SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 20/04/2024
  • Click để copy

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu: Trình tự và thủ tục theo quy định mới nhất

15:39, 23/03/2022
(SHTT) - Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc có thêm thông tin về trình tự và các thủ tục cần có trong quy trình thực hiện đăng ký nhãn hiệu theo quy định mới nhất năm 2022 của Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam.

 Đăng ký nhãn hiệu là gì?

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là việc chủ sở hữu nộp đơn đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xác lập quyền sở hữu của mình đối với nhãn hiệu đó. Kết quả thực hiện là Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (văn bằng bảo hộ nhãn hiệu).

Ví dụ về nhãn hiệu đã được bảo hộ: samsung, apple, vingroup,… đây là những nhãn hiệu nổi tiếng và đều đã được đăng ký độc quyền.

dang-ky-bao-ho-nhan-hieu

 

Tại sao cần đăng ký bảo hộ nhãn hiệu?

Tình trạng xâm phạm sở hữu trí tuệ hiện nay diễn ra khá phổ biến và phức tạp tại Việt Nam và trên thế giới, cùng với việc hội nhập kinh thế thì việc bảo vệ thương hiệu là việc làm vô cùng cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp, cá nhân khi kinh doanh.

Một nhãn hiệu được cấp Văn bằng bảo hộ độc quyền sẽ giúp ích rất nhiều cho công ty, bởi:

– Khẳng định quyền sở hữu đối với nhãn hiệu, tránh việc đơn vị khác sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của đơn vị mình đang sử dụng;

– Được pháp luật bảo vệ mọi quyền lợi đối với nhãn hiệu;

– Phòng, tránh hành vi xâm phạm nhãn hiệu;

– Được độc quyền sử dụng, chuyển nhượng hay nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu;

– Có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý các đối tượng xâm phạm;

– Là công cụ truyền thông hiệu quả, tạo sự chuyên nghiệp, tăng uy tín thương hiệu đối với các đối tác, đại lý và khách hàng.

Các điều kiện cần có để được cấp Văn bằng bảo hộ độc quyền

Theo quy định tại Điều 72 luật sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ nếu đáp ứng được các điều kiện sau đây:

– Nhãn hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng hình ảnh, hình vẽ, chữ cái, từ ngữ và kể cả hình 3 chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố này được thể hiện bằng 1 màu sắc hoặc nhiều mầu sắc;

– Nhãn hiệu phải có khả năng phân biệt sản phẩm giữa các chủ thể với nhau, không trùng hoặc có dấu hiệu tương tự với các nhãn hiệu cùng nhóm hàng hóa, dịch vụ đã được bảo hộ;

– Hồ sơ đăng ký hợp lệ và nộp đầy đủ các khoản phí, lệ phí đăng ký theo quy định.

Quy định về hồ sơ đăng ký nhãn hiệu theo quy định năm 2022 của Cục Sở hữu trí tuệ 

Để xin cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu thì người đăng ký cần chuẩn bị hồ sơ gồm những giấy tờ dưới dây:

– Mẫu nhãn hiệu cần bảo hộ độc quyền (05 mẫu) và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;

– Tờ khai đăng ký sở hữu công nghiệp theo mẫu số 04-NH Phụ lục A Thông tư 01/2007/TT-BKHCN (02 bản).

to-khai-dang-ky-nhan-hieu

Mẫu Tờ khai đăng ký sở hữu công nghiệp 

– Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí đăng ký nếu nộp qua dịch vụ bưu chính hoặc chuyển khoản trực tiếp (01 bản);

– Tài liệu chứng mình quyền ưu tiên nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (01 bản);

– Tài liệu chứng minh quyền đăng ký bảo hộ nếu thụ hưởng từ người khác (01 bản);

– Giấy ủy quyền nếu nộp thông qua đại diện (01 bản);

– Nếu là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận thì cần có thêm các tài liệu sau:

+ Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận;

+ Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng/đặc thù của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);

+ Bản đồ khu vực địa lý (nếu là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu chứa địa danh hoặc dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);

+ Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm (nếu có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).

