nơi lưu giữ những dấu ấn quan trọng của lịch sử quê hương mà còn là biểu tượng cho tinh thần đoàn kết, truyền thống yêu nước và sự sáng tạo của bao thế hệ cha ông. 

PV

Tin khác

Tin tức 1 giờ trước
(SHTT) - Ngày 29/4, tại Kỳ họp chuyên đề (Kỳ họp thứ 22) của HĐND TP Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026, HĐND TP Hà Nội đã thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Hà Nội, với 126 phường, xã sau sắp xếp.
Tin tức 1 giờ trước
Ngày 30/4 không chỉ là ngày đất nước liền một dải, mà hơn thế nữa, đó là ngày lòng người Việt Nam cùng thống nhất trong tự hào, trong yêu thương và khát vọng dựng xây một tương lai tươi sáng – ngày Đất nước trọn niềm vui.
Tin tức 16 giờ trước
(SHTT) - Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) vừa tổ chức hội thảo quan trọng với chủ đề “Vai trò của trí thức khoa học và công nghệ Liên hiệp Hội Việt Nam trong việc thực hiện Nghị quyết số 57 – NQ/TW của Bộ Chính trị”.
Tin tức 16 giờ trước
(SHTT) - Press Beauty 2025 chính thức khép lại với đêm Chung kết đầy sôi động. Các giải thưởng phụ: Người đẹp Nhân ái, Người đẹp Áo dài, Người đẹp Tài năng, Người đẹp Báo chí và Thí sinh được yêu thích nhất chính thức lộ diện.
Tin tức 19 giờ trước
(SHTT) - Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, tính đến 17h ngày 28/4, cả nước đã có hơn 1,16 triệu thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
. ..