SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 19/04/2024
  • Click để copy

Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực ngành vi mạch bán dẫn

15:22, 18/05/2023
Tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là kỹ sư trình độ cao trong thiết kế vi mạch bán dẫn để phát triển ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn.

Vi mạch bán dẫn được xem là nền tảng của tính toán hiện đại, giữ vai trò quan trọng trong bối cảnh thế giới bước sang giai đoạn bùng nổ nghiên cứu, ứng dụng và phát triển các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ internet kết nối vạn vật (IoT), công nghệ dữ liệu lớn (big Data),…

Ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn là hạt nhân của ngành công nghiệp điện tử, có nhiệm vụ tạo ra vi mạch và linh kiện điện tử dùng để sản xuất ra các sản phẩm phức tạp như một siêu máy tính cho đến các sản phẩm đơn giản dân dụng như máy giặt. Ngoài ra, còn giữ vai trò quan trọng trong việc hạ giá thành và làm tăng chức năng hoạt động của tất cả các hệ thống điện tử, công nghệ thông tin, viễn thông, tự động hóa,...

Sự thành công của ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn là giá đỡ cho sự phát triển của ngành công nghiệp điện tử nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Trong bối cảnh ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn ngày càng đóng góp vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội, tại tọa đàm “Nâng cao hiệu quả hoạt động và phát huy vai trò của khu Công nghệ cao trong chiến lược phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo đến năm 2030”, ông Nguyễn Anh Thi - Trưởng ban Quản lý khu Công nghệ cao TP.HCM - cho biết giai đoạn tới, khu CNC TP.HCM sẽ phải tập trung đầu tư vào ngành công nghiệp này.

Ông Thi lý giải, các ngành công nghiệp hiện nay đều trải qua các công đoạn như thiết kế, lắp ráp và đóng gói, đối với ngành vi mạch này cũng vậy. Ngành này hiện nay ở Việt Nam có khoảng 50 doanh nghiệp, trong đó có khoảng 99% doanh nghiệp đầu tư nước ngoài làm việc trong công đoạn thiết kế, với 5.000 kỹ sư.

d1e2842b7156af08f647

Ông Nguyễn Anh Thi cho biết giai đoạn tới khu CNC TP.HCM chú trọng tập trung phát triển ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn.

“Nghiên cứu của các tổ chức quốc tế đánh giá rằng trong xu thế chuyển dịch chuỗi giá trị về ngành vi mạch bán dẫn, Việt Nam có tiềm năng trong lĩnh vực thiết kế và đóng gói. Tuy nhiên, thiết kế của chúng ta hiện nay chủ yếu là các doanh nghiệp FDI tập trung vào khâu back-end design (hoạt động lắp ráp), chưa làm được front-end design - đặc tả nhu cầu thiết kế trên cơ sở nhu cầu ứng dụng cụ thể, xác định kiến trúc hệ thống điện tử”, ông Thi cho biết.

Do đó, khu CNC TP.HCM xác định lĩnh vực điện tử và vi mạch bán dẫn là 2 ngành mà khu CNC phải tập trung vào giai đoạn tới. Bởi trong số 50 doanh nghiệp và 5.000 kỹ sư hiện tại của của cả nước, có hơn 80% tập trung tại TP.HCM. Đây là lợi thế để khu CNC TP.HCM tập trung phát triển ngành công nghiệp này.

Ngoài ra, tại khu CNC TP.HCM có nhà đầu tư mỏ neo là Intel Việt Nam, đây là nhà máy đóng gói lớn nhất của Intel trên thế giới, đóng góp hơn 70% sản lượng của các nhà máy đóng gói của Intel. Hiện tại công nghệ đóng gói của Intel Việt Nam đã chuyển sang công nghệ đóng gói tiên tiến. Vì vậy lĩnh vực điện tử - vi mạch bán dẫn là lĩnh vực mà khu CNC sẽ tập trung vào giai đoạn tới, trên cơ sở hiện trạng, thế mạnh của mình.

big1

Hiện nay Việt Nam sử dụng chip chủ yếu nước ngoài, vì vậy cần tập trung sản xuất chip trong nước.

Hiện nay Việt Nam đang sử dụng chip bán dẫn từ nước ngoài như: Qualcomm, Broadcom, Hitachi, Samsung, SK Hylix,… Các công ty trong nước chỉ có VHT và FPT tham gia với công đoạn thiết kế chip; các công ty trong nước có vốn đầu tư nước ngoài đa phần thực hiện các công đoạn gia công thiết kế vi mạch, lắp ráp, kiểm định.

Vì vậy, giai đoạn tới sẽ tập trung củng cố vào khâu thiết kế, từ đó nâng cấp mình lên để tham gia vào thiết kế và đóng gói. Tiếp tục củng cố hệ sinh thái đóng gói vi mạch theo công nghệ tiên tiến, thu hút các nhà đầu tư trong chuỗi cung ứng Việt Nam.

“Chúng tôi đang làm việc quyết liệt với các nhà đầu tư như Pepsi, doanh nghiệp Hà Lan - nhà máy đóng gói tiên tiến nhất thế giới. Đồng thời thu hút nhiều nhà đầu tư khác cho hệ sinh thái này, để củng cố hệ sinh thái liên quan đến khâu đóng gói. Để thúc đẩy sự phát triển của ngành vi mạch nói chung, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến việc hình thành cơ sở hạ tầng như nhà máy làm về dịch vụ điện tử, cơ sở kiểm định, kiểm thử và đào tạo để hỗ trợ hình thành những doanh nghiệp về điện tử trong nước có khả năng làm ra những sản phẩm chiếm lĩnh thị trường trong nước và phân phối ra thế giới”, ông Thi chia sẻ.

Để xây dựng ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn cần xây dựng cơ chế, chính sách cũng như chiến lược phát triển ngành công nghiệp này. Đồng thời có chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao.

Đặc biệt, Việt Nam hiện đang có lợi thế về nguồn nhân lực công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), tuy nhiên để nguồn nhân lực này trở thành lực lượng chủ chốt trong ngành thiết kế vi mạch, cần nhanh chóng đào tạo nguồn nhân lực này thành nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu của công việc.

Những năm qua, Chính phủ cũng đặc biệt quan tâm và ưu tiên phát triển lĩnh vực này thông qua các chương trình, đề án hỗ trợ nhằm tạo điều kiện cho việc ưu tiên đầu tư và phát triển các sản phẩm công nghệ cao, trong đó vi mạch bán dẫn là ưu tiên hàng đầu.

Thanh Thảo

Tin khác

Khoa học Công nghệ 1 giờ trước
(SHTT) - Tạp Chí Time công danh sách 100 nhân vật ảnh hưởng nhất thế giới 2024, trong đó có 3 Chủ nhân Giải đặc biệt VinFuture 2023 là GS. Daniel Joshua Drucker (Canada), GS. Joel Francis Habener và PGS. Svetlana Mojsov (Hoa Kỳ).
Khoa học Công nghệ 1 giờ trước
(SHTT) - Ford đang triển khai chiến dịch triệu hồi hơn 450.000 chiếc Bronco Sport và Maverick. Nguyên nhân là do ắc quy 12-volt có thể đột ngột hết điện, nhất là trong lúc xe dừng đèn đỏ.
Khoa học Công nghệ 17 giờ trước
(SHTT) - Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt đánh giá ngành công nghiệp bán dẫn đang có vai trò ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu, với quy mô trên 520 tỷ USD năm 2023 và vẫn tiếp tục tăng trưởng nhanh.
Khoa học Công nghệ 18 giờ trước
(SHTT) - Patlytics là một nền tảng phân tích bằng sáng chế được hỗ trợ bởi AI, nhằm giúp các doanh nghiệp, chuyên gia sở hữu trí tuệ và công ty luật tăng tốc quy trình làm việc liên quan đến bằng sáng chế.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Spotify không phải là công ty duy nhất thử nghiệm việc sử dụng trí tuệ nhân tạo để tạo danh sách phát. Amazon vừa thông báo họ cũng sẽ làm điều tương tự, và hiện đang thử nghiệm một công cụ tạo danh sách phát AI - Maestro.