Địa điểm nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa

Hồ sơ đơn đăng ký nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ có trụ sở chính ở Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện ở thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Địa chỉ cụ thể:

– Trụ sở chính Hà Nội: Số 386, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.

– Tp Hồ Chí Minh: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, số 17 – 19 Tôn Thất Tùng, Phạm Ngũ Lão, Quận 1.

– Tp Đà Nẵng: Tầng 3, số 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, Tp Đà Nẵng.

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền tại Việt Nam

2

 

Bước 1: Chuẩn bị nhãn hiệu cần đăng ký bảo hộ

– Nhãn hiệu cần bảo hộ nên thiết kế thẩm mỹ, tinh tế và gây ấn tượng cũng như truyền tải được nội dung của doanh nghiệp đến khách hàng;

– Nhãn hiệu hàng hóa không được trùng hoặc có dấu hiệu tương tự gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu đã có quyết định hợp lệ hoặc đã được cấp Văn bằng bảo hộ;

– In mẫu nhãn hiệu cần đăng ký độc quyền có kích thước 80 x 80 mm để nộp kèm theo đơn.

Bước 2: Xác định loại nhãn hiệu cần xin cấp văn bằng bảo hộ

Hiện nay, có 4 loại nhãn hiệu phổ biến được đăng ký bảo hộ gồm: nhãn hiệu thông thường (được sử dụng nhiều nhất dùng cho doanh nghiệp, cá nhân); nhãn hiệu tập thể; nhãn hiệu liên kết và nhãn hiệu chứng nhận. >> Xem cụ thể tính chất từng loại hình nhãn hiệu tại đây: Các loại nhãn hiệu phổ biến

Người đăng ký cần phải xác định được loại hình nhãn hiệu cần bảo hộ để chuẩn bị giấy tờ đầy đủ theo quy định.

Bước 3: Phân nhóm hàng hóa/dịch vụ

Hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu cần phải được phân nhóm theo Bảng phân loại quốc tế về hàng hoá, dịch vụ theo thoả ước Ni-xơ. Bảng phân loại này được chia thành 45 nhóm, có 34 nhóm dành cho hàng hóa và 11 nhóm dành cho dịch vụ.

Trường hợp không phân nhóm thì Cục Sở hữu trí tuệ cử chuyên viên phân nhóm và sẽ phát sinh thêm phí phát sinh.

Bước 4: Tra cứu nhãn hiệu

Công tác này sẽ giúp người thực hiện đăng ký bước đầu giúp xác định được khả năng được bảo hộ của nhãn hiệu, kiểm tra xem có bị trùng, tương tự với các nhãn hiệu đã được đăng ký trước đó hay không để có những sửa đổi, bổ sung hợp lý. Tránh trường hợp khi nộp đơn đăng ký lại bị thông báo từ chối. Tuy đây không phải là thủ tục bắt buộc, nhưng nên thực hiện trước khi làm thủ tục đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu.

Ngoài ra, quý khách nên ủy quyền cho Luật sư TGS thực hiện tra cứu, bởi bởi chúng tôi có kinh nghiệm và các biện pháp nghiệp vụ, kết hợp với các kênh tra cứu riêng đảm bảo kết quả nhanh nhất, chính xác nhất, bảo đảm khả năng bảo hộ của nhãn hiệu.

Bước 5: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu độc quyền

– Số lượng hồ sơ cần chuẩn bị: 01 bộ

- Các tài liệu như đã nêu tại mục Quy định về hồ sơ đăng ký nhãn hiệu theo quy định năm 2022 của Cục Sở hữu trí tuệ 

Bước 6: Nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Hồ sơ nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam để xin cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu độc quyền.

