SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 19/04/2024
  • Click để copy

Đạo đức sinh học trong thời đại Trí tuệ nhân tạo

16:38, 04/11/2021
(SHTT) - Ngày 3/11, tại Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam phối hợp với Ủy ban Quốc gia UNESCO tổ chức hội thảo quốc tế với chủ đề "Đạo đức trong thời đại trí tuệ nhân tạo".

Trí tuệ nhân tạo (AI) ngày nay được xem là một trong những công nghệ cốt lõi của Cách mạng công nghiệp lần thứ Tư (CMCN4.0) và đã mang lại những thay đổi lớn trong xã hội, đặc biệt là trong kinh tế và khoa học ứng dụng. Tuy nhiên, bên cạnh việc tận dụng hiệu quả các thành tựu phát triển của AI và tự động hóa, các quốc gia trên thế giới đã và đang đối mặt với những thách thức do AI mang lại, đặc biệt từ góc nhìn đạo đức, nhân văn.

Sự phát triển bùng nổ của Internet và CMCN4.0 đã đem lại những phát minh làm thay đổi hoàn toàn cách thức xã hội và con người vận hành dựa trên nền tảng của AI, siêu tự động hóa và siêu kết nối. Hiện nay, thế giới đã sản xuất ra các robot có thể suy nghĩ như con người với hệ thần kinh như là một phần của bộ não, có thể nghe nhìn, chuyển động và sử dụng ngôn ngữ của chúng ta. AI còn giúp nhận dạng giọng nói, khuôn mặt, với khả năng lập luận và khả năng tự sửa lỗi.

tri tue nhan tao

Hội thảo quốc tế với chủ đề "Đạo đức trong thời đại trí tuệ nhân tạo"

Hội thảo quốc tế với chủ đề "Đạo đức trong thời đại trí tuệ nhân tạo" được tổ chức nhằm làm sáng tỏ những thách thức về phương diện đạo đức trí tuệ nhân tạo (AI) đối với đời sống xã hội; đồng thời đưa ra những kinh nghiệm quốc tế và ý nghĩa đối với những thay đổi trong thể chế, chính sách, pháp luật về đạo đức liên quan đến AI.

Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam Đặng Nguyên Anh cho biết: Sự phát triển bùng nổ của Internet và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã đem lại những phát minh làm thay đổi hoàn toàn cách thức xã hội và con người vận hành dựa trên nền tảng trí tuệ nhân tạo, siêu tự động hóa và siêu kết nối.

Hiện nay, thế giới đã sản xuất ra các robot có thể suy nghĩ như con người với hệ thần kinh như là một phần của bộ não, có thể nghe, nhìn, chuyển động và sử dụng ngôn ngữ của con người. Trí tuệ nhân tạo còn giúp nhận dạng giọng nói, khuôn mặt, với khả năng lập luận, tự sửa lỗi... Sự phát triển mạnh mẽ của nó diễn ra rất nhanh, mang lại những lợi ích to lớn trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Nhiều quốc gia đang đặt ra kế hoạch đầy tham vọng trở thành nhà lãnh đạo toàn cầu về trí tuệ nhân tạo với những đột phá lớn trong lĩnh vực này.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề về trí tuệ nhân tạo mà con người chưa hiểu rõ, chưa thống nhất, khó có thể khẳng định hay lường trước được tác động xã hội, cũng như những tác động đến phạm trù đạo đức trong ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Trí tuệ nhân tạo có thể dẫn đến gia tăng bất bình đẳng xã hội, tạo nên một thị trường lao động chia tách, phân mảnh với mức lương quá chênh lệch, làm trầm trọng thêm phân hóa và phân tầng xã hội...

