Đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học
Tại hội thảo "Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ trong lĩnh vực y dược và công nghệ sinh học" do Văn phòng các Chương trình trọng điểm cấp Nhà nước, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức mới đây, ông Lưu Quang Minh, Vụ phó Vụ khoa học công nghệ các ngành kinh tế - kỹ thuật, Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị ban hành đầu năm 2023 đặt mục tiêu đưa Việt Nam có nền công nghệ sinh học phát triển trên thế giới, là trung tâm sản xuất và dịch vụ thông minh về công nghệ sinh học thuộc nhóm đầu châu Á. Ngành công nghệ sinh học được chú trọng xây dựng thành ngành kinh tế quan trọng, đóng góp vào GDP quốc gia. Trên cơ sở này, Bộ Khoa học và Công nghệ tham mưu Chính phủ ban hành 14 chương trình khoa học công nghệ quốc gia và 20 chương trình do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ký ban hành.
Theo ông Minh, các đề xuất nhiệm vụ được chọn để tiến hành thực hiện chưa cao do chưa đáp ứng tính ứng dụng thực tiễn, yêu cầu về liên kết ngành, vùng. Ông mong muốn được nhận được sự đồng hành của nhà khoa học, doanh nghiệp, để thực hiện thành công mục tiêu của ngành công nghệ sinh học.
Ông Minh cũng cho biết qua hơn 15 năm thực hiện Chỉ thị số 50 của Ban Bí thư về đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu, tạo ra những cơ hội và đột phá trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp chế biến, y dược, môi trường, quốc phòng và an ninh. Tuy nhiên, công nghệ sinh học phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, năng lực công nghệ sinh học chưa đáp ứng được yêu cầu kinh tế xã hội trong bối cảnh KH&CN phát triển mạnh mẽ.
Cũng tại Hội thảo, chia sẻ thực trạng nghiên cứu công nghệ sinh học ứng dụng trong nông nghiệp, TS. Nguyễn Thị Thanh Thủy, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, giai đoạn 2005-2020 ngành nông nghiệp thực hiện 279 nhiệm vụ. Bà Thủy cho rằng, sự tham gia của các doanh nghiệp vào các đề tài nghiên cứu, phục vụ hoạt động thương mại hóa đang thiếu và thời gian tới cần có cơ chế đặc thù hấp dẫn doanh nghiệp đầu tư cho nghiên cứu.
Theo GS.TS Lê Huy Hàm, Chủ nhiệm Chương trình KH&CN cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2030 “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học” (KC.12/21-30), để có những nghiên cứu quy mô, chuyên sâu hơn, nhà khoa học cần hợp tác chặt chẽ với doanh nghiệp trong thực hiện các đề tài nghiên cứu. Hiện nay, sự tham gia của doanh nghiệp trong thực hiện các nhiệm vụ KH&CN còn thiếu vắng. Do đó, khung chương trình KC.12/21-30 đặt mục tiêu 50% các nhiệm vụ có doanh nghiệp tham gia, trên 20% nhiệm vụ do doanh nghiệp chủ trì để thúc đẩy liên kết giữa nhà khoa học và doanh nghiệp.
Minh Hằng
TIN LIÊN QUAN
Tin khác
- Mạng riêng ảo VPN là gì
- RESTful là gì
- Báo giá camera kbvision
- Thương Hiệu Bộ Đàm Giá Rẻ
- TOTO Tuấn Tú