SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 20/04/2024
  • Click để copy

Đăng ký bản quyền cho các sản phẩm nông nghiệp, làng nghề OCOP

11:58, 17/05/2023
Đại học Đông Á vừa tổ chức hội thảo khoa học chủ đề "Pháp luật về đăng ký bản quyền cho các sản phẩm nông nghiệp, làng nghề OCOP" tại TP Đà Nẵng.

Hội thảo là diễn đàn kết nối và ứng dụng lĩnh vực sở hữu trí tuệ trong nghiên cứu, giảng dạy và thực tiễn doanh nghiệp.

7 tham luận chuyên môn, trong đó có 6 tham luận trình bày trực tiếp tại hội thảo. Các tham luận tập trung những phân tích vừa tổng quan vừa chuyên môn sâu về: Tổng quan về pháp luật bảo vệ thương hiệu sản phẩm nông nghiệp OCOP hiện nay; nhu cầu tất yếu khách quan phải xây dựng và bảo vệ thương hiệu sản phẩm nông nghiệp OCOP và thủ tục hành chính về bảo hộ thương hiệu sản phẩm OCOP,…

22937e34c45e1a00434f

 Đại học Đông Á vừa tổ chức hội thảo khoa học chủ đề "Pháp luật về đăng ký bản quyền cho các sản phẩm nông nghiệp, làng nghề OCOP" tại TP Đà Nẵng.

Bên cạnh đó, các tham luận cũng đề cập đến vai trò của bảo hộ sản phẩm nông nghiệp từ kinh nghiệm một số quốc gia. Bài học về xây dựng và bảo vệ thương hiệu là các sản phẩm nông nghiệp thuộc chương trình OCOP nhìn từ vụ việc bảo hộ “gạo ST25” của Việt Nam. Kinh nghiệm phát triển sản phẩm OCOP của tỉnh Thái Nguyên nhìn nhận từ khía cạnh pháp luật và chính sách,…

Tại phiên trình bày, TS. Lưu Bình Dương - Phó trưởng Khoa Luật - Đại học Đông Á chỉ ra rằng pháp luật về sở hữu trí tuệ không có quy định riêng, quy trình riêng cho việc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ với sản phẩm nông sản OCOP mà thực hiện theo quy định chung của pháp luật sở hữu trí tuệ.

Trên cơ sở đó TS Lưu Bình Dương khẳng định để bảo hộ được thương hiệu sản phẩm nông sản OCOP, người sản xuất phải quan tâm quy định pháp luật. Việc tích cực thực hiện các quy định của Luật sở hữu trí tuệ như là biện pháp bảo vệ chính mình thông qua các quy định pháp luật.

f116532ae840361e6f51

 Hội thảo được tổ chức tại Đại học Đông Á, TP Đà Nẵng.

TS. Nguyễn Thị Thu Hường – Phó trưởng khoa Luật trường Đại học Khoa học, ĐH Thái Nguyên - nhận định, thực trạng xây dựng và bảo vệ thương hiệu sản phẩm nông nghiệp OCOP ở các tỉnh thành Việt Nam hiện nay có 2 hướng.

Chủ thể sở hữu sản phẩm OCOP, các địa phương đã quan tâm, có ý thức xây dựng và bảo vệ thương hiệu sản phẩm thông qua việc đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ. Cụ thể, trong lĩnh vực nông nghiệp, giai đoạn 2018 – 2020, Cục Sở hữu trí tuệ hỗ trợ nông dân quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho đặc sản của địa phương. Việc hỗ trợ dưới các hình thức chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận và nhãn hiệu tập thể, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và nâng cao giá trị các nông sản gắn với địa danh.

Cùng trong giai đoạn 2018 – 2020, Cục Sở hữu trí tuệ cấp 517 chứng nhận nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận và chỉ dẫn địa lý liên quan đến các ngành nghề nông nghiệp nông thôn. Trong đó, 337 nhãn hiệu tập thể; 165 nhãn hiệu chứng nhận và 15 chỉ dẫn địa lý hình thành các sản phẩm OCOP.

66ffcb1a7170af2ef661

 Các đại biểu trình bày tham luận và thảo luận về Đăng ký bản quyền cho các sản phẩm nông nghiệp, làng nghề OCOP.

Trong các địa phương, Đà Nẵng được đánh giá là một trong những tỉnh thành rất quan tâm đến việc đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ sản phẩm OCOP. TP Đà Nẵng có 40 sản phẩm được chứng nhận OCOP, trong đó có 17 sản phẩm đạt OCOP 4 sao và 23 sản phẩm đạt OCOP 3 sao. 17 sản phẩm được công nhận sản phẩm thương mại đặc trưng và 33 sản phẩm được công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp thành phố với 59 đơn vị tham gia cả 03 chương trình (25 doanh nghiệp, 27 hộ kinh doanh, 6 hợp tác xã và 01 làng nghề).

TP Đà Nẵng hỗ trợ phát triển 32 sản phẩm đặc trưng của thành phố xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận góp phần gia tăng giá trị nông sản, phát triển thương hiệu cộng đồng (Nước mắm Nam Ô, bưởi Hòa Ninh, khô mè Quang Châu, chè dây Hòa Bắc, kiệu hương Hòa Nhơn, gà đồi Đồng Nghệ, trứng cút Hòa Phước,…).

Thế nhưng, nhiều chủ thể sở hữu sản phẩm OCOP chưa thực hiện đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm, chủ thể lựa chọn hình thức bảo hộ sở hữu trí tuệ sản phẩm OCOP hoặc lựa chọn song chưa phù hợp với sản phẩm.

5043beb804d2da8c83c3

 Trình bày tham luận tại hội thảo.

Trong khi hoạt động bảo hộ Sở hữu trí tuệ được xem là công cụ đắc lực để phát triển kinh tế xã hội, tăng giá bán, sức cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm… Từ đó, Hội thảo cũng đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu sản phẩm nông nghiệp OCOP trong thời gian tới.

“Với nhiều nhóm vấn đề nêu ra, hội thảo được kỳ vọng sẽ mang đến các khuyến nghị, sáng kiến pháp luật cần trao đổi và phân tích, phản biện. Qua đó góp phần kiến nghị nhà nước hoàn thiện pháp luật về bảo vệ thương hiệu sản phẩm nông nghiệp OCOP hiện nay.”, ThS. Lê Thị Thanh Lai – Phó trưởng khoa Luật Đại học Đông Á chia sẻ.

 Bảo Hòa 

Tin khác

Tin tức 8 giờ trước
(SHTT) - Thông qua công tác đổi mới hoạt động thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông, việc giải quyết thủ tục hành chính đúng hạn và trước hạn của Thành phố đạt tỷ lệ lên tới 99,7%.
Tin tức 8 giờ trước
(SHTT) - Ngày 19/4, Apple cho biết rằng họ đã gỡ WhatsApp và Threads của Meta khỏi App Store ở Trung Quốc sau khi nhận lệnh từ chính phủ Trung Quốc với lý do lo ngại về an ninh quốc gia.
Tin tức 23 giờ trước
(SHTT) - Sáng 19/4, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, UBND Thành phố Hà Nội và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2024.
Tin tức 23 giờ trước
(SHTT) - Trong bối cảnh cuộc đua công nghệ toàn cầu đang leo thang, Trung Quốc đang nỗ lực thúc đẩy cơ chế nhằm rút ngắn thời gian xem xét và kiểm tra các đơn đăng ký sáng chế thuộc các lĩnh vực công nghệ cao, nhằm thúc đẩy các ngành công nghiệp chủ chốt và đổi mới công nghệ.
Tin tức 1 ngày trước
Lần đầu tiên, các đặc sản của đồng bào Cơ Tu ở huyện Tây Giang (tỉnh Quảng Nam) có cơ hội được các doanh nghiệp khách sạn, các resort Đà Nẵng bao tiêu đầu ra, hỗ trợ đào tạo nhằm cải thiện thu nhập cho người dân.