SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 10/01/2025
  • Click để copy

Đề xuất thử nghiệm có kiểm soát sàn giao dịch tài sản số, tiền số

14:05, 10/01/2025
(SHTT) - Bộ KH-ĐT đang đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về việc xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam. Cơ quan này đề xuất xây dựng các cơ chế, chính sách vượt trội nhằm khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để thu hút nguồn vốn, công nghệ...

Tại dự thảo đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về xây dựng trung tâm tài chính, Bộ Kế hoạch & Đầu tư đề xuất chính sách thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) với mô hình kinh doanh ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực tài chính (fintech).

viet-nam-se-co-san-giao-dich-cho-tai-san-so1733393923-8987

 

Theo đề xuất này, Ủy ban Quản lý, điều hành trung tâm tài chính sẽ có thẩm quyền cấp phép, quản lý, đánh giá tác động và quản trị rủi ro với sandbox trong hoạt động fintech. Việc thử nghiệm gồm sàn giao dịch với tài sản, tiền mã hóa (tài sản số, tiền số).

Chính phủ quy định chi tiết các biện pháp về phòng, chống rửa tiền; kiểm tra và chứng nhận bảo mật, an ninh mạng liên quan tới các loại tài sản số và tổ chức cung ứng dịch vụ này.

Cách thức quản lý, phát hành, sở hữu và giao dịch các token tiện ích, "đào" tiền số cũng thuộc thẩm quyền Chính phủ. Việc này nhằm hạn chế rủi ro với an ninh năng lượng và môi trường.

Các loại tiền số như Bitcoin, Ethereum... được coi là tài sản ảo phổ biến. Tuy nhiên, Việt Nam chưa có định nghĩa cụ thể về tiền ảo và tài sản ảo. Các quy định hiện mới đề cập khái niệm tiền điện tử neo theo tiền pháp định, tồn tại dưới dạng thẻ trả trước ngân hàng, ví điện tử.

Thực tế, tiền số không bị cấm tại Việt Nam nhưng nhà điều hành chưa có quy định cụ thể và chưa coi chúng là một loại tài sản. Việc thiếu khung pháp lý cho tài sản này khiến nhiều doanh nghiệp chọn Singapore, Mỹ đăng ký rồi về hoạt động ở Việt Nam, gây mất lợi thế cạnh tranh và thất thu thuế. Còn ở góc độ người dùng, việc thiếu minh bạch dẫn tới rủi ro trong giao dịch, theo giới chuyên môn.

 Theo số liệu của Hiệp hội Blockchain Việt Nam hồi tháng 8, giai đoạn 2021-2022, Việt Nam nằm trong top 3 thế giới về tỷ lệ người dân sở hữu tài sản số (tương đương 21% dân số Việt Nam sở hữu), chỉ sau UAE và Mỹ. Dòng tài sản số vào Việt Nam năm 2023 đạt 120 tỷ USD, theo báo cáo của tổ chức phân tích thị trường Chainalysis.

TH

Tin khác

Kinh tế 27 giây trước
(SHTT) - Bộ KH-ĐT đang đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về việc xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam. Cơ quan này đề xuất xây dựng các cơ chế, chính sách vượt trội nhằm khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để thu hút nguồn vốn, công nghệ...
Kinh tế 6 giờ trước
(SHTT) - Vừa qua, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội, Chi cục Phát triển nông thôn đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác xây dựng nông thôn mới và phát triển nông thôn năm 2024; Triển khai phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
Kinh tế 22 giờ trước
(SHTT) - Để đảm bảo công tác lưu thông hàng hoá, bình ổn thị trường dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Sở Công Thương triển khai đồng bộ các giải pháp, chính sách khuyến khích tiêu dùng, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn cung gây tăng giá đột biến.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Tết Nguyên Đán 2025 đang đến gần, nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao trên khắp cả nước. Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, các doanh nghiệp và cơ quan chức năng đã triển khai nhiều giải pháp nhằm đảm bảo nguồn cung hàng hóa, giữ ổn định giá cả và hạn chế tình trạng khan hàng, sốt giá.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Du lịch làng nghề đang trở thành một xu hướng phát triển mạnh mẽ tại nhiều địa phương ở Việt Nam, trong đó có tỉnh Thanh Hóa. Với hàng trăm làng nghề truyền thống, Thanh Hóa không chỉ sở hữu những sản phẩm độc đáo mà còn là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa đặc sắc.
. ..