SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 19/04/2025
  • Click để copy

Đánh giá, tác động của việc tăng lương đến tăng trưởng GDP và lạm phát

07:40, 21/07/2024
(SHTT) - TS. Cấn Văn Lực, TS. Đặng Ngọc Tú và Nhóm tác giả Viện Đào tạo & Nghiên cứu BIDV vừa công bố báo cáo đánh giá tác động của việc tăng lương đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát 2024-2029.

Để thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW khóa XII ngày 21/5/2018 về cải cách chính sách tiền lương, việc tăng lương là quyết định đúng đắn cả về liều lượng và thời điểm.

khong-chu-quan-dieu-hanh-lam-phat-thang-dau-nam-20240118145548

 

Trước hết, tăng lương sẽ cải thiện đời sống của cán bộ, công - viên chức, nhất là khi mức lương thực tế đang suy giảm do lạm phát và thay đổi việc làm, thu hẹp chênh lệch thu nhập giữa khu vực công và khu vực tư. Đồng thời, tăng lương sẽ kích cầu tiêu dùng hiện đang chậm cải thiện so với đầu tư và sản xuất, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (như đánh giá ở trên). Về dài hạn, tăng lương còn khuyến khích cải thiện năng suất lao động của khu vực công nói riêng và của nền kinh tế nói chung.

Để giảm thiểu tác dụng phụ của việc tăng lương đến lạm phát (như đánh giá ở trên), Nhóm Nghiên cứu có 5 kiến nghị như sau:

Một là, Chính phủ nên rà soát kế hoạch (nhất là liều lượng và thời điểm) điều chỉnh giá một số dịch vụ công và giá điện trong năm nay cũng như 2 năm tới một cách hợp lý để không cộng hưởng quá nhiều với việc tăng lương gây áp lực lớn đến lạm phát.

Hai là, tăng cường công tác truyền thông, tuyên truyền, kiểm tra – giám sát để hạn chế tối đa những tác động do yếu tố tâm lý, găm giữ, làm giá, hiện tượng té nước theo mưa…v.v. Đối với chủ trương tăng lương cho khu vực công, người dân cần được truyền thông để hiểu rõ mục tiêu và ý nghĩa của chính sách này như nêu trên.

Ba là, nâng cao hiệu quả trong điều hành, phối hợp chính sách (đặc biệt giữa chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, chính sách giá cả và các chính sách vĩ mô khác) nhằm thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, bình ổn tỷ giá, lãi suất, thị trường tài chính - tiền tệ, đảm bảo an sinh xã hội. Theo đó, chính sách tài khóa giữ vai trò chủ lực, mở rộng có trọng tâm, trọng điểm, gắn với đẩy mạnh giải ngân đầu tư công; chính sách tiền tệ đóng vai trò bổ trợ, theo hướng chủ động, linh hoạt, tăng khả năng tiếp cận tín dụng gắn với kiểm soát rủi ro và xử lý nợ xấu; chú trọng ưu tiên nâng hạng thị trường chứng khoán trong năm 2025 và kiểm soát rủi ro hệ thống (liên thông giữa ngân hàng - chứng khoán – bất động sản). Đồng thời, luôn đảm bảo đầy đủ lượng cung hàng hóa – dịch vụ (nhất là hàng hóa thiết yếu), nhằm hạn chế khan hiếm không đáng có.

Bốn là, tiếp tục linh hoạt trong mục tiêu lạm phát để tạo dư địa cho việc tăng lương cũng như thúc đẩy tăng trưởng (trong bối cảnh 3 năm – 2020, 2021 và 2023 đạt mức tăng trưởng GDP còn thấp so với mục tiêu đề ra). Trong bối cảnh hiện nay, mức lạm phát trong khoảng 4-4,5% trong năm nay và 2 năm tới là có thể chấp nhận.

Năm là, tiếp tục hoàn thiện và triển khai có hiệu quả các chính sách về lao động, tiền lương và quan hệ lao động trong cả khu vực công lẫn khu vực tư nhằm cải thiện thu nhập, đời sống của người lao động. Nghiên cứu và sớm triển khai các nhóm chính sách, giải pháp về tiền lương đồng bộ với các giải pháp về tổ chức nhân sự (tuyển dụng, bố trí, đào tạo, đánh giá cán bộ…), về tăng năng suất lao động đã đề ra tại Kế hoạch tổng thể nâng cao năng suất dựa trên nền tảng KHCN và đổi mới, sáng tạo giai đoạn 2021-2030 ban hành tại Quyết định số 36/QĐ-TTg ngày 11/1/2021 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, sớm thành lập Ủy ban Năng suất Quốc gia nhằm góp phần phát huy hiệu lực, hiệu quả của chính sách cải cách tiền lương và nâng cao năng suất lao động, tăng năng lực cạnh tranh quốc gia.

TS. Cấn Văn Lực, TS. Đặng Ngọc Tú và Nhóm tác giả Viện Đào tạo & Nghiên cứu BIDV

Tin khác

Kinh tế 14 giờ trước
(SHTT) - Công nghệ blockchain đang tạo ra cuộc cách mạng trong quản lý chuỗi cung ứng, mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp cải thiện hiệu quả vận hành, tăng cường tính minh bạch và giảm thiểu rủi ro gian lận. Tại Việt Nam, các công ty lớn trong ngành thực phẩm, dược phẩm và logistics đã bắt đầu áp dụng blockchain.
Kinh tế 14 giờ trước
Một số thông tin gần đây phản ánh thu nhập trung bình của nhân viên các công ty bảo hiểm có thể lên đến hơn 100 triệu đồng mỗi tháng, tương đương một lượng vàng. Vậy con số này có thực sự "trong mơ", hay tạo ra những chuyện dở khóc dở cười cho chính người trong cuộc.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Từ 15h hôm nay, giá xăng, dầu (trừ mazut) cùng giảm 210-390 đồng một lít. Giá xăng RON 95-III xuống thấp nhất 5 năm.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Việt Nam - Trung Quốc vừa ký 4 Nghị định thư về xuất khẩu trong đó có 4 loại nông sản được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc là ớt, chanh leo, tổ yến, cám gạo.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Sáng 17/4, giá vàng thế giới vọt lên đỉnh cao lịch sử mới 3.355 USD/ounce; giá vàng miếng SJC trong nước lên tới 118 triệu đồng/lượng.
. ..