SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 25/04/2024
  • Click để copy

Đánh liều tăng vốn

09:23, 17/04/2012
Năm 2012 được dự báo hết sức khó khăn, thế nhưng không ít doanh nghiệp niêm yết đưa ra kế hoạch tăng vốn thông qua việc phát hành CP mới.

 

Không hiệu quả cũng tăng vốn

Theo tài liệu công bố tại ĐHCĐ của CTCP Xuất nhập khẩu Petrolimex (PIT), lợi nhuận sau thuế năm 2011 của PIT đạt 6,43 tỷ đồng. Với kết quả này, PIT chỉ hoàn thành 37% kế hoạch năm 2011 và chỉ bằng 40% so với thực hiện của 2010.

Kết quả kinh doanh năm 2011 đạt thấp so với kế hoạch do giá hàng hóa cuối năm giảm mạnh trong khi hàng vẫn còn tồn kho (cao su).

Dù hiệu quả kinh doanh không như mong muốn nhưng tại ĐHCĐ năm 2012, PIT vẫn trình cổ đông kế hoạch phát hành CP tăng vốn điều lệ trong quý II.

Theo kế hoạch, PIT sẽ phát hành 455.495 CP thưởng cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 100:4 để tăng vốn lên hơn 128 tỷ đồng.

Tương tự, với lợi nhận sau thuế năm 2011 chỉ đạt 44% kế hoạch nhưng CTCP Công nghiệp thương mại Sông Đà (STP) có ý định tăng vốn từ 70 tỷ đồng lên 150 tỷ đồng thông qua việc phát hành 8 triệu CP. Dù lợi nhuận năm 2011 của CTCP Đầu tư xây dựng Số 21 (V21) chỉ bằng 40% kế hoạch nhưng doanh nghiệp này vẫn quyết định chào bán hơn 3,3 triệu CP (tỷ lệ 1:2) để tăng vốn điều lệ từ 17 tỷ đồng lên 50,4 tỷ đồng.

Với lợi nhuận sau thuế năm 2011 chỉ đạt 1,9 tỷ đồng nhưng tại ĐHCĐ vừa được tổ chức gần đây CTCP Đệ Tam (DTA) cũng đưa ra phương án phát hành thêm CP tăng vốn điều lệ trong năm 2012. Theo đó, DTA sẽ phát hành thêm 50 triệu CP với tỷ lệ 1:1 nhằm tăng vốn điều lệ từ 115 tỷ đồng lên 234,5 tỷ đồng.

Nghị quyết ĐHCĐ của CTCP Cao su Đà Nẵng (DRC) đã quyết định điều chỉnh chỉ tiêu lợi nhuận năm 2012 giảm 12,5% so với năm 2011. Tuy nhiên, bên cạnh việc điều chỉnh giảm lợi nhuận, DRC lại thông qua phương án tăng 50% vốn điều lệ bằng phát hành CP với tỷ lệ 2:1.

ĐHCĐ của CTCP Hà Đô (HDG) cũng thông qua kế hoạch lợi nhuận năm 2012 giảm gần 30% so với năm 2011, nhưng việc tăng vốn cũng nằm trong kế hoạch hoạt động năm 2012 của HDG. Theo đó, doanh nghiệp này sẽ tăng vốn điều lệ lên 505 tỷ đồng bằng việc phát hành thêm hơn 10 triệu CP với tỷ lệ 4:1 ngay trong quý II.

Khó lách qua cửa hẹp

Với dự báo về một năm hết sức khó khăn, kế hoạch tăng vốn của các doanh nghiệp luôn đặt ra nhiều nghi ngại từ các cổ đông. Nếu không làm rõ được tính khả thi trong việc sử dụng đồng vốn thì khó có khả năng kế hoạch này được các cổ đông thông qua.

Chính vì vậy, “cửa” thành công trong việc thuyết phục NĐT đồng ý rót thêm vốn là không nhiều. Đặc biệt, trong bối cảnh TTCK vẫn chưa thật sự thoát khỏi khủng hoảng như hiện nay, khả năng huy động được vốn của doanh nghiệp niêm yết là rất thấp.

Việc doanh nghiệp niêm yết đua nhau tăng vốn bằng việc phát hành thêm CP còn góp phần làm tăng nguy cơ pha loãng CP. Áp lực pha loãng CP chính là nguyên nhân kéo TTCK đi xuống trong những năm 2010 và 2011 khi lực cầu suy yếu. Thực tế, khả năng này vẫn có thể xảy ra trong năm 2012.

Tuy nhiên, nếu may mắn được cổ đông thông qua thì khả năng thất bại vẫn rất lớn vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Chẳng hạn, khi đến gần thời điểm nộp tiền, giá CP lại xuống dưới mệnh giá thì NĐT vẫn có thể bỏ quyền mua.

Biết là vậy nhưng vẫn có doanh nghiệp đưa ra phương án tăng vốn khi giá CP hiện đang giao dịch trên thị trường thấp hơn giá phát hành. Có thể lấy trường hợp của CTCK Rồng Việt (VDS). Nằm trong nhóm các CTCK thua lỗ trong năm 2011 nhưng VDS vẫn đánh liều đưa ra phương án trình ĐHCĐ tăng vốn điều lệ từ 350 tỷ đồng lên 700 tỷ đồng.

Theo phương án VDS dự định trình cho cổ đông trong ngày tổ chức ĐHCĐ sắp tới, CTCK này sẽ chào bán riêng lẻ hơn 35 triệu cổ phần với giá chào bán 7.000 đồng/CP. Ngay khi VDS công bố tờ trình này, nhiều cổ đông của VDS phản ứng vì cho rằng đây là kế hoạch "hoang tưởng".

Trong khi giá thị trường của VDS hiện chỉ dao động dưới mức 0.6 nhưng giá bán là 0.7 và CP trong đợt phát hành này lại bị hạn chế chuyển nhượng trong thời gian tối thiểu 1 năm. Được biết, trong năm 2011, VDS đạt tổng doanh thu 164 tỷ đồng nhưng lợi nhuận trước thuế lại âm 126 tỷ đồng.

CP VDS cũng bị Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) đưa vào diện cảnh báo vì kết quả kinh doanh này.

Tin khác

Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Số liệu vừa được Metric - nền tảng số liệu về thương mại điện tử, công bố cho thấy, doanh số bán lẻ trên 5 sàn thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam: Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, Tiktok Shop đã cán mốc 71,2 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 78,69% so với quý 1/2023.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Sau hơn 5 năm triển khai Chương trình OCOP, tỉnh Thanh Hóa đã có 479 sản phẩm OCOP. Thành quả đó đã thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn phát triển.
Kinh tế 2 ngày trước
(SHTT) - Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị 12 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó Thủ tướng yêu cầu tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
Kinh tế 2 ngày trước
(SHTT) - Theo The New York Times, Trung Quốc đã lắp đặt nhiều robot nhà máy, có thể sản xuất được mọi thứ trên đời với giá siêu rẻ.
Kinh tế 3 ngày trước
(SHTT) - Lần đầu tiên Gạo Việt Nam đánh bật gạo Thái và Ấn Độ trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore, chiếm hơn 32% thị phần.