Chia sẻ tại hội thảo, ông Mai Phan Dũng, Tổng Thư ký Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam cũng cho biết: Chúng ta đang sống trong một thế giới mà sự đi lên của công nghệ là những xu thế tất yếu. AI sẽ chính là một xu thế công nghệ đánh dấu bước ngoặt chuyển mình của cả thế giới. AI được thừa nhận là đã có đóng góp to lớn cho sự phát triển và thịnh vượng của các quốc gia. AI là công cụ sản xuất rất quan trọng, làm thay đổi phương thức sản xuất, có thể dẫn đến thay đổi quan hệ sản xuất, trình độ phát triển của xã hội. AI trong tương lai có thể trực tiếp trở thành lực lượng sản xuất, thay thế và giải phóng sức lao động của con người. Tuy nhiên, AI cũng đặt ra rất nhiều vấn đề và thách thức lớn, như là: khoét sâu hơn sự chênh lệch về công nghệ giữa các quốc gia; làm sâu sắc hơn sự bất bình đẳng trên thế giới, giữa các quốc gia và trong từng quốc gia; đe dọa đa dạng văn hóa; đe dọa an ninh quốc gia, tác động tiêu cực đến môi trường và hệ sinh thái, các tác động tiêu cực của AI đến quyền và phẩm giá con người, mối quan hệ giữa con người và máy móc; xâm phạm quyền tự do cá nhân và các quyền cơ bản khác...

Ông Mai Phan Dũng cho rằng, với sứ mệnh “phòng thí nghiệm của các ý tưởng”, UNESCO đã sớm nhận thấy trên cần phải xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế về đạo đức trong thời đại AI, hỗ trợ các quốc gia xây dựng chính sách để tận dụng lợi thế của AI nhưng phải hạn chế các mặt tiêu cực. Vì vậy, UNESCO đang xây dựng Dự thảo Khuyến nghị về Đạo đức trong AI, xác định và nhấn mạnh các giá trị tích cực, các mặt tiêu cực, các nguyên tắc cơ bản của AI, hướng dẫn cho việc phát triển và sử dụng có trách nhiệm các công nghệ AI, nguyên tắc về quản trị, cộng tác, thích ứng, nghĩa vụ của khu vực công và tư…

Hạ Vân

Tin khác

Tin tức 55 phút trước
Lần đầu tiên, các đặc sản của đồng bào Cơ Tu ở huyện Tây Giang (tỉnh Quảng Nam) có cơ hội được các doanh nghiệp khách sạn, các resort Đà Nẵng bao tiêu đầu ra, hỗ trợ đào tạo nhằm cải thiện thu nhập cho người dân.
Tin tức 58 phút trước
Các chuyên gia quốc tế Trường Đại học Đông Á và Viện Công nghệ công nghiệp tiên tiến Nhật Bản (AIIT) vừa tổ chức hội thảo khoa học quốc tế Mô hình mới về chiến lược chống biến đổi khí hậu toàn cầu lần thứ 2.
Tin tức 1 giờ trước
(SHTT) - Sáng nay, tại Hà Nội, Hội Truyền thông số Việt Nam và Liên minh Sáng tạo nội dung số Việt Nam đã tổ chức lễ công bố Giải thưởng sáng tạo nội dung số Việt Nam 2024 (VCA 2024). Theo đó, giải thưởng năm nay sẽ trở lại với hạng mục mới và nhiều điểm mới trong thể lệ dự thi.
Tin tức 7 giờ trước
(SHTT) - Theo công bố của Ban Chỉ đạo CCHC của Chính phủ, trong năm 2023, thành phố Hà Nội tiếp tục đạt được xếp hạng thứ 3 cả nước về chỉ số cải cách hành chính.
Tin tức 1 ngày trước
(SHTT) - UBND Thành phố Hà Nội mới đây đã chính thức khởi động chương trình hỗ trợ ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên truyền hình và ứng dụng đa phương tiện. Theo đó, từ ngày 19/4, học sinh có thể theo dõi các chương trình ôn tập trực tuyến trên kênh H2 của Đài PT-TH Hà Nội và ứng dụng HANOI ON.
Liên kết hữu ích