Đề xuất gói hỗ trợ 844.000 tỷ đồng để phục hồi nền kinh tế
Chính sách tài khóa là chìa khóa
Sáng ngày 5/12, Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021, trong một số gợi ý chính sách tài khóa và tiền tệ hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội do TS.Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính-tiền tệ quốc gia, đại diện nhóm nghiên cứu của Thường trực Ủy ban Kinh tế và các chuyên gia trình bày.
Nhóm nghiên cứu cho hay, kinh nghiệm quốc tế về hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trong đại dịch là dùng cả chính sách tài khóa (CSTK) và chính sách tiền tệ (CSTT); trong đó, CSTK là chủ yếu.
Theo đó, liên quan đến các chính sách tiền tệ - tín dụng chủ yếu hướng vào nới lỏng chính sách tiền tệ (hạ lãi suất cơ bản, một số ít hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc, nới lỏng định lượng...); nới lỏng quy định về về cơ cấu lại nợ, phân loại nợ; cho phép NHTW mua trái phiếu Chính phủ để đáp ứng nhu cầu chi y tế, bảo trợ xã hội; hỗ trợ phát hành trái phiếu của các TCTD để cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa; tăng bảo lãnh, tái cấp vốn đối với TCTD để khuyến khích cho vay ưu đãi, phát triển cơ sở hạ tầng và các chương trình trọng điểm.
Theo đánh giá của nhóm nghiên cứu, dư địa mở rộng CSTK là vẫn còn và có phần thuận lợi hơn CSTT. Theo đó, thu NSNN năm 2021 nhiều khả năng đạt 100% kế hoạch; thâm hụt NSNN và nợ công được kiểm soát tốt giai đoạn trước; quy mô hỗ trợ tài khóa mới gần 3% GDP; các cân đối lớn (thâm hụt ngân sách/GDP, nợ công/GDP, nghĩa vụ trả nợ/thu NSNN, lạm phát…) vẫn trong ngưỡng an toàn; dư địa để nới trần nợ công còn.
Với CSTT, dư địa hạ lãi suất và tăng trưởng tín dụng còn, nhưng không nhiều do như lãi suất ở mức thấp trong vòng 20 năm; sức hấp thụ vốn của nền kinh tế còn yếu; áp lực lạm phát ở mức cao (ít nhất là trong năm 2022); một số nước trên thế giới bắt đầu thu hẹp nới lỏng định lượng và tăng lãi suất; ưu tiên đảm bảo ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát và đảm bảo an toàn, bền vững hệ thống các TCTD.
Đề xuất xung quanh chính sách tài khóa
Theo đề xuất của nhóm nghiên cứu đề xuất gói hỗ trợ có giá trị thực tế là 383.200 tỷ đồng, chiếm 4,79% GDP. Trong đó, lớn nhất là tăng đầu tư cơ sở hạ tầng trong 2 năm 2022 - 2023 với 150.000 tỷ đồng.
Về CSTT, nhóm đề xuất tiếp tục thực hiện Thông tư 14; sử dụng công cụ nghiệp vụ thị trường mở (cả tỷ lệ dự trữ bắt buộc phù hợp) để hỗ trợ các TCTD duy trì lãi suất ở mức thấp, phấn đấu giảm thêm 0,5-1% lãi suất cho vay bình quân trong năm 2022 và duy trì ổn định trong năm 2023; cho vay tái cấp vốn các TCTD để cho vay nhà ở.
Cùng với đó, nghiên cứu giữ nguyên tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn; linh hoạt chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng ở mức 13-14% trong năm 2022-2023; tiếp tục hoàn thiện thể chế, quy định để các tổ chức tín dụng phi ngân hàng tham gia cho vay tiêu dùng an toàn, lành mạnh; đề xuất phương thức luật hóa xử lý nợ xấu.
Đồng thời, nhóm nghiên cứu cũng đề xuất chính sách hỗ trợ an sinh xã hội khoảng 12.800 tỷ đồng thông qua hỗ trợ tiền thuê nhà cho lao động ngoại tỉnh đến làm việc tại 4 vùng kinh tế trọng điểm; hỗ trợ đào tạo nghề.
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng đề xuất thông qua các chính sách khác nhau như 10% tiền điện, cước, viễn thông năm 2022; hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi; hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; tài trợ các dự án nâng cấp, đổi mới công nghệ của doanh nghiệp trong lĩnh vực chế biến, chế tạo.
Hiện, tổng giá trị công bố của các gói hỗ trợ là 843.845 tỷ đồng, chiếm 10,38% GDP, tổng giá trị thực tế là 445.760 tỷ đồng, chiếm 5,48% GDP.
Quỳnh Chi
TIN LIÊN QUAN
-
Hành khách được giảm đến 15% khi mua vé tàu Tết nguyên khoang, nguyên toa
-
‘Cảnh báo’ triệu chứng rất nguy hiểm cần phát hiện kịp thời ở trẻ sau khi khỏi Covid-19
-
Với hơn 500 F0/ngày, Hà Nội có tiếp tục giãn cách trên diện rộng?
-
Hơn 1,6 triệu lao động tại Hà Nội đã nhận được hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp