SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 20/04/2024
  • Click để copy

Đây chính là 10 thói quen khi ngủ khiến bụng của bạn càng ngày càng béo ra

15:31, 08/10/2018
(SHTT) - Không chỉ các chị em đâu, các ông chồng cũng do đây mà béo bụng chứ chả phải “bụng bia” đâu!

Giấc ngủ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, làn da và cả vóc dáng của bạn, vì vậy hãy tránh ngay những thói quen gây tăng cân khi ngủ bạn nhé!

Giấc ngủ ảnh hưởng rất nhiều đến cơ thể của bạn. Thiếu ngủ, khó ngủ hoặc có những thói quen không tốt trước khi ngủ sẽ làm rối loạn các hóc-môn khiến cơ thể mất kiểm soát và tăng cân nhanh chóng. Chính vì vậy, việc điều chỉnh các thói quen sinh hoạt và học cách để có được giấc ngủ ngon, sâu là điều vô cùng quan trọng

Hãy cùng tìm hiểu ngay 10 thói quen gây tăng cân khi ngủ để phòng tránh bạn nhé!

  1. Ăn quá gần với thời gian ngủ

Bữa ăn khuya và ăn nhẹ ngăn ngừa thân nhiệt giảm thấp khi ngủ và nâng cao mức insulin trong cơ thể. Kết quả là, lượng hóc-môn melatonin và hóc-môn tăng trưởng ít được sản sinh trong khi ngủ. Khi cơ thể thiếu hụt melatonin sẽ dẫn đến tình trạng mất ngủ hoặc giấc ngủ không đủ chất lượng (hay thức giấc). Vì vậy hãy ngưng ăn 3 giờ trước khi đi ngủ bạn nhé!

  1. Ngủ dưới ánh sáng

Ngay cả một lượng nhỏ ánh sáng cũng gây cản trở việc sản sinh melatonin và các hóc-môn tăng trưởng. Trong khi đó, cortisol lại tăng cao bất thường khi bạn tiếp xúc với ánh sáng. Điện từ trường thải ra từ các thiết bị điện và đồng hồ báo thức kỹ thuật số cũng là tác nhân gây khó ngủ. Điều này góp phần làm rối loạn hóc-môn, khiến bạn tăng cân không phanh. Vì vậy hãy ngủ trong môi trường bóng tối và giữ thiết bị điện cách xa ít nhất 1m bạn nhé!

  1. Uống quá nhiều chất lỏng trước khi ngủ

Uống trước khi đi ngủ chắc chắn có thể làm tăng nhu cầu tiểu tiện vào đêm khuya. Thức dậy đi vào phòng tắm làm gián đoạn giấc ngủ tự nhiên của bạn. Nếu bật đèn lên khi đi vệ sinh, bạn sẽ rơi vào tình trạng ức chế sản xuất melatonin. Vì vậy hãy ngừng uống hai giờ trước khi đi ngủ bạn nhé!

  1. Tập thể dục trễ vào buổi tối

Tập thể dục thường xuyên chắc chắn có thể giúp bạn ngủ ngon hơn, nhưng bạn nên tập sớm hơn trong ngày vì việc tập luyện ban đêm sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể đáng kể, ngăn chặn việc sản xuất melatonin – cản trở khả năng đi vào giấc ngủ.

Tập thể dục làm tăng tiết hóc-môn noradrenaline, dopamine và cortisol kích thích hoạt động của não, trong khi lúc này bạn chỉ muốn “đóng não” lại. Tất nhiên việc áp dụng các tư thế yoga trước khi ngủ là cần thiết vì đây là hoạt động nhẹ nhàng. Vì vậy hãy tránh tập thể dục nặng trong khoảng thời gian 3 giờ trước khi đi ngủ.

  1. Xem tivi hoặc sử dụng máy tính trước khi ngủ

Nhiều người thích xem chương trình tivi kiểm tra email, hoặc lướt net vào buổi tối, nhưng dành quá nhiều thời gian trước màn hình máy tính hoặc tivi gần giờ đi ngủ có thể làm tăng các hóc-môn noradrenaline và dopamine, cản trở khả năng đi vào giấc ngủ. Vì vậy hãy dành thời gian để “tắt điện” và tập trung vào các hoạt động thiên về nội tâm như thiền, đọc sách hay ghi nhật ký. Những thói quen ngày giúp cải thiện giấc ngủ của bạn rất tốt.

  1. Giữ phòng ngủ quá ấm

Rất nhiều người thích cảm giác ấm cúng khi đi ngủ, nhưng một môi trường ngủ quá ấm có thể ngăn chặn sự làm mát tự nhiên cần thiết cho giấc ngủ ngon. Nếu không có quá trình làm mát, melatonin và và các hóc-môn bị phá vỡ, nghĩa là bạn không thể đốt cháy chất béo trong khi ngủ cũng như triệt tiêu khả năng phục hồi của xương, da và cơ bắp vào ban đêm. Vì vậy hãy ngủ trong một môi trường mát mẻ, dưới 22°C.

  1. Ngủ trong quần áo quá chật

Bên cạnh cảm giác thoải mái, quần áo ngủ thích hợp thực sự có thể giúp giấc ngủ ngon hơn. Mặc quần áo bó sát khi đi ngủ có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể, giảm sự tiết melatonin và hóc-môn tăng trưởng. Vì vậy tốt nhất hãy ngủ n.ude (không mặc gì) hoặc tránh mặt nhiều quần áo, chật và nặng nề.

  1. Không nhận đủ ánh sáng khi thức dậy

Melatonin tụt xuống thấp nhất vào buổi sáng. Nếu bạn vẫn còn trong bóng tối, cơ thể bạn sẽ không nhận được tín hiệu rằng đã đến lúc phải dậy và bắt đầu ngày mới. Melatonin cao trong ngày khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và không thể thức dậy đúng cách. Nó cũng có thể làm giảm serotonin, dẫn đến trầm cảm, lo lắng và cảm giác thèm ăn. Vì vậy hãy mở màn cửa để ánh sáng tự nhiên tràn vào ngay sau khi thức dậy.

  1. Ngủ không đủ giấc

Một nghiên cứu mới đây kết luận những người thường xuyên ngủ 8 giờ mỗi đêm sống lâu hơn những người không ngủ đủ giấc. Hầu hết các chuyên gia đồng ý rằng ngủ từ 7-8 tiếng một đêm là tối ưu. Tuy nhiên, một số người có thể ngủ nhiều hơn hoặc ít hơn.

Nếu thức dậy một cách khỏe khoắn, đó là do cơ thể đã được ngủ đủ giấc. Thiếu ngủ khiến bạn mau cảm thấy đói, gây ra một sự gia tăng tương ứng insulin. Đồng thời, việc giảm leptin, melatonin, hóc-môn tăng trưởng, testosterone và serotonin đều dẫn đến tăng cân. Vì vậy hãy cố gắng ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi đêm.

  1. Đi ngủ quá trễ

Việc ngủ qua trễ gây ra sự mất cân bằng nội tiết tố, vì nó làm tăng cortisol, giảm leptin và cạn kiệt lượng hóc-môn tăng trưởng. Nó cũng có thể khiến chúng ta ăn nhiều hơn và làm rối loạn quá trình trao đổi chất trong cơ thể.

Cortisol tự nhiên bắt đầu tăng trong nửa thứ hai của giấc ngủ lúc 2 giờ sáng và 4 giờ sáng, và đỉnh cao vào khoảng 6 giờ. Nếu thức quá khuya, bạn đang bỏ lỡ hầu hết khoảng thời gian yên tĩnh của giấc ngủ sâu. Hãy đi ngủ trong khoảng thời gian từ 22-23 giờ.

Còn chờ gì mà không tránh ngay 10 thói quen xấu khi ngủ để có sức khỏe và vóc dáng đẹp nào!

Kim Dung 

Tin khác

Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Tạp Chí Time công danh sách 100 nhân vật ảnh hưởng nhất thế giới 2024, trong đó có 3 Chủ nhân Giải đặc biệt VinFuture 2023 là GS. Daniel Joshua Drucker (Canada), GS. Joel Francis Habener và PGS. Svetlana Mojsov (Hoa Kỳ).
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt đánh giá ngành công nghiệp bán dẫn đang có vai trò ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu, với quy mô trên 520 tỷ USD năm 2023 và vẫn tiếp tục tăng trưởng nhanh.
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Một nghiên cứu mới từ Turnitin, nhà phát triển nền tảng chống đạo văn hàng đầu, đã khám phá xu hướng mới trong việc viết bài của sinh viên trên toàn cầu, từ đó mở ra cuộc thảo luận về vai trò của AI trong giáo dục hiện đại.
Khoa học Công nghệ 4 ngày trước
(SHTT) - Tiến sĩ Nguyễn Duy Duy đã trở thành 1 trong 10 nhà khoa học trẻ xuất sắc được trao giải thưởng từ quỹ tài trợ các nhà khoa học tại Australia trong lĩnh vực khoa học và công nghiệp, của Viện Hàn lâm Khoa học Australia (SIEF).
Khoa học Công nghệ 4 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ thông tin Việt Nam (Vinasa) mới đây đã tổ chức Lễ trao Giải thưởng Sao Khuê 2024 cho 169 sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin của 117 doanh nghiệp công nghệ.