Bước 7: Thẩm định hình thức đơn

Khi nhận được hồ sơ, Cục SHTT sẽ tiến hành thẩm định hình thức đối với đơn đăng ký nhãn hiệu để kiểm tra tính chính xác và việc tuân thủ các quy định về hình thức đơn:

– Nếu đơn không hợp lệ, Cục SHTT ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn, nêu rõ các lý do, thiếu sót để người nộp đơn sửa đổi, bổ sung lại.

– Nếu đơn hợp lệ, Cục SHTT ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ;

Bước 8: Công bố đơn đăng ký

Đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền sẽ được đăng trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn có Quyết định chấp nhận hợp lệ về mặt hình thức.

Bước 9: Thẩm định nội dung đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Thẩm định nội dung để đánh giá khả năng được bảo hộ của nhãn hiệu nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.

Bước 10: Ra quyết định cấp/từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

– Nếu nhãn hiệu không đáp ứng được các yêu cầu bảo hộ, Cục sẽ ra quyết định từ chối cấp đồng thời sẽ nêu rõ lý do đơn bị từ chối.

– Nếu nhãn hiệu đáp ứng được các yêu cầu bảo hộ và người nộp đơn nộp đầy đủ các khoản phí, lệ phí theo quy định thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ quyết định cấp văn bằng bảo hộ.

 Thời gian xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu độc quyền

– Thẩm định hình thức: 01 tháng kể từ ngày nhận được đơn đăng ký;

– Công bố đơn: trong vòng 02 tháng kể từ ngày đơn được coi là hợp lệ;

– Thẩm định nội dung: không quá 09 tháng kể từ ngày đơn được công bố.

*Lưu ý: Thời gian đăng ký có thể lâu hơn quy định, vì có liên quan đến số lượng hồ sơ nộp lúc bấy giờ và đơn có thiếu sót,…

Chi phí cho việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Thông tư 22/2009/TT-BTC quy định về mức phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cần phải nộp gồm các khoản sau:

– Lệ phí nộp đơn: 150.000 đồng;

– Phí công bố đơn: 120.000 đồng;

– Phí tra cứu thông tin phục vụ thẩm định nội dung: 180.000 đồng, từ sản phẩm thứ 7 trở đi nộp thêm 30.000 đồng/sản phẩm;

– Phí thẩm định nội dung đơn: 550.000 đồng/nhóm sản phẩm, từ sản phẩm thứ 7 trở đi nộp thêm 120.000 đồng/sản phẩm.

Tin khác

Tài sản trí tuệ 4 giờ trước
Phòng khám chuyên khoa da liễu có biển hiệu mang tên "An Nhi" của bà Lê Thị Huyền hoạt động trái phép trên đường 3 tháng 2, Phường 11, Quận 10, TP.HCM đã 3 lần đổi tên để đối phó cơ quan chức năng.
Tài sản trí tuệ 5 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, lực lượng chức năng tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức khám nơi cất giấu đồ vật tại Kho A10 và kho B09, đường Bắc Nam, khu 1, xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn, qua đó, phát hiện hơn 40.000 sản phẩm nghi nhập lậu.
Tài sản trí tuệ 5 giờ trước
(SHTT) - Đội Quản lý thị trường số 2 thuộc Cục QLTT Thanh Hóa mới đây đã xử phạt 16.5 triệu đồng, đồng thời buộc tiêu huỷ toàn bộ tang vật vi phạm đối với một cơ sở kinh doanh trên địa bàn có hành vi buôn bán thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Tài sản trí tuệ 5 giờ trước
(SHTT) - Ngày 19/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số đã ký quyết định ban hành kế hoạch hoạt động năm 2024 của Ủy ban.
Tài sản trí tuệ 20 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, bài hát hit của Ed Sheeran - "Thinking Out Loud" một lần nữa được đưa ra tòa án phúc thẩm Hoa Kỳ để xem xét lại vụ kiện bản quyền cáo buộc Sheeran đã sao chép ý tưởng từ "Let's Get It On" của Marvin Gaye.