SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 19/04/2024
  • Click để copy

Đăng ký quyền tác giả âm nhạc: Việc làm cần thiết để bảo vệ tài sản trí tuệ

10:37, 02/04/2019
(SHTT) - Hiện tại vấn nạn vi phạm sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực âm nhạc đang ngày càng phức tạp vì vậy các tác giả phải tự biết cách bảo vệ "chất xám" của chính mình. Một trong những điều cần thiết phải làm đó là đăng ký quyền tác giả.

Tại sao phải đăng ký quyền tác giả

Tại Việt Nam, theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ, tác phẩm âm nhạc sẽ tồn tại dưới dạng vật chất. Có nghĩa, tác phẩm sẽ được tự động bảo hộ khi tác giả sáng tạo ra tác phẩm và đưa tác phẩm ra công chúng. Tuy nhiên, việc xảy ra tranh chấp bản quyền hoặc việc “ăn cắp” bản quyền không phải là hiếm ở Việt Nam, khi tranh chấp xảy ra việc chứng minh ai là chủ sở hữu tác phẩm thường dựa vào việc tác giả, chủ sở hữu tác phẩm đã đăng ký bản quyền hay chưa? Và giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả thường là tài liệu đầu tiên được đề cấp đến khi có tránh chấp về chủ sở hữu tác phẩm. Do đó, việc đăng ký quyền tác giả tuy là không bắt buộc nhưng lại rất cần thiết cho tác giả, chủ sở hữu để bảo vệ được tài sản của mình.

Ngoài ra, khi tác phẩm được đăng ký việc cho phép bên thứ 3 sử dụng hoặc chuyển nhượng tác phẩm cho chủ sở hữu khác cùng sẽ thuận lợi và tạo được niềm tin tuyệt đối cho người sử dụng hoặc nhận chuyển nhượng.

dang ky quyen tac gia

 Đăng ký quyền tác giả âm nhạc: Việc làm cần thiết để bảo vệ tài sản trí tuệ

Quyền tác giả bao gồm:

Quyền nhân thân bao gồm các quyền:

Đặt tên cho tác phẩm;

Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;

Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;

Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Quyền tài sản bao gồm các quyền:

Làm tác phẩm phát sinh.

Biểu diễn tác phẩm trước công chúng.

Sao chép tác phẩm.

Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm.

Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác.

Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

Quyền nộp đơn đăng ký bản quyền tác giả

Tác giả, chủ sở hữu tác phẩm có thể trực tiếp hoặc thông qua tổ chức đại diện quyền tác giả nộp hồ sơ đăng ký bản quyền sản phẩm tại trụ sở Cục Bản quyền tác giả.

Hồ sơ đăng ký bản quyền gồm có

Tờ khai đăng ký.

Quyết định giao việc cho tác giả sáng tạo ra tác phẩm (trong trường hợp tác giả là nhân viên công ty) hoặc hợp đồng thuê sáng tạo ra tác phẩm (trong trường hợp chủ sở hữu tác phẩm thuê bên thứ 3 sáng tạo ra tác phẩm).

Giấy cam đoan của tác giả trong đó có nội dung tác giả cam đoan mình chính là người sáng tạo ra tác phẩm này và không sao chép tác phẩm của bất kỳ cá nhân/tổ chức nào, chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với cam kết của mình.

Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp là chủ sở hữu về quyền tác giả.

03 bản sao tác phẩm được đăng ký quyền tác giả.

Bản sao chứng minh thư nhân dân của tác giả.

Tài liệu kèm theo:

Tên tác phẩm.

Ngày hoàn thành tác phẩm.

Tác phẩm đã được công bố hay chưa.

Nếu có: thời gian, địa điểm công bố.

Nội dung chính của tác phẩm.

Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả

Nộp 02 bộ hồ sơ tại Cục Bản quyền tác giả trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

Thời gian giải quyết: Trong thời gian 15 ngày tính từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ từ tác giả hoặc người được ủy quyền, Cục Bản quyền tác giả và Cục Sở hữu trí tuệ sẽ có trách nhiệm phải cấp Giấy chứng thực đăng ký quyền tác giả cho người nộp hồ sơ.

Đối với trường hợp sản phẩm đăng ký bị từ chối thì Cục Bản quyền tác giả có nghĩa vụ thông báo bằng văn bản đến cho tác giả đăng ký hoặc người đến nộp hồ sơ.

Thời hạn bảo hộ: Về cơ bản Quyền nhân thân được bảo hộ vô thời hạn.

Quyền tài sản được bảo hộ 75 năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên.

Tin khác

Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) – Trải qua hơn 2 tháng phát động cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia, BTC đã tìm ra được top 20 dự án xuất sắc nhất.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) – Ngày 24/11 và 25/11, vòng thi chọn Top 20 Cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đã diễn ra bằng hình thức pitching trực tuyến. Dự án Smart VieLinkit thuộc bảng dự thi Mô hình Đổi mới sáng tạo đã xuất sắc lọt vào top 20.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Quản trị tài sản trí tuệ tại các cơ quan đặc biệt giúp ta hiểu rõ về hơn về các quy trình, biểu mẫu, các điều khoản cần thiết trong các quy chế, quy định.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Cuộc thi “Giải pháp thương mại hóa sáng chế 2021” đã đi một nửa chặng đường trong hành trình tìm kiếm các phương án, cách thức áp dụng các bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích vào thực tiễn, từ đó tạo ra giá trị hữu ích cho cuộc sống và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Buổi tập huấn thứ 6 trong chuỗi chương trình của Làng Sáng chế và Doanh nghiệp ĐMST phối hợp với Hội Sáng chế Việt Nam, hưởng ứng sự kiện khởi nghiệp ĐMST Quốc gia Techfest 2021 với chủ đề: “Thẩm định giá tài sản trí tuệ” được diễn ra vào lúc 8h00 sáng chủ nhật ngày 07/11/2021.