SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 26/04/2024
  • Click để copy

Đạo tranh cổ động: Thiếu ý tưởng, thừa thủ thuật

07:15, 15/07/2020
(SHTT) - Câu chuyện đạo tranh vẫn luôn là tâm điểm chú ý trong giới nghệ thuật thời gian qua. Giới họa sĩ cũng kêu gọi nhau liên kết chống lại tình trạng đạo, nhái tranh; nhưng những nỗ lực đó từ trước đến nay chỉ như muối bỏ bể.

 Những ngày gần đây, những người yêu thích nghệ thuật và theo dõi các diễn đàn trên mạng xã hội như “Viet Art Space” hay “Phản đối xâm phạm bản quyền tác phẩm hội họa” bất ngờ khi hoạ sĩ Trần Thảo Hiền đăng tải hàng loạt bức ảnh chứng minh cho việc bức tranh cổ động “Hòa bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng” của họa sĩ Dương Ngân Hải được cho là tác phẩm đạo lại một bức tranh cổ động về kỳ thế vận hội 1980 tổ chức tại Liên Xô.

Tiếp đó, bức tranh cổ động “Một ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng” của họa sĩ này tham dự cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền văn hóa năm Chủ tịch ASEAN 2020 do Cục Văn hóa Thông tin cơ sở tổ chức, cũng là một tác phẩm đạo lại bức tranh cổ động của một họa sĩ Ukraine đã từng công bố năm 2015.

tranh co dong

Đạo tranh cổ động: Thiếu ý tưởng, thừa thủ thuật 

Trước đó, năm 2010, một bức tranh cổ động của Trung Quốc đã được đạo để trở thành tranh cổ động về an toàn lao động tại Việt Nam. Bức tranh của Trung Quốc được tuyên truyền cổ động học tập trước tác của Mao Trạch Đông. Trên bức tranh đạo tại Việt Nam, dòng tên tác phẩm bị xóa đi và thay vào đó là hàng chữ Pháp luật bảo hộ lao động. Tuy nhiên, phải sau đó 6 năm, khi truyền hình đưa bức tranh cổ động (đã xóa hàng chữ tiếng Trung) lên phông nền một chương trình, việc đạo nhái này mới được đưa ra.

Năm 2017, bức tranh được giải cuộc thi cổ động tuyên truyền cho APEC cũng có vấn đề. Ảnh so sánh cho thấy tác phẩm Hòa bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng của họa sĩ Dương Ngân Hải rất giống với tranh cổ động về kỳ Thế vận hội 1980 tại Liên Xô của một họa sĩ nước này.

Năm 2019, cuộc thi sáng tác về công đoàn có 7 tác phẩm bị tố đạo tranh. Trong đó, giải đặc biệt của tác giả Đỗ Đình Tuyền (ĐH Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội) bị “tố” đạo 2 tác phẩm khác.

Về vấn đề này, ông Vi Kiến Thành, Cục trưởng Cục Điện ảnh (Bộ VH-TT-DL), bày tỏ: “Tranh cổ động bị đạo? Nhiều, nhiều chứ, rất nhiều. Lấy ý tưởng, lấy bố cục, lấy biểu tượng của người này, người kia; cả trong nước, cả quốc tế đưa vào tác phẩm cổ động… có nhiều trường hợp!”.

Theo họa sĩ, giám tuyển Trần Lương. chuyện đạo tranh cổ động đã trở nên quá phổ biến đến mức nó thành chuyện nhỏ, các hội đồng chuyên môn chán không buồn bàn cãi nữa: “Nó như một hội chứng phản ánh xã hội, chỉ được sửa chữa khi nền tảng xã hội, đạo đức văn minh xã hội tốt lên, luật pháp tử tế lên, người ta biết ngượng. Không thì người ta cứ làm thôi”.

Đánh giá về việc xâm phạm bản quyền tranh cổ động, họa sĩ Vũ Đình Tuấn - giảng viên khoa Đồ họa Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội cho rằng, các họa sĩ đã coi nhẹ các cuộc thi tranh cổ động. Họ coi đó là một thứ đơn giản, làm cho xong một cuộc vận động. Tranh có in ra cũng chỉ một thời gian ngắn là bỏ và cũng không ai mang đi triển lãm. Do suy nghĩ này nên các họa sĩ đã lười suy nghĩ và mượn ý tưởng, hình ảnh của người khác rồi biến báo để dự thi. Nhưng khi tác phẩm đoạt giải, được công bố rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, được nhiều người biết tới mới bị “tố” về mặt bản quyền. Câu chuyện này đã lặp đi lặp lại nhiều lần nhưng vẫn tiếp diễn sau mỗi cuộc thi tranh cổ động cũng chỉ do suy nghĩ chưa đúng của các họa sĩ.

Nhà phê bình Trần Lương cũng khẳng định, tại các nước phát triển, việc đạo, nhái không còn được quan tâm vì luật đã giải quyết hết. Vụ việc chỉ cần bị phát giác là sẽ được xử ngay và xử nặng, không cần phải chờ dư luận. “Từ Singapore tới các nước G7, họ bắt lao động công ích, chứ không chỉ phạt tiền. Đâm ra giảm thiểu việc đạo có tính chất thô. Ở phương Tây chỉ còn đạo có tính chất tinh. Mà đạo kiểu này có đem ra tòa xử cũng khó bắt tội. Vì thường khi đó nó đã trở thành sáng tạo, kiểu như Duchamp vẽ lại tranh La Gioconda… Và chuyển sang loại hình nghệ thuật ý niệm”.

Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở Ninh Thị Thu Hương cho rằng, để khắc phục và đẩy lùi những hành vi vi phạm về quyền tác giả trong các cuộc thi tranh cổ động thời gian tới, cần có nhiều giải pháp. Yếu tố đầu tiên vẫn là vấn đề về ý thức, trách nhiệm nghề nghiệp và trách nhiệm đối với cộng đồng của mỗi nghệ sĩ, người tham gia cuộc thi.

Hạ Vi

Tin khác

Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) – Trải qua hơn 2 tháng phát động cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia, BTC đã tìm ra được top 20 dự án xuất sắc nhất.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) – Ngày 24/11 và 25/11, vòng thi chọn Top 20 Cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đã diễn ra bằng hình thức pitching trực tuyến. Dự án Smart VieLinkit thuộc bảng dự thi Mô hình Đổi mới sáng tạo đã xuất sắc lọt vào top 20.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Quản trị tài sản trí tuệ tại các cơ quan đặc biệt giúp ta hiểu rõ về hơn về các quy trình, biểu mẫu, các điều khoản cần thiết trong các quy chế, quy định.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Cuộc thi “Giải pháp thương mại hóa sáng chế 2021” đã đi một nửa chặng đường trong hành trình tìm kiếm các phương án, cách thức áp dụng các bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích vào thực tiễn, từ đó tạo ra giá trị hữu ích cho cuộc sống và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Buổi tập huấn thứ 6 trong chuỗi chương trình của Làng Sáng chế và Doanh nghiệp ĐMST phối hợp với Hội Sáng chế Việt Nam, hưởng ứng sự kiện khởi nghiệp ĐMST Quốc gia Techfest 2021 với chủ đề: “Thẩm định giá tài sản trí tuệ” được diễn ra vào lúc 8h00 sáng chủ nhật ngày 07/11/